Đại Kỷ Nguyên

Coi chừng trúng độc vì sai lầm trong chế biến mộc nhĩ

Một người phụ nữ gặp nguy hiểm tính mạng vì tổn thương đa tạng và sốc nhiễm trùng nghiêm trọng do ăn mọc nhĩ.

Ngày 27/7, Tất Tuyết người phụ nữ 28 tuổi sống tại Liêu Ninh, Trung Quốc vẫn trong tình trạng hôn mê sau. Cô được cẩn đoán mắc phải Hội chứng Rối loạn Chức năng Đa cơ quan: Gan, thận, tim…đều bị tổn thương, toàn thân vàng vọt, sốc nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân của sự việc này là hết sức bất ngờ. Cách ngày vào viện 1 tuần, cô cùng chồng  có ăn nấm mọc nhĩ đã được ngâm nước gần 2 ngày mới cho vào nấu với trứng gà.

Khi nấu xong, món mọc nhĩ dớt hơn mọi khi nhưng hai người không chú ý. Sau khi thấy trong người có biểu hiện khác lạ,chồng cô lập tức đưa vợ đi bệnh viện khám nhưng khi về nhà, tình hình không chuyển biến tích cực. Hai hôm sau Tất Tuyết bắt đầu có triệu chứng nói lú, tinh thần không tỉnh táo.

Người chồng lập tức đưa vợ lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu. Kiểm tra sơ bộ, các bác sĩ kết luận cô đã mắc Hội chứng Rối loạn Chức năng Đa cơ quan. Và không chỉ bản thân mình ngộ độc mà chồng cô cũng bị “miệng nôn trôn tháo” nhưng tình trạng không nguy kịch như vợ.

Các bác sĩ cho rằng, cô bị trúng độc do ăn mọc nhĩ biến chất. Mọc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ sản sinh độc tố, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng. Tình trạng này giống với trúng độc do nấm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc do ăn mộc nhĩ biến chất.

Cảnh báo về thói quen ăn uống cho tất cả mọi người

Bác sĩ Trương đồng thời khuyến cáo mọi người, trong ngày hè nóng bức, không chỉ có mộc nhĩ mà nấm khô, đậu cove, hoa mướp khô… nếu ngâm quá lâu cũng sẽ làm sản sinh độc tố có hại cho sức khỏe, nhẹ thì nôn ói, đi ngoài, nặng thì như trường hợp của cô gái trẻ nói trên.

Do đó, vào mùa hè chúng ta nên chú ý đến cách ngâm các loại thực phẩm khô, bởi thông thường, mộc nhĩ không gây ngộ độc. Một khi phát hiện chúng đã có mùi, cần phải dứt khoát vứt bỏ.

Đặc biệt, với mộc nhĩ, chúng ta nên ngâm với nước lạnh để có độ giòn, thơm ngon khi chế biến.

Một số cấm kỵ khi sử dụng nấm mộc nhĩ

Ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến: là điều tuyệt đối không được làm. Nếu ngâm bằng nước sôi, khi chế biến, mộc nhĩ sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ. Hơn nữa, trong nấm mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc nên cần phải ngâm trong nước lạnh thì mới loại bỏ được.

Không được ăn nấm mộc nhĩ tươi: vì chúng có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Nếu phù nề xảy ra trong màng nhầy cổ họng sẽ gây khó thở.

Không nên sử dụng nấm mộc nhĩ cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con vì mộc nhĩ có tính hàn trợ nên không tốt cho người có máu mang tính lạnh và dễ gây nguy cơ sảy thai.

Tú Linh

Theo suckhoenhi.vn

Xem thêm:

 

Exit mobile version