Đại Kỷ Nguyên

Chơi game làm gia tăng tỷ lệ đột tử

Những năm gần đây có các trường hợp game thủ chuyên nghiệp bị đột tử xảy ra thường xuyên. Nghề game thủ không có thời gian nghỉ ngơi cố định, mỗi ngày chịu huấn luyện rất khắc nghiệt, sự tổn hại trực tiếp đối với cơ thể là vô cùng lớn.

Rạng sáng ngày 23/12/2014, rất nhiều game thủ chuyên nghiệp đã liên tục đăng tải trên weibo, nói về danh tướng DOTA Raymond “Sharky” quốc tịch Malaysia đã bất hạnh qua đời. Sharky là một tay thi đấu game nổi tiếng, năm đó anh chỉ mới 24 tuổi.

Game thủ Sharky (Ảnh: Ren Vitug)

DOTA là một phiên bản online của Warcraft với nhiều người tham gia. Loại game này rất được thịnh hành ở các nước Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và các nước Bắc Âu. Có hai đội, thông thường gồm 5 game thủ đấu với nhau, mỗi người chơi điều khiển một hero (anh hùng) với kỹ năng khác nhau. Họ chiến đấu để phá hủy “kinh thành” của đối thủ.

Game thủ chuyên nghiệp có một kế hoạch huấn luyện vô cùng nghiêm khắc. Mỗi tuần bốn ngày, họ bắt đầu từ lúc 8 giờ tối, huấn luyện khoảng 6 tiếng, thông thường kết thúc buổi huấn luyện lúc 2 giờ sáng.

Trò chơi điện tử làm người ta điên cuồng

Trò chơi điện tử vừa ra đời đã nhận được sự yêu thích của đông đảo học sinh tiểu học và trung học, có một số học sinh đã chơi là mất mấy tiếng, mải mê quên về nhà.

Tình tiết trong trò chơi điện tử phần lớn đều là các loại bắn súng, đánh bom, đánh nhau, đuổi bắt, tình huống nguy hiểm căng thẳng, biến đổi khôn lường. Điều này đối với hệ thần kinh trung ương là một kích thích ác tính, có thể làm rối loạn thần kinh, phá hoại nghiêm trọng việc học tập và sức khỏe.

Tiếng ồn ở trong phòng quá cao có thể làm cho thính lực của con người mệt mỏi và suy yếu, có thể dẫn đến điếc tai. Màn hình máy điện tử có thể phát ra một số ít tia X-quang, sẽ sản sinh ra nguy hiểm ở mức độ khác nhau cho mắt và các cơ quan của cơ thể. Ngoài ra, không phí trong phòng trò chơi điện tử vô cùng dơ bẩn, chơi game trong hoàn cảnh như vậy sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

(Ảnh: thainguyen.org)

Cách đây không lâu có một sinh viên ở Thượng Hải sau khi chơi điện tử 10 giờ liên tục, bị bác sĩ chuẩn đoán là “bệnh động kinh cảm quang”. Trung tâm điều trị động kinh của bệnh viện Nhân Tế căn cứ theo thống kê điều trị lâm sàng của hơn 1.000 bệnh nhân động kinh, đã nêu ra rằng những năm gần đây, thường gặp bệnh nhân động kinh phần lớn từ 20-40 tuổi do sử dụng máy tính, xem tivi, chơi game điện tử trong thời gian quá dài, chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc chứng động kinh.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh động kinh phát tác là do vỏ não bị kích thích khác thường, nhân tố gây bệnh nhiều loại đa dạng, bao gồm lao động mệt mỏi, hưng phấn, bị kích thích mùi vị hay ánh sáng. Trong đó, bệnh động kinh do kích thích ánh sáng nhấp nháy gây ra, trong lâm sàng gọi là “bệnh động kinh cảm quang”.

Sự kiện nổi tiếng liên quan đến chứng bệnh này phải nói đến vụ trẻ em Nhật Bản tập thể phát tác bệnh động kinh năm 1997. Lúc đó, đài truyền hình phát sóng bộ phim hoạt hình “Pikachu”, vì hình ảnh lấp lánh quá mạnh và màu sắc biến hóa chớp nhoáng, đêm đó có tổng cộng 700 trẻ em Nhật Bản phải điều trị vì phát tác bệnh động kinh.

Sau đó, tiếp tục có thanh thiếu niên vì chơi game điện tử mà phát tác bệnh động kinh, vì vậy cũng có người gọi dạng bệnh này là “động kinh Nintendo”.

Trò chơi điện tử gây hại cho sức khỏe

Game điện tử ngoài gây ra tổn hại nghiêm trọng cho tâm lý con người ra, còn gây ảnh hưởng không tốt đối với sinh lý.

Hội chứng ống cổ tay

Những người mê game online hoặc những người làm việc cần sử dụng máy tính nhiều, mỗi ngày đánh máy trên bàn phím hay di chuyển chuột lặp đi lặp lại, dễ dẫn đến “hội chứng ống cổ tay”. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu của hội chứng này là điểm phân bố dây thần kinh ở giữa xuất hiện cảm giác khác thường, (chủ yếu là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Nếu nặng hơn, bệnh nhân sẽ xuất hiện đau nhức và cảm giác khác thường khi về đêm. Nếu triệu chứng này tiếp tục phát triển sẽ làm cho thần kinh giữa bị tổn hại nặng hơn, dẫn đến da tay mất cảm giác và lực ở cơ gò cái suy giảm, các ngón tay mất sức, thời kỳ cuối có thể gây teo cơ gò cái.

Để phòng tránh hội chứng này, ngày thường chúng ta nên tập tư thế ngồi đúng cách, dù là làm việc hay nghỉ ngơi cũng nên chú ý đến tư thế của bàn tay và cổ tay. Lúc sử dụng máy tính, thân người nên đối diện bàn phím, tránh để cổ tay uốn cong quá mức. Điều chỉnh ghế đến độ cao thoải mái nhất, lúc ngồi xuống phải để đôi chân có thể đặt cân bằng dưới sàn nhà. Duy trì cổ tay đưa thẳng, không được uốn cong, nhưng cũng không được giơ thẳng quá mức, khuỷu tay tạo thành góc 90 độ.

Ngoài ra, phải chú ý nghỉ ngơi nửa chừng, làm các động tác giơ thẳng khớp ngón tay. Cách điều trị hội chứng ống cổ tay có thể dùng trị liệu nhiệt, massage và nghỉ ngơi đầy đủ khoảng 3 tuần, đặc biệt phải giảm thiểu công việc thủ công gây ra chứng bệnh này. Nếu điều trị vô hiệu hoặc lúc phát tác nhiều lần thì sẽ dẫn đến phải làm phẫu thuật để xử lý.

Hội chứng khô mắt

Không ít người mắc chứng bệnh khô mắt, còn gọi là hội chứng khô giác mạc (hội chứng khô mắt), đây là do xem màn hình tivi trong thời gian lâu, số lần chớp mắt giảm thiểu mà gây ra.

(Ảnh: Life)

Khoảng cách chớp mắt của người bình thường là từ 5-6 giây. Nhưng những người tập trung chú ý cao trong máy tính, khoảng cách chớp mắt lại kéo dài đến 30 giây, mà mức độ chớp mắt cũng không hoàn toàn. Như vậy, nước mắt bảo vệ nhãn cầu của mắt sẽ bị không khí làm bay hơi, dẫn đến giác mạc và kết mạc bị khô, gây ra các chứng bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc. Đặc biệt, người ở trong phòng máy lạnh hoặc người đeo kính, thì triệu chứng khô mắt càng rõ ràng hơn.

Để phòng tránh bệnh khô mắt, tốt nhất trong thời gian sử dụng máy tính, chúng ta nên chú ý chớp mắt hoàn toàn, lúc dùng máy tính lâu có thể tháo kính ra, lúc nghỉ ngơi nên dùng khăn ấm đắp xung quanh mắt. Khuyến cáo người bị mức độ nặng nên dùng nước mắt nhân tạo dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng máy tính cần chú ý nghỉ ngơi, chú ý nhìn xa, và đồng thời chú ý đến ánh sáng trong phòng.

Cong vẹo cột sống

Theo một điều tra của Sở Y Tế cho thấy, người sử dụng máy tính quá 4 tiếng mỗi ngày, có 81,6% người bị cong vẹo cột sống ở các mức độ khác nhau. Cong vẹo cột sống là khi khoảng cách độ dài ngắn của đôi chân khoảng 0.3cm, cột sống toàn thân có hơn 3 vị trí thoát vị đĩa đệm.

Bộ phận cong vẹo cột sống của dân máy tính chủ yếu ở phần ngực phía trên và xương bả vai. Sai khớp cột sống không chỉ làm cho các khớp mất đi chức năng, ảnh hưởng đến sự linh hoạt, còn gây ra các triệu chứng cơ bắp co thắt đau nhức và mất sức, nhói ngực, đau cổ, đau lưng, đau đầu gối và tê chân.

Lúc sử dụng máy tính cần tránh nhìn vào màn hình quá lâu, cần phải giữ được tư thế ngồi đúng cách, cách 20-30 phút phải nghỉ khoảng 2 phút, làm một số động tác duỗi thẳng cổ và thân người, để cơ bắp ở các bộ phận trên cơ thể được thư giãn, mỗi tuần ít nhất tập thể dục từ 2 đến 4 giờ.

Phải điều chỉnh phù hợp màn hình máy tính với độ cao tương đối của ghế, phần trên cùng của máy tính tốt nhất không nên cao hơn mắt, để tránh chúng ta phải ngước lên nhìn, dẫn đến phần cổ bị mệt.

Trò chơi Wii gây tổn thương cơ, khớp

Charles Young, 45 tuổi, một thạc sĩ y học khoa ngoại của Mỹ, tiến hành nghiên cứu “y học thể thao” tại viện y học Cleveland. Cuối năm 2008, ông dùng máy chơi game thể dục Wii Fit làm một thí nghiệm trên người của mình. Trong lúc thí nghiệm, ông tốn mất 1 giờ để tiến hành các bài tập dùng sức và luyện tập sự cân bằng. “Tôi chạy bộ trong đường mòn ảo, tiến hành trượt tốc trên đường cong, chạy hula hoop, thậm chí còn đi thăng bằng trên dây, tôi dùng hết sức lực để nhấc hai chân của mình, chuyển động phần lưng, cố gắng giành được điểm trò chơi cao nhất. Cuối cùng, tôi phát hiện cơ thịt của mình bị tổn thương, toàn thân đau nhức liên tục.”

Ở Mỹ, sau khi thông qua phỏng vấn bác sĩ khoa ngoại và chuyên gia y học thể thao, người ta đã phát hiện rằng trường hợp cơ bắp bị tổn thương và sưng tấy do sử dụng máy chơi game thể thao Wii ở độ tuổi nào cũng có, mà còn là hiện tượng phổ biến trong phạm vị cả nước.

Bả vai hoặc đầu gối đau nhức do máy chơi game Wii gây ra thường được gọi là “vai Wii” và “đầu gối Wii” (tương tự như “khuỷu tay quần vợt”). Tất cả những trường hợp này đều được gọi là “Nintendinitis”, ý nói là cơn đau nhức được tạo thành do chơi máy điều khiển game Nintendo.

“Điều này giống như chơi ván trượt, chơi trượt tuyết, đều là những trào lưu mới nhất, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt xương nghiêm trọng” – Tiến sĩ William N.Levin, trung tâm y học trường đại học Columbia – Bệnh viện New York Presbyterian của Mỹ, phát biểu.

“Trò chơi Wii có thể làm tăng mức vận động của con người, để thúc đẩy sự tương tác giữ người với người, đây là một điều tốt. Tuy nhiên, điểm không tốt là, một khi con người chìm đắm vào nó, sẽ tập luyện quá mức những bộ phận cơ thể ít tập luyện hàng ngày, từ đó gây ra tổn hại” – Lời của bác sĩ y học thể thao Brian Halpern của bệnh viện chuyên khoa ngoại Manhattan.

Chứng huyết khối do ngồi lâu một chỗ

Theo như bài báo trên trang LiveScience của Mỹ, một thanh niên New Zealand sau bốn ngày liên tiếp chơi Sony Playstation đã mắc phải chứng huyết khối, và điều này đủ để nguy hại tính mạng của anh ta. Bác sĩ nói, chơi máy điện tử, thậm chí kể cả ngồi im một chỗ trong thời gian dài cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch (DVT). Bệnh nhân mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu do chơi game gây ra càng ngày càng nhiều. Một thanh niên người Anh 20 tuổi bỏ ra 12 tiếng để chơi game mỗi ngày trong kỳ nghỉ, kết quả cậu ấy đã qua đời sau kỳ nghỉ.

Theo như lời giới thiệu của tiến sĩ Michael đến từ đại học huyết quản khoa ngoại tiểu bang Ohio, từng có một họa sĩ 31 tuổi, mỗi ngày đều bỏ ra trên 8 tiếng để chơi game trên giường. Vào ngày thứ hai, anh ta chỉ phát hiện dưới chân trái của mình có hơi đau nhức và sưng tấy. Trong những ngày tiếp theo đó, anh ta cảm thấy càng lúc càng khó chịu, nhưng không làm anh ta thấy lo ngại. Kết quả là sau 4 ngày chơi liên tục, cơn đau làm anh ta không thể không đến bệnh viện để khám, sau khi thông qua kiểm tra của bác sĩ phát hiện có rất nhiều cục máu đông ở phần chân.

Bác sĩ nói rằng, chơi game, ngồi máy bay hoặc xe hơi trong thời gian dài đều rất dễ hình thành máu đông. Vì vậy, ông ấy khiến nghị mọi người sau khi ngồi từ 2 đến 3 tiếng, nên đứng dậy vận động một chút, đồng thời phải uống đủ nước, như vậy sẽ làm máu được lưu thông. Căn cứ vào số liệu của trung tâm khống chế và phòng tránh bệnh tật của Mỹ, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 300 đến 600 ngàn người mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu và cuối cùng gây ra tắc phổi, và có khoảng 60 đến 100 ngàn người vì vậy mà tử vong.

Theo secretchina.com
Lê Anh biên tập

Xem thêm: 

Exit mobile version