Đại Kỷ Nguyên

Bé gái 8 tháng tuổi bị tiêm nhầm thuốc đã qua đời: Biện pháp nào để tránh rủi ro?

Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời tiết lạnh, do ăn phải đồ lạnh, hoặc bú sữa mẹ bị nhiễm lạnh khiến chức năng tiêu hóa bị gián đoạn, không kiện vận như bình thường. Tiêu chảy lâu ngày sẽ mất tân dịch và sốt dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức. Phát hiện và có biện pháp phòng trị ngay ban đầu là điều kiện tốt nhất để trẻ được khỏe mạnh.

Theo Giaoduc.net, tối 23/01, bé gái Nguyễn Hoàng Tr. 8 tháng tuổi, người bị nữ điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội bị tiêm nhầm kali thay vì đường uống đã qua đời sau vài ngày cấp cứu,

Trước đó, lúc 17h50 ngày 15/1, bệnh nhi nhập viện do sốt cao, nôn, đi ngoài. Qua khai thác tiền sử bệnh nhân từ chị Trịnh Thanh Hải (mẹ bệnh nhi) đây là con đầu, đẻ thường, đủ tháng, chưa phát hiện bệnh lý gì đặc biệt.

Qua thăm khám, các bác sỹ của bệnh viện Đa khoa Đông Anh chẩn đoán, bệnh nhi Trang tiêu chảy cấp có mất nước, viêm họng cấp, theo dõi tim bẩm sinh. Đến 22h50 cùng ngày, trẻ mệt, khát nước, mắt trũng nhẹ, bụng mềm, còn chướng…

Bé gái Nguyễn Hoàng Tr. 8 tháng tuổi được cấp cứu. (Ảnh: plo.vn)

Theo Đông y, bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, do cho bú không đúng cữ hoặc cho ăn sữa pha không đúng quy cách, hay do thời tiết lạnh, ăn phải đồ lạnh, hoặc mẹ mang bầu sữa lạnh truyền sang con. Nếu tiêu chảy kéo dài, khiến cơ thể mất tân dịch mà kiệt sức, lúc này không kiện vận bộ máy tiêu hóa mà đưa vào các chất khó hấp thu, tình trạng sẽ nặng hơn mà có nguy cơ tử vong.

Triệu chứng: Phân có chứa nước hay phân lổn nhổn không tiêu, có bọt, phân có màu xanh hoặc màu vàng, tiểu tiện ít hoặc đau, bụng chướng, nặng thì phát sốt do mất tân dịch.

Điều trị: Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, hãy làm các động tác xoa bóp dưới đây để kiện tỳ chỉ tả, giúp chức năng tiêu hóa của trẻ được hồi phục, bụng hết chướng và đi ngoài trở lại bình thường

Thủ thuật và huyệt: Áp dụng 7 thủ thuật: Bổ tỳ thổ, vận nghịch Nội bát quái, day Ngoại lao cung, day Thần khuyết (rốn), thanh Đại trường, bổ Thận thủy (Lòng ngón út), đẩy Quy vĩ.

Bổ tỳ thổ

Bổ Tỳ thổ

Vị trí: Bờ ngoài ngón cái phía xương quay.

Thủ thuật: Đẩy 1 – 5 phút, đẩy vào trong là bổ (phép bổ cần làm chậm,từ tốn).

Tác dụng riêng: Tỳ vị hư, ăn uống kém, tiêu chảy.

Vận nghịch Nội bát quái

Vận nghịch Nội bát quái

Vị trí: Gan (lòng) bàn tay.

Thủ thuật: Đẩy vận 1 – 5 phút ngược chiều kim đồng hồ gọi là vận nghịch.

Tác dụng riêng: Vận nghịch có thể làm cho giáng để làm hết nôn.

Day Ngoại lao cung

Ngoại lao cung

Vị trí: Đối diện nội lao cung, huyệt nằm ở giữa mu bàn tay.

Thủ thuật: Bấm 5 lần, day 100 – 150 lần.

Tác dụng riêng: Chữa đau bụng do hàn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, lòi dom, đái dầm, ho he.

Day huyệt này có thể chữa đau bụng như hàn, giảm đau của đau bụng do giun.

Day Thần khuyết (rốn)

Vị trí: Ở rốn

Thủ thuật: Day 100 – 300 lần, xoa 5 phút.

Tác dụng riêng: Chữa đầy bụng, đau bụng, thực tích, táo bón, sôi bụng, buồn nôn.

Thần khuyết ( rốn)

Thanh Đại trường (đại tràng)

Thanh Đại tràng

Vị trí: Bờ (phía ngón tay cái) của ngón trỏ, từ đốt ngón tay thứ hai đến đốt ngón tay thứ 3.

Thủ thuật: Đẩy lùi từ gốc ngón tay ra tới đầu ngón tay là thanh, đẩy 100 – 300 lần.

Tác dụng: Chữa ỉa chảy, lòi dom, táo bón, kiết lỵ.

Bổ Thận thủy (lòng ngón út)

Bổ Thận thủy

Vị trí: Mặt phía sau tay đốt thứ 3 ngón tay út.

Thủ thuật: Đẩy từ đầu ngón tay đến cuối ngón tay 100 – 300 lần.

Tác dụng riêng: Chữa tiên thiên bất túc, ốm lâu ngày người hư nhược, ỉa chảy sáng sớm, đái dầm, ho hen, mặt đỏ, đau răng.

Đẩy Quy vĩ

Đẩy Quy vĩ

Vị trí: Đầu chóp xương cùng (xương cụt).

Thủ thuật: Đẩy từ dưới hoặc day từ dưới lên.

Tác dụng riêng: Trị đau vùng xương cùng, sa trực tràng, cầm tiêu chảy.

Tác dụng chính của các huyệt

Những điều cần chú ý khi làm xoa bóp cho trẻ em

Sau khi xoa bóp cho trẻ cần chú ý

Đợt chữa bệnh và thời gian một lần xoa bóp

Đợt chữa bệnh

Thời gian 1 lần xoa bóp

Lê Thắng

Exit mobile version