Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện cách chung sống hòa bình với tế bào ung thư của bác sĩ Đài Loan (Phần 1)

“Chung sống hòa bình với tế bào ung thư hạch là thử thách lớn nhất trong cuộc đời tôi. Tuy nhiên, nhờ có nó tôi đã học được rất nhiều và có được những kinh nghiệm hiếm có. Quan trọng hơn, tôi có thể tự thể nghiệm được rằng, sức khỏe cần dựa vào chính bản thân”.

Bác sĩ Lý Phong, sinh tháng 6 năm 1939 tại thành phố Đài Bắc, bà là lớp sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Khoa y học, trường Đại học y Đài Bắc. Vào mùa hè năm 1969, khi học nghiên cứu sinh năm thứ ba tại trường Đại học Y Toronto thì bị ung thư. Sau khi về nước, từng là trưởng khoa bệnh lý học trường Đại học Đài Loan và về hưu năm 1998, hiện là người phụ trách Trung tâm bệnh lý học Lý Phong.

Những người bị bệnh như bà hoặc là sống gắn bó với chiếc giường hoặc sớm qua đời; nhưng ngược lại bà lại có thể sống một cách rất khỏe mạnh. Bí quyết của cô đó là: Mỗi ngày đều leo núi (leo núi hít thở không khí là phương pháp vận động bổ khí tốt nhất) và đọc kinh Phật, có một điều quan trọng nhất trong cách sống đó là không phiền muộn. Ngược lại, một người bạn của bà sau khi gặp cú sốc lớn về tinh thần khi biết mình bị ung thư hạch, sau 11 tháng bị bệnh tật dày vò và chiến đấu giành lại sự sống tại một bệnh viện ở Đài Loan, đã không qua khỏi. Trong các tác phẩm tiêu biểu của mình như “Ai nói ung thư là bệnh nan y?”, “Làm thế nào đối phó với ung thư”… đều có chia sẻ phương pháp sống hòa bình với các tế bào ung thư. Vậy cụ thể là như thế nào hãy cùng nghe bà chia sẻ.

Bác sỹ Lý Phong từng là trưởng khoa bệnh lý học trường Đại học Đài Loan, hiện là người phụ trách Trung tâm bệnh lý học Lý Phong. (Ảnh: sohu.com)

Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu

Bác sĩ Lý chia sẻ, 30 năm trước khi đang vui mừng vì chuẩn bị kết thúc nghiên cứu sinh vừa học vừa làm tại Toronto, thì phát hiện mắc ung thư. Ngày thứ hai sau khi biết chính xác mình bị bệnh, bà được giám đốc nơi mình làm việc tới thăm và yêu cầu nghỉ việc, người bạn trai đã quen biết lâu lăm cũng dần xa lánh chỉ còn lại một mình cô độc. Dường như khi đó giá trị sinh tồn hoàn toàn bị mất hết, cảm giác rơi vào bước đường cùng và muốn tự sát. Sau khi về nước và trải qua các liệu trình trị liệu, xạ trị kết quả không khá hơn kéo dài tới hơn một năm, tình trạng vẫn như vậy.

Cuối cùng, chỉ còn lại một phương pháp trị liệu duy nhất là hóa trị, tuy nhiên sau một thời gian điều trị tiểu cầu trở nên rất nhỏ, không cẩn thận chỉ va chạm vào đâu đó, sẽ bị thâm tím khắp nơi, nếu xuất huyết nhiều máu sẽ có thể mất mạng. Vậy là bà quyết định hỏi bác sĩ điều trị, liệu có thể tạm dừng lại không và câu trả lời đương nhiên là không thể. Khi đó bác sĩ Lý thực sự cảm thấy rất khó xử, nếu uống thuốc thì sẽ bị xuất huyết tới chết, không uống thì sẽ chết vì bệnh. Suy nghĩ cân nhắc nhiều lần, bà quyết định là ‘kẻ nổi loạn’, và dừng điều trị bằng hóa chất và chính là ‘sự nổi loạn’ năm đó đã cứu bà.

Khỏe mạnh dựa vào chính bản thân

Bác sĩ Lý tiếp tục câu chuyện:

“Sống chung với ung thư hạch là thách thức lớn nhất trong cuộc đời tôi, nhưng tôi cảm ơn nó, vì nó giúp tôi học hỏi được rất nhiều và cũng tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Một điều quan trọng hơn mà tôi thể nghiệm được đó là, muốn khỏe mạnh cần dựa vào chính bản thân mình”.

Phương pháp cụ thể bao gồm:

1. Tự kiểm điểm bản thân

Lần nhập viện này giúp bà cảm nhận được giới hạn của Tây y, bà bắt đầu suy nghĩ cách trị liệu ngoài phương pháp dùng thuốc. Bà cũng đọc rất nhiều sách, tham khảo nhiều phương pháp dân gian rồi phát hiện căn bản vẫn là dựa vào chính mình, tu chính quan niệm của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt. Qua hơn mười năm cố gắng kiên trì thực hiện, thì phát hiện suy nghĩ này là đúng, và cũng từ đó bà không phải nhập viện, lại rất ít bị cảm mạo.

2. Tu chính quan niệm bản thân chính là tự kiểm điểm

Có rất nhiều người khi được chẩn đoán mắc bệnh nặng thường biểu hiện như vô tội mà hỏi: “Sức khỏe tôi tốt như vậy, sao lại có thể bị ung thư?” Rồi hy vọng dùng đủ các phương pháp như thủ thuật, cắt bỏ, hóa trị, xạ trị để loại bỏ bệnh. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi, bệnh tật có thật sự sinh ra khi không có lý do?

Trên thế gian này tuyệt đối không có chuyện tự nhiên đang khỏe mạnh mà mắc bệnh. Ví dụ như cảm lạnh, nếu nghĩ lại trước thời gian mắc bệnh sẽ tìm được nguyên nhân, ví dụ thức đêm nhiều, ngồi điều hòa lạnh, dính mưa, lại có người vì áp lực công việc nhiều thường xuyên đau đầu và mất ngủ. Thực tế, đó đều là nhân tố gây bệnh và nếu bệnh nhân mẫn cảm có thể hoàn toàn phòng ngừa khi có các dấu hiệu.

Bà Lý Phong bày tỏ, “Lấy kinh nghiệm của chính bản thân tôi làm ví dụ, khi học nghiên cứu sinh ở Canada, nguyên nhân tôi mắc bệnh ung thư cũng là tự do mình mời nó tới. Trước tiên là việc tôi vốn sợ lạnh bẩm sinh nhưng lại chọn tới Canada để học, về cơ bản đã vi phạm lại nguyên tắc sức khỏe của Đông y là thuận theo tự nhiên.

Bác sĩ Lý Phong là tình nguyện viên của hiệp hội y khoa Từ Tế, cùng hỗ trợ giúp nhiều bệnh nhân ung thư vượt qua đau đớn của bệnh tật và sống khỏe. (Ảnh: sohu.com)

Tiếp đó, vì áp lực kinh tế tôi vừa học vừa làm việc. Để tiết kiệm và có thể gửi tiền về nhà, làm việc cặm cụi từ sáng sớm, bữa trưa chỉ ăn một chiếc hamburger, tới tối muộn về nhà ăn mì gói với chút đậu xanh để đông lạnh và mề gà, mề vịt rẻ tiền. Sau khi mắc bệnh mới hiểu được, một thời gian dài vừa rồi mình đã ăn vào người những thứ đáng sợ như thế nào, có hại cho sức khỏe tới mức nào. Không những vậy còn là áp lực công việc do vị giám đốc nghiêm khắc tạo nên. Trong những ngày tháng căng thẳng vì công việc, lại không bạn bè cứ lặp lại ngày qua ngày như thế sức khỏe đương nhiên sẽ ngày một xấu đi nhiều. Cũng may sau này ung thư đã cứu tôi, giúp tôi có đủ lý do để rời khỏi môi trường như vậy và tìm thấy con đường mình”.

Mắc bệnh không phải là sự ‘nổi loạn’ của tế bào mà là bản thân đang gây áp lực cho chúng một cách ngu ngốc

Bà Lý chia sẻ, kỳ thực khi cơ thể mắc bệnh, không phải tế bào đang ‘nổi loạn’, cãi lại mệnh lệnh của chủ nhân. Nguyên nhân đơn giản ta đang gây áp lực lên chúng một cách liều mình mà không biết tế bào đã sớm vượt qua giới hạn khoan nhượng, nên chỉ còn biết dùng cách đó để ứng biến. Đây chẳng qua chỉ là những tế bào bị oan ức chịu không nổi mà lên tiếng kêu cứu mà thôi.

Hơn nữa không chỉ ung thư, dù mắc bất cứ bệnh gì cho dù trị khỏi cũng không chứng tỏ hoàn toàn khỏi. Nếu không tự biết điều chỉnh quan niệm, sinh hoạt, ăn uống đều có thể tái phát. Bác sỹ Lý kể: “Tôi từng quan sát biểu mô của bệnh nhân ung thư vòm họng 26 năm không tái phát. Sau khi ông ta qua đời, vẫn có thể quan sát thấy có tế bào ung thư trong mô vòm họng, chỉ có điều chúng bị tế bào bình thường khác bao vây quanh. Bởi vậy, khi thay đổi môi trường trong cơ thể, làm tế bào ung thư không thể phát triển thực sự là một môn học của cả cuộc đời mà không thể lười biếng dù chỉ một phút”.

Điều chỉnh thói quen ăn uống để cải thiện thể lực

Điều chỉnh thói quen ăn uống là cách trực tiếp và nhanh nhất để cải thiện sức khỏe. Dinh dưỡng của chúng ta thường được đưa vào qua đường miệng. Điều này có nghĩa, nguyên liệu chịu trách nhiệm trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể là từ chế độ ăn uống. Nếu trong các thực phẩm này chứa chất gây ung thư, tương lai sao bạn không thể bị loại bệnh này cho được?

Phụ gia thực phẩm là một yếu tố khác làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Trong chúng có nhiều chất sẽ gây ung thư, nếu hấp thụ vào cơ quá nhiều đều là nguyên nhân. Các loại thực phẩm đã qua chế biến cũng như vậy. Để đối phó với những tình huống này, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không ăn thực phẩm chứa chất phụ gia và thực phẩm hỏng, không ăn thịt, ăn nhiều rau và trái cây.

(Còn tiếp)

Theo blog.sina.com.cn
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version