Đại Kỷ Nguyên

Chuyện của mẹ đơn thân Susan: Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc quá mạnh mẽ?

Ai đó đã từng bị bao trùm bởi một cảm xúc quá mạnh mẽ thì cũng tương tự như bị mắc kẹt trong cát lún. Nếu bạn vô tình bước vào vùng cát lún, bạn bắt đầu sẽ chìm dần. Ban đầu bạn sẽ sợ hãi, sau đó bước vào sự hoảng loạn khi bạn cố gắng thoát ra. Nhưng điều đó chỉ càng kéo bạn lún sâu thêm. Và do đó, với những cảm xúc mạnh mẽ, bạn càng chiến đấu chống lại chúng, bạn càng bị chúng lôi vào.

Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy câu trả lời theo cách bình tĩnh hơn. Khi bạn nhận thấy cảm xúc mãnh liệt của mình và nhắc nhở bản thân rằng chúng là thứ không tốt. Viễn cảnh này cho phép bạn suy nghĩ về cách bạn muốn phản hồi và cho phép thời gian lựa chọn phương pháp mà bạn không có khi bạn bị cảm xúc chi phối.

Câu chuyện của bà mẹ đơn thân Susan

Có câu chuyện về cô Susan, cô với tư cách là mẹ đơn thân của 2 cậu con trai. Khi đi làm về và nấu bữa tối, cô ấy gần như kiệt sức. Do đó những việc mà các con cô ấy làm – chẳng hạn như chơi trên điện thoại rồi cãi cọ, trong khi chúng nên làm bài tập về nhà – thực sự làm cô ấy tức giận. Khi sự tức giận đã lên đỉnh điểm, cô ấy sẽ tóm lấy những đứa trẻ và la măng chúng. Nhưng gần đây cô ấy đã thay đổi quan điểm của mình. Cô nghĩ là không nên trút hết mệt mỏi của mình lên người mấy đứa trẻ và la mắng chúng. Vì đơn giản những hành động của chúng không cố ý là cô ấy buồn.

Đừng trút những mệt mỏi của mình lên người khác.

Bằng cách cảm nhận cảm xúc của mình và có một khoảng thời gian trầm tĩnh, cô có thể suy nghĩ lại, rồi hướng bản thân vượt qua tình huống theo cách lành mạnh hơn. Cô quyết định rời thời gian làm bài tập về nhà của các con cho đến sau bữa tối. Cô cũng cho chúng chơi xung quanh trước bữa tối, miễn là chúng không quấy nhiễu đến giờ nấu ăn của cô. Nếu không, chúng sẽ buộc phải trở về phòng ngủ riêng ngay lập tức cho đến sau bữa ăn tối. Đây không phải là một hình phạt quá lớn mà là một cách thiết thực để giải quyết vấn đề để cô ấy không bị căng thẳng quá mức.

Bạn cần khoảng thời gian hòa hoãn và lòng trắc ẩn

Mọi người có thể thay đổi phản ứng cảm xúc của mình, như cô Susan đã làm, bằng cách học cách liên hệ với bản thân và những người khác bằng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.

Đồng cảm là đồng nhất với kinh nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc của ai đó. Với sự đồng cảm, bạn sẽ đặt mình vào vị trí của họ khi người đó bước qua thế giới này hoặc ở trong một tình huống cụ thể. Bạn có thể đạt được điều này thông qua lắng nghe, thấu cảm. Điều đó có nghĩa là lắng nghe một cách cởi mở và cẩn thận, đặt câu hỏi và quan sát cử chỉ, biểu cảm và hành động của người đó cho đến khi bạn có thể nhìn và cảm nhận thế giới như họ đang làm.

Sau khi cô Susan mất bình tĩnh với các con của mình. Cô cố gắng tưởng tượng chúng sẽ bị buộc thôi học vì những trò đùa quá khích và sẽ phải khó khăn như thế nào để chúng tập trung vào việc học. Điều này khiến cô cảm thấy tồi tệ hơn là khi la hét chúng rất nhiều, nó khiến cô cảm thấy thương cảm với chúng.

Lòng trắc ẩn đang nhận thức được sự đau khổ của ai đó và muốn giải tỏa nó, cho dù bạn có thực sự có thể làm điều này hay không. Sau khi cô Susan cảm thấy như vậy với con trai, cô nghĩ về những căng thẳng của chính mình và nhận ra rằng cô cũng thấy thương cảm cho việc làm mẹ đơn thân khó khăn như thế nào. Với mong muốn giúp đỡ các con và chính mình, cô đã nghĩ ra kế hoạch cho chúng thời gian vui chơi, và làm bài tập về nhà sau bữa tối.

Mọi người đôi khi cảm thấy chìm sâu trong cảm xúc mãnh liệt. Khi điều này xảy ra với bạn, điều quan trọng (giống như nếu bạn đang ở trong cát lún) để hít thở và thư giãn, sau đó suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Bằng cách nắm bắt tình huống, đồng cảm và từ bi, bạn có thể rút mình ra khỏi ‘cát lún tình cảm’ và tiếp tục con đường của mình.

Mộc Chi
Theo Tiến sĩ tâm lý học Becker-Phelps, WebMD

Nguồn ảnh: Pixabay

Xem thêm:

Exit mobile version