Đại Kỷ Nguyên

Có 7 kiểu giày ‘hại người’, bạn nhất định không nên xỏ chân vào

Giày dép lẽ ra phải có tác dụng bảo vệ đôi chân, nhưng 7 loại giày dưới đây có thể khiến cho bạn phát bệnh, không chỉ đau đớn khó chịu ở chân mà còn ảnh hưởng đến hệ thống khung xương, dáng đi và sức khỏe lâu dài nữa.

1. Giày siêu cao gót

Bác sĩ Hillary Brenner, phát ngôn viên của Hiệp hội Y tế Trị bệnh về chân tại Hoa Kỳ cho biết: “Gót giày ngày càng được làm cao hơn” và “chúng tôi thường gọi đó là những đôi giày chết người“. Giày cao gót có thể gây ra nhiều chứng bệnh, từ bong gân mắt cá chân đến đau nhức mạn tính”.

 

(Ảnh: WebMD)

Những đôi giày dù gót cao ngất ngưởng hay vừa phải, đều gây sưng đau ở gót chân. Ngoài ra, mang giày siêu cao gót gây sức ép lên các xương ở bàn chân, làm viêm xương và các dây thần kinh xung quanh, về lâu dài có thể dẫn đến chứng rạn mao mạch.

(Ảnh: WebMD)

Để an toàn hơn cho sức khỏe, bạn nên chọn giày cao không quá 5 cm.

2. Giày gót nhọn

Mặc dù tất cả giày cao gót đều có thể gây rắc rối, giày gót siêu nhọn đặc biệt nguy hiểm. Bà Brenner cho WebMD biết: “Trọng lượng cơ thể dồn về vùng này làm cho bạn bước đi lắc lư, nghiêng ngả y như bạn đang đi cà kheo vậy.” Hậu quả là bạn rất dễ bị vấp ngã và bong trặc mắt cá chân.

(Ảnh: WebMD)

Bạn nên đi giầy bản to để phân bố lực đều hơn và tạo điểm tựa vững chắc cho cơ thể.

3. Giày búp bê

Brenner so sánh đi những đôi giày xinh xắn này như đi trên bìa các-tông, bà nói: “Cung bàn chân chẳng được nâng đỡ chút nào cả.” Điều này làm cho bàn chân không hoạt động được tối ưu và có thể gây nhiều vấn đề cho đầu gối, hông và lưng. Cung bàn chân không được nâng tốt cũng liên quan đến bệnh đau nhức bàn chân gọi là bệnh viêm mạc gan bàn chân.

Nên dùng thêm miếng đệm định hình bàn chân khi đi giầy búp bê (Ảnh: WebMD)

4. Dép xỏ ngón

Dép xỏ ngón thường bảo vệ chân rất ít. Người bị tiểu đường không nên mang dép xỏ ngón, bởi chỉ các vết đứt hoặc cọ quẹt nhẹ cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Dép xỏ ngón có thể làm cho bệnh viêm mạc gan bàn chân càng nặng thêm và gây nhiều vấn đề về đầu gối, hông, hoặc lưng.

(Ảnh: WebMD)

Thay vì đi dép xỏ ngón hàng ngày, bạn hãy chọn cho mình dép lê để cân bằng hệ thống xương khớp nhé.

5. Giày đế bục

Giày đế bục thường có nền cứng. Brenner cho biết “Điều đó làm chuyển hướng lực tác động lên cơ thể khi đi bộ ,” “Chân bạn đang cố dồn về một hướng nào đó, nhưng lực của giày hướng nghịch lại bởi nó quá cứng.” Nếu gót giày đế bục cao hơn nhiều so với phần mũi thì giày cũng đè áp lực lên các xương bàn chân.

Nếu bạn vẫn rất thích giày đế bục thì hãy chọn loại giày phẳng thay vì giày gót cao.

(Ảnh: WebMD)

6. Giày mũi nhọn 

Các loại giày mũi nhọn này có thể là hợp thời trang, nhưng chúng cũng làm cho toàn bộ phía trước bàn chân bạn siết chặt lại với nhau. Dần dần, nó có thể gây đau dây thần kinh, viêm bao hoạt dịch ngón cái, phồng giộp, và ngón chân bị khoằm xuống. Một số phụ nữ thậm chí còn bị bầm tím dưới móng chân do phải chịu áp lực đè lên liên tục.

(Ảnh: WebMD)

Loại giày này đi lâu dài sẽ có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch ngón cái, biến dạng ngón chân.

(Ảnh: WebMD)

7. Giày sai kích thước

Nhiều người đi giày chật hơn so với chân, khiến chân bị đau, tổn thương các khớp và hình thành tư thế đi không đúng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề bất ổn cho hệ thống xương khớp.

Trước khi mua, đo giày mới nên chọn kích thước chiều dài và rộng phù hợp với chân. Nên đo kích thước chân vào cuối ngày ở tư thế đứng, đây là thời điểm bàn chân “nở ra” và có kích thước to nhất, có thể to hơn buổi sáng đến 8%.

(Ảnh: WebMD)

Giày tốt cho sức khỏe: Giày đế dày, gót tròn 

Loại giày này giúp bạn đi bộ dễ dàng. Brenner cho biết kiểu giày này có thể giúp bệnh nhân đau khớp cảm thấy thoải mái hơn; đồng thời cũng có thể phù hợp cho người bị biến dạng chân nhẹ.

3 bí quyết để có đôi giày tốt hơn

(Ảnh: WebMD)

Theo WebMD
Tân Hạ

Exit mobile version