Đại Kỷ Nguyên

Bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới trời nắng ‘thiêu đốt’ vẫn sống sót thần kỳ

Hành trình giành giật sự sống cho bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố gas 3 ngày giữa nắng nóng. (Ảnh: Sao Star, Lao Động)

Khi xuống trạm y tế nhìn thấy bé tôi xót xa lắm. Là người mẹ sinh con ra mà làm như vậy thì ác quá. Nhiều trường hợp trót dại, khi sinh con ra ít nhất họ cũng cho con được cái tã, manh áo…

Mấy ngày nay liên tiếp có những trường hợp sinh tử của trẻ nhỏ khiến dư luận xôn xao: Bé 5 tuổi chết ở nhà hoang; Bé 19 tháng tuổi nguy kịch vì bị bỏ quên trên xe ô tô suốt 2 tiếng… Nhất là trường hợp bé trai sơ sinh bị mẹ bỏ rơi không mảnh vải che thân trong hố gas suốt 3 ngày giữa trời nắng hè như thiêu như đốt khiến ai cũng cảm thương và thán phục trước sức sống kỳ diệu của cậu bé.

Sức sống mãnh liệt của cậu bé Nguyễn Văn An

Từ ngày 6/3, người dân ở gần ngôi miếu nhỏ xã Thanh Mỹ, huyện Sơn Tây, Hà Nội nghe tiếng giống trẻ con khóc nhưng nghĩ là tiếng trẻ nhà ai đó trong làng. Đến 2 hôm sau vẫn nghe tiếng khóc thì họ lại nghĩ là tiếng mèo kêu, vì lúc này tiếng khóc lạ hơn, yếu ớt hơn. Sau đó, sáng 8/6, không ai còn nghe thấy khóc nữa. Nhưng đến chiều 8/6, người dân tiếp tục nghe tiếng rên thì mới tỏa ra đi tìm. Nhìn xuống hố ga thấy cháu bé, người dân vội vàng đưa đến trạm xá.

Ảnh chụp màn hình báo Lao Động

“Khi bế cháu đến trạm y tế, bé sơ sinh vẫn còn khóc được nhưng người thì rất bẩn, kiến, dòi bọ bu kín. Đánh giá các chỉ số sinh tồn của cháu còn tốt, chúng tôi ngay lập tức tắm cho cháu, lau bớt dòi bọ ở mắt, nách, hai bên tai rồi nhanh chóng chuyển cháu ra Bệnh viện đa khoa Sơn Tây”- chị Thắm điều dưỡng Trạm y tế xã Thanh Mỹ xúc động kê lại trên báo Lao Động.

Tại đây, một lần nữa, cháu bé được vệ sinh lại, lấy bớt dòi bọ, cắm truyền tĩnh mạch và ngay lập tức chuyển đi Bệnh viện Xanh Pôn. Xuống BV Xanh Pôn, các bác sĩ tiếp tục soi trong tai cháu thấy rất nhiều dòi, đến đêm mới lấy ra hết.

Ngay sau khi biết được thông tin, rất nhiều người dân vì thương cảm đã đến bệnh viện mong muốn được gặp, trao sữa, bỉm… cho cháu. Cháu được những người cứu sống đặt tên là Nguyễn Văn An với mong muốn mọi thứ sẽ bình an.

Ảnh chụp màn hình báo Saostar

Chưa có trường hợp nào bị bở rơi thương tâm như thế

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo (cán bộ văn hóa xã Thanh Mỹ), người theo bé An để lo thủ tục mỗi khi cần chia sẻ, đây là lần đầu tiên địa phương có trường hợp trẻ bỏ rơi thương tâm như vậy.

“Khi xuống trạm y tế nhìn thấy bé tôi xót xa lắm. Là người mẹ sinh con ra mà làm như vậy thì ác quá. Nhiều trường hợp trót dại, khi sinh con ra ít nhất họ cũng cho con được cái tã, manh áo. Đây bé lại không có một cái gì, lại đặt ở hố gas. Thật sự với tôi cháu bé rất kiên cường”, chị chia sẻ cùng báo Sao Star.

30 năm làm nghề, điều dưỡng Thắm đã gặp nhiều trường trẻ bị bỏ rơi. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên chị gặp trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ dưới hố gas, không mảnh vải che thân, dòi bọ bu đầy người. Trong quá trình vận chuyển liên tục nhiều cơ sở y tế, đường xa cộng với nắng nóng gay gắt, chị Thắm và mọi người thấm mệt. Mắt chị Thắm đỏ hoe, rơi nước mắt vì thương xót cháu bé.

“Tôi theo cháu cả hành trình vì thương cháu, muốn làm gì đó tốt nhất cho cháu. Nắng nóng vậy, cháu nằm 3 ngày còn chịu được, mình mệt mỏi chút có sao đâu. Cháu bị dòi bọ ăn vào tai, mắt, rốn như vậy chắc cháu đau đớn lắm…”, điều dưỡng Thắm đau xót.

Dù vậy, chị Thắm vẫn nghĩ rằng cháu bé sống được là một điều kỳ diệu, may mắn hơn là những ngày vừa qua trời không mưa. “Nếu trời mưa, hố ga ngập nước, chắc chắn cháu không thể sống sót”- chị nói.

Với kinh nghiệm của mình, điều dưỡng Thắm cho rằng có thể cháu bị bỏ ngoài hố gas 3 ngày, nhưng cháu được sinh trước đó, chứ không phải 3 ngày tuổi. “Tôi cho rằng cháu sinh được khoảng 7 ngày vì rốn cháu đã rụng. Trước đó cháu đã được bú, được ăn rồi mới bị bỏ”, nữ điều dưỡng nói.

Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang cướp đi mạng sống bao người, chúng ta càng thấy sinh mệnh trân quý nhường nào. Nhưng Trời Phật vẫn luôn từ bi với những ai lương thiện, cậu bé hẳn có phúc báo sâu dày nên mới có thể vượt qua nguy nan này. Chỉ cần không uống nước, phơi nắng trong thời tiết nắng nóng như vậy 3 ngày thì dẫu người lớn khoẻ mạnh cũng khó tránh khỏi sốc nhiệt.

Exit mobile version