Đại Kỷ Nguyên

Chín mé là gì? Cách chữa chín mé đơn giả, hiệu quả

Chín mé là bệnh hiện đại, bệnh thường xuất hiện ở khóe móng tay hoặc chân gây cảm giác đau, nhức khó chịu. Bệnh nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nguy hiểm có thể dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

Bệnh chín mé?

Chín mé hay còn gọi là giáp sang là hiện tượng đầu ngón tay, ngón chân bị nhiễm khuẩn thường do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng liên cầu gây mủ (S.aureus), Herpes gây ra, trong y học gọi chím mé là bệnh Panaris. Vi khuẩn này vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết thương nhỏ, vết xước, vết châm và xuất hiện mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay, ngón chân. Chín mé là một loại bệnh hiện đại nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát và có thể dẫn đến tàn tật và nghiêm trọng có thể bị tử vong.

Bệnh chín mé được phân ra thành 3 loại là: Chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu.

Bệnh chín mé là bệnh hiện đại, bệnh thường xuất hiện ở khóe móng tay hoặc chân gây cảm giác đau, nhức khó chịu.

Chín mé nông

Chín mé nông là khi người bị đang ở thể nhẹ, ở tại chỗ bị tổn thương, mặt da chỉ hơi sưng, đổ ửng, đau nhẹ. Lúc này chưa có phản ứng mạnh nếu kịp thời bôi thuốc có thể khắc phục ngay.

Chín mé dưới da

Chín mé dưới da với xu hướng tiến triển vào sâu, đây là hình thái của chín mé chính danh. Tình trạng nhiễm khuẩn ăn sâu vào các mô mỡ ở dưới da, dẫn đến đau nhức và làm căng mọng ngón tay, ngón chân. Chín mé có thể chỉ bị ở đầu ngón tay, đầu ngón chân. Bất cứ ngón tay hay ngón chân nào cũng có thể bị chín mé, nhưng thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ của cả tay và chân.

Khi này người bệnh cảm thấy rất đau, đến nỗi mất ăn, mất ngủ, xuất hiện đau đầu kèm theo sốt nhẹ, vùng tay, chân thấy đau giật dần dần chỗ viêm nhiễm xuất hiện mủ. Lúc này, việc điều trị bệnh chín mé đã khó khăn và mất thời gian hơn, các loại thuốc uống hay bôi hầu như không giải quyết được triệt để “vấn đề” nữa, mà phải phẫu thuật (tiểu phẫu) rạch rộng để dẫn lưu mủ.

Chín mé sâu

Chín mé sâu thường là biến chứng của chín mé dưới da không được điều trị hoặc rạch không đủ sâu để dẫn lưu mủ tạo thành, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp. Khi chín sâu xuất hiện sẽ làm cho đốt cuối của ngón tay sưng to, đau, da tím đỏ, nếu để lâu sẽ tạo thành lỗ rò trên vết rạch cũ do viêm xương. Nhìn qua phim chụp hình X quang bạn sẽ thấy có hình ảnh xương và có mảnh xương rời ra. Thời gian chữa và điều trị chín mé sâu thường rất lâu, có khi phải mổ đi, mổ lại nhiều lần. Có trường hợp để quá nặng phải cắt bỏ một đốt xương, tháo khớp.

Xem thêm: Chín mé và các bệnh liên quan đến kẽ móng tay, chân

Nguyên nhân bị bệnh chín mé

Có rất nhiều lý do đẫ đến bạn bị bệnh chín mé, nhưng có 2 nguyên nhân chính đó là từ yếu tốt bên ngoài và yếu tố bên trong.

Yếu tốt bên ngoài

Yếu tố bên trong

Theo đông y một người xuất hiện bệnh chín mé là do hỏa nhiệt gây nên, tạng phủ có nhiệt nung nấu, kết hợp với hỏa độc tụ lại, nhiệt độc thịnh quá gây nên. Móng chân tay là phần dư ra của gân, do nhiệt độc theo đường kinh xâm nhập vào khiến cho khí cơ ở đó không lưu thông được dẫn đến viêm và kết mủ.

Triệu chứng, biểu hiện

Triệu chúng và biểu hiện của bệnh chín mé rất dễ phát hiện và xác định vì nó thường xuất hiện ở đầu khóe móng tay, trong kẽ móng tay, chân. Khi bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng này cho khóe móng tay sẽ bị viêm.  Khi này ở các ngón tay, ngón chân cụ thể là kẽ các móng tay, chân sẽ bị sưng, tấy đỏ, ngứa, sau đó trở thành sẫm đỏ, nhức, khó chịu, có khi làm cứng ngón tay, khó cử động và xuất hiện mủ. Đặc biệt những trường hợp nặng, sưng cả lên cẳng tay hoặc viêm theo đường bạch huyết thành vệt tấy đỏ lên phái trong cánh tay, nhức nhối, căng tức, đau giật giật theo theo nhịp mạch đập, kèm theo sốt nhẹ.

Trẻ em, trẻ sơ sinh bị chín mé thì phải làm sao?

Đối với trường hợp trẻ em, trẻ sơ sinh bị bệnh chín mé bạn cũng đừng quá lo lắng, tuy nhiên trẻ em là đối tượng mẫn cảm và chưa ý thức được hành vi nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn, và sự chăm sóc, chú ý càng cần sát sao hơn. Khi phát hiện trẻ bị chín mé cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám và có cách điều trị kịp thời.

Khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu (đặc biệt ở trẻ sơ sinh biểu hiện càng nặng), trẻ sẽ sốt cao liên tục, khó thở, huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn… phải điều trị kháng sinh, thậm chí thở máy. Có nhiều trường hợp vì sự chủ quan hoặc phụ huynh nhầm với biểu hiện của cúm thông thường nên dẫn đến trẻ bị tàn tật hoặc tử vong do bị nhiễm khuẩn cấp.

Các mẹ, bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong việc tắm, vệ sinh hàng ngày cho trẻ sơ sinh để kịp thời phát hiện tổn thương trên da và đi khám. Với trẻ nhỏ, việc đeo bao tay, bao chân cả ngày trong thời tiết nóng nực cũng tăng thêm nguy cơ này nếu bố mẹ không thường xuyên kiểm tra tay cho trẻ nhỏ.

Sau khi tắm, rửa cần lau khô tay, chân trước khi đi bao chân, bao tay và trong ngày nên để thoáng khi thời tiết nắng nóng. Cũng cần để ý bấm móng tay cho trẻ khi móng tay dài và cắt bằng dụng cụ riêng được sát trùng sạch sẽ, không bấm móng quá sát với vùng da.

Xem thêm: Chín mé ở trẻ em, trẻ sơ sinh có đáng ngại

Chím mé và nguy cơ tàn tật, tử vong

Làm gì khi bị chín mé? Nhiều người rất xem nhẹ những tác hại của bệnh chín mé vì nghĩ rằng nó chỉ là bệnh thường gặp hay những vết thương, viêm nhiễm nhẹ trên chân, tay. Trên thực tế nó hoàn toàn không như bạn nghĩ, bệnh chín mé nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn lan toả, có thể gây ra tàn tật, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong. 

Xem thêm: Chín mé, vết xước bé, hậu quả to

Có cách nào chữa bệnh chín mé đơn giản, hiệu quả?

Khi phát hiên ra bạn hoặc người nhà có triệu chứng của bệnh trước tiên bạn phải giữ vệ sinh chân – tay đặc biệt là vùng da bị thương tổn thật sạch và thoáng trách bị nhiễm trùng thêm.

Cách chữa trị bệnh chín mé đơn giản hiệu quả? Có nhiều cách để chữa khỏi hoàn toàn bệnh này nhờ vào phương pháp điều trị tây y, phương thuốc đông y hay trị bệnh bằng mẹo. Bạn có thể lựa chọn cho mình một cách điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và triển biến của bệnh và kết hợp các yếu tốt khác nữa để hiệu quả trị liệu được nhanh và tốt nhất.

Chữa và điều trị chín mé bằng tây y

Với lựa chọn chữa chín mé bằng điều trị tây y bạn cần ghi nhớ và làm theo sự chỉ dẫn chính xác của bác sỹ. Lúc này bạn sẽ được các bác sỹ, y tá tiến hành kiểm tra chẩn đoán và xét nghiệm máu để xác định tình trạng của bệnh và mức độ nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng bệnh đã khá nặng và nghiêm trọng thì các bác sỹ có thể tiến hành mổ (tiểu phẫu) và dẫn lưu mủ. Nếu nhẹ bạn chỉ cần uống thuốc theo đơn và kết hợp bôi một số thuốc hỗ trợ điều trị. Thường thì chỉ điều trị trong vòng 1 tuần là triệu chứng bệnh đã thuyên giảm rất nhiều.

Lời khuyên:

Không được tự ý điều chỉnh toa thuốc điều trị, không tự ý uống bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào hay bôi thuốc bôi nào khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ, đặc biệt là thuốc giảm đau.

Chữa chín mé bằng phương thuốc dân gian

Hiện nay, chữa trị bệnh bằng phương pháp đắp thuốc dân gian đang được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả điều trị khá tốt. Vì với cách điều trị này không để lại cho người bệnh tác dụng phụ trên cơ thể như cách điều trị bên tây y.

Bạn có thể áp dụng cách chữa bằng các phương thuốc dân gian như:

  1. Đắp lá táo.
  2. Đắp khoai sọ.
  3. Lá và ngon khoai lang.
  4. Chữa bệnh chín mé bằng đắp tỏi, tỏi đen (chú ý không dùng cách này khi bệnh đã xuất hiện mủ)

Xem thêm: Chữa bệnh chín mé đơn giản bằng phương thuốc dân gian

Mẹo chữa trị chín mé tại nhà

Tuy nhiên hiện nay phương pháp chữa bệnh chín mé được nhiều người áp dụng đó là mẹo chữa bệnh chín mé tại nhà đem lại hiệu quả khá tốt và an toàn.

Với mẹo chữa trị bệnh chín mé bằng nước dấm, muối Epsom, chanh hay ngâm nước ấm hoàn toàn từ tự nhiên sẽ cho bạn hiệu quả bất ngờ. Tác dụng chung của những phương pháp này là làm sạch, diệt khuẩn kháng viêm mà không cần dùng thuốc bôi hay uống thuốc, tiêm. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách trị chín mé bằng kem đánh răng, vv.

Cách làm xem chi tiết tại link xem thêm!

Xem thêm: 4 cách chữa chín mé nhanh gọn tại nhà

Bài viết liên quan: 

  1.  Bị chín mé thì phải làm sao?
  2. Chín mé – Căn bệnh thời hiện đại
  3. Nhức nhối vì bị “chín mé”
  4. Cách phòng, điều trị chín mé
  5. 6 mẹo dân gian chữa bệnh chín mé tại nhà hiệu quả

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép. 

Exit mobile version