Đại Kỷ Nguyên

Cây bưởi: Từ gốc đến ngọn đều là những vị thuốc quý mà có thể bạn chưa biết

Bưởi là món khoái khẩu của các chị em phụ nữ vì có nhiều tác dụng như giảm cân, làm dẹp da, phòng chống ung thư… nhưng hầu như chỉ quan tâm đến múi bưởi nên không biết rằng, các phận khác của bưởi như lá, hạt, vỏ, hoa, cùi đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Hoa bưởi

Theo Đông y, hoa bưởi thuộc loại ôn tính, có vị đắng, hợp với kinh mạch gan và dạ dày, có tác dụng hành khí, dễ thở, tiêu đờm, giảm đau.

Chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực, đau mảng đầu, đờm bị tắc ở trong, đau hai bắp tay: Lấy 2 – 4g hoa bưởi, sắc uống trong ngày.

Giúp tiêu hóa tốt, chống ợ chua, khí trệ, mệt mỏi và ngáp vặt: Lấy 0,3g hoa bưởi nấu trà để uống.

Làm đẹp: Hoa bưởi và bạch cấp, mỗi loại 20g nấu trà uống.

Giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái: Hoa bưởi và hoa sen mỗi loại 20g, sắc với nước uống hàng ngày.

Hoa bưởi giúp tiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau. (Ảnh: youtube.com)

2. Lá bưởi

Có vị đắng, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, phổi, đánh cảm gió, làm ấm người lên, đun lấy nước uống có tác dụng trị đau đầu trúng gió, cảm mạo, tê liệt đau nhức khi trời lạnh ẩm ướt, được dùng chữa viêm khớp dạng thấp, thể hàn thấp, đau bụng, ăn khó tiêu, cước chân, bụng chướng đau, đặc biệt là những người uống quá nhiều đồ có axit cacbonic hoặc ăn thực phẩm quá hạn sử dụng.

Trị đau đầu do trúng gió: Giã nhuyễn lá bưởi đắp lên Huyệt Thái dương (có thể giã thêm hành củ).

Trị áp xe vú: Lá bưởi, thành bì, bồ công anh, mỗi loại 10-20g sắc, uống hàng ngày.

Trị viêm khớp cấp: Giã nát lá bưởi, gừng tươi rồi trộn với dầu trấu, đắp lên chỗ đau.

Trong Đông y, lá bưởi có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. (Ảnh: baomoi.com)

3. Quả bưởi

Có vị chua ngọt, tính lạnh, hợp với thành mạch, gan, dạ dày, giúp dễ tiêu hóa, lưu thông khí ở ruột, dạ dày, tránh khí độc tắc trong dạ dày, có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và cải thiện độ bền vững thành mạch, chữa chứng nhạt miệng và chán ăn ở phụ nữ mang bầu, giải rượu, làm sạch mùi rượu nồng trong miệng người uống rượu.

Trị đau đầu: Mỗi ngày ăn 100-150g bưởi.

Đau đầu nặng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rêu lưỡi trắng: Lấy 500g múi bưởi, 300-350g mật ong và đường trắng. Thái vụn múi bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành một đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho mật ong vào quấy đều, để nguội, đựng trong bình gốm kín, dùng dần. Mỗi lần uống 3g, ngày dùng 3 lần.

Bưởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. (Ảnh: recipe01.com)

4. Vỏ bưởi

Hái vào cuối thu và đầu đông, cắt thành 5 – 7 cánh, treo lên phơi khô trong bóng râm hoặc dưới nắng đều được. Vỏ bưởi có vị ngọt đắng, ôn tính, hợp với thành mạch lá lách, thận, bàng quang, có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, giải tỏa phiền muộn, đau bụng do lạnh, ăn khó tiêu, ho hen, sưng tinh hoàn. Tinh dầu lấy từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu và làm tóc mọc nhanh.

Giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng làm đẹp: Vỏ bưởi, sa nhân, mề gà, sơn tra, men thuốc lấy lượng bằng nhau, đun lấy nước, uống sau bữa ăn.

Lưu ý: Phụ nữ có thai và khí hư không được uống.

Vỏ bưởi có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu thũng… (Ảnh: z755.com.vn)

5. Cùi bưởi

Có vị đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực.

Trị chứng ho hen ở người già: Cùi bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi hãm với nước sôi, uống thay trà.

Chữa chứng đau bụng do lạnh: Cùi bưởi, trà, thang đằng hương sấy khô tán bột, uống 6g/lần.

Chữa chứng chậm tiêu, thức ăn đình trệ: Cùi bưởi, sa nhân, kê nội kim, thần khúc, mỗi loại 4 – 6g, sắc uống.

Trị chứng viêm loét ngoài da: Cùi bưởi tươi sắc lấy nước ngâm rửa.

Chữa chứng sán khí: Hàng ngày sắc 10g cùi bưởi khô sao vàng, lấy nước uống.

Phụ nữ mang thai nôn nhiều: Lấy 4 – 12g cùi bưởi sắc uống.

Cùi bưởi giúp bổ thận, kiện tỳ. (Ảnh: youtube.com)

6. Hạt bưởi

Chữa sán khí: 6 – 9g sắc lấy nước uống.

Chữa chứng chốc đầu ở trẻ em: Hạt bưởi bóc vỏ cứng rồi đốt cho cháy thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong 6 ngày.

7. Gốc bưởi

Có vị đắng, ôn tính, có tác dụng điều hòa khí, trị đau, đánh cảm gió, trị đau dạ dày, sưng đau tinh hoàn, ho.

Cách chế biến món ăn từ bưởi

Trà hoa bưởi

Nguyên liệu: 10g hoa bưởi, 1 thìa nhỏ đường phèn.

Cách làm: Rửa sạch hoa bưởi, vớt lên để ráo nước, cho vào nồi đun với 200ml nước, đun to lửa, để sôi 5 phút, sau đó lọc chắt nước, khuấy đều với đường phèn, uống lúc nóng.

Trà hoa bưởi giúp lưu thông tuần hoàn khí huyết, cải thiện tình trạng đau dạ dày (Ảnh: rongbay.com)

Canh vỏ bưởi sơn tra

Nguyên liệu: ⅙ vỏ quả bưởi, 10g sơn tra, một cái đùi gà, một thìa nhỏ muối.

Cách làm: Vỏ bưởi rửa sạch, cắt thành từng miếng to, dùng nước ngọt giội rửa sạch sơn tra. Đùi gà rửa, cắt miếng. Cho tất cả và 4 bát nước vào nấu canh, đun to lửa, khoảng 20 phút, thêm muối vào là được.

Công dụng: Cải thiện chứng khó tiêu, giúp tiêu hóa tốt.

Lan Oanh

Exit mobile version