Đại Kỷ Nguyên

Bạn có biết độc tố của ngũ tạng tàng trữ ở đâu không?

Y học cổ truyền nhìn nhận, những độc tố trong cơ thể nếu không thể kịp thời bài tiết ra ngoài đều có ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Những vật chất thải này được gọi là ‘chất độc’, gây ra những biểu hiện của cơ thể như ứ huyết, đàm thấp, hàn khí, đầy bụng, khí uất, bốc hỏa. Các độc tố này tích tụ trong ngũ tạng, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Sau đó da, gân cốt, cơ bắp và thần kinh cũng theo đó dần bị lão hóa.

Độc tố của ngũ tạng là gì?

Khi cơ thể bị nhiễm độc, các quá trình sinh lý bên trong bắt đầu đi lệch với quy luật vốn có, là nguyên nhân gây ra ốm đau và các tác hại lớn đối với sức khỏe. Thời tiết, không khí, gió bụi, các vật thể kim loại nặng, rác môi trường hay thực phẩm thiếu an toàn đều là những yếu tố gây nhiễm độc.

Chất độc này làm tổn hại đến các cơ quan nội tạng, trao đổi chất và bài tiết cũng như hoạt động liên hoàn của cơ thể. Biểu hiện thì nhiều, nhưng có thể tóm gọn bằng 2 cụm từ: Lão hóa và Bệnh tật. Vậy những độc tố này trong ngũ tạng tích tụ ở đâu và có biểu hiện như thế nào?

1. Tạng Tâm (Trái tim)

Độc tố trong tạng Tâm biểu hiện ở:

Y học cổ truyền tin rằng, tạng Tâm và lưỡi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, vết loét phát triển trên lưỡi trong thời gian dài thường do nội hỏa hoặc hỏa độc trong tạng này.

Trán là khu vực thuộc sự quản lý của tạng Tâm. Khi tâm hỏa vượng trở thành hỏa độc, vị trí này cũng sinh ra mụn, liên tục không ngừng hết đợt này đến đợt khác.

Tạng phủ này luôn không ngừng làm việc, khi hỏa độc ứ lại không cách nào thải ra sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh ra bất an.

Thải độc như thế nào?

Tâm sen là thực phẩm hỗ trợ thải độc tạng Tâm rất tốt. Theo Đông y, nó có vị đắng, có thể phát tán tâm hỏa. Mặc dù có tính hàn, nhưng không gây tổn thương cho dương khí của cơ thể. Bởi vậy, nó được coi là thực phẩm hóa giải nhiệt độc trong tạng Tâm tốt nhất. Có thể dùng tâm sen pha trà thay nước hằng ngày để tăng hiệu quả.

Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Huyệt Thiếu phủ thuộc về Kinh Thủ Thiếu âm Tâm, mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Từ 11 – 13h trưa là thời điểm tạng này hoạt động mạnh nhất. Có thể ăn những loại thực phẩm có tác dụng dưỡng Tâm và thải độc như Phục linh, các loại hạt, đậu nành, vừng đen, táo đỏ, hạt sen…

‘Tâm là quân chủ’ sợ mệt mỏi. Khi tâm khí vượng, sắc mặt sẽ hồng hào sáng sủa, ngược lại sẽ xuất hiện các triệu chứng tức ngực, tâm khí suy nhược… Bởi vậy, một số thói quen không tốt gây tổn thương tới Tâm như trầm cảm, mệt mỏi… đều cần cố gắng loại bỏ. Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày như không ngủ đủ giấc, quá lao lực mệt mỏi đều dẫn tới tâm khí bất túc.

Phương pháp dưỡng tâm tốt nhất là ngồi thiền hoặc tĩnh tọa 30 phút buổi trưa, sau khi ăn xong không được lập tức đi ngủ. Ngoài ra, sưởi nắng cũng có thể hỗ trợ dưỡng tâm hiệu quả.

Tâm sen dưỡng tâm. (Ảnh: sohu.com)

2. Tạng Can (Gan)

Độc tố của tạng phủ này biểu hiện ở:

Cách thải độc

Theo thuyết Ngũ hành của Y học cổ truyền, thực phẩm màu xanh có thể khơi thông Can khí, từ đó giúp hỗ trợ sơ can, giải uất, tăng cường chức năng và bài trừ độc hữu hiệu. Thói quen uống rượu, ăn uống quá nhiều, quá béo ngậy sẽ làm cho gan trở nên “bẩn”. Hãy tạo thói quen tránh những điều này. Ngoài ra, thêm một phương pháp giải độc đơn giản và chắc chắn nhất là hãy duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ. Đừng giận dữ và để mình rơi vào trầm cảm, đây chính là cách duy trì chức năng bài tiết và thải độc bình thường nhất cho cơ thể.

Thực phẩm màu xanh lá cây chính là món ăn tốt nhất cho Can để thúc đẩy quá trình thải độc, giảm sự ứ trệ và tăng khả năng bài tiết. Trong đó, dùng chanh tươi cắt thành lát cho vào nước uống như trà là một giải pháp tối ưu. Ngoài ra có thể pha trà Kỷ tử và hoa cúc để uống cũng mang lại tác dụng bảo vệ, nâng cao chức năng tạng phủ này trong việc thải độc. Bên cạnh đó, khoai lang, ngô, rong biển, táo, sữa, hành tây, bí xanh, là những thực phẩm phù hợp để chăm sóc Can tạng, ăn thường xuyên những món này sẽ tăng khả năng giải độc.

Kỳ tử giúp hỗ trợ tăng cường khả năng chịu đựng của Can tạng (Ảnh: http://tw.aboluowang.com)

Nước mắt chảy ra không chỉ giúp bạn vơi đi nỗi buồn, mà có có lợi ích bất ngờ với sức khỏe. Khi tâm trạng bất ổn, bạn có thể khóc để cho những giọt nước mắt rơi xuống, ví dụ như xem phim cảm động, tiếp xúc với hành cay, bạn hãy để nước mắt chảy tự nhiên. Đây chính là một cách giải độc cho Can tạng không phải ai cũng biết.

3. Tạng Tỳ (Lá lách)

Độc tố của Tỳ tạng biểu hiện ở:

Phụ nữ xuất hiện nám trên mặt, chức năng hệ tiêu hóa thường yếu hơn những người không mắc.

Theo Đông y, chất béo trong cơ thể được gọi bằng một tên khác chính là đàm thấp. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa không tốt, không thể kịp thời loại bỏ độc tố. Cách giảm cân hiệu quả nhất cần chú trọng việc khôi phục lại chức năng hoạt động bình thường của Tỳ Vị và loại bỏ đàm thấp.

Cách thải độc

Các loại thực phẩm vị chua như ô mai, giấm là những thực phẩm có tác dụng rất tốt giúp hóa giải các chất độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài trong thời gian ngắn. Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của Tỳ tạng, và có tác dụng kháng độc cho tạng phủ này.

Đối với những người có tỳ vị yếu, tốt nhất trong nhà bếp nên có trần bì (vỏ quýt để lâu năm). Tục ngữ có câu “một lạng trần bì một lạng vàng”, trần bì là vị thuốc đông y thường dùng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa, tiêu chất nhầy v.v., thường được dùng để chữa những triệu chứng Tỳ vị yếu.

Huyệt Thương khâu hỗ trợ thải độc Tỳ tạng rất tốt. Huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót – sên – thuyền. Huyệt có tác dụng: Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ, chuyên trụ chỉ các chứng cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém. Để thải độc cho Tỳ dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.

Huyệt Thương khâu hỗ trợ thải độc Tỳ tạng tốt nhất. (Ảnh: hoctrilieu.com)

Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn đi vào nếu không được tiêu hóa hoặc hấp thụ sẽ tiết độc và được tích tụ lại. Để tốt cho tạng phủ này, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ rất có hiệu quả kiện Tỳ, thải độc.

Tỳ được coi như kho lương thực, sợ thực phẩm lạnh, có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng. Thói quen chủ yếu gây tổn thương có liên quan tới ăn uống. Đông y có câu “Dưỡng Tỳ Vị chính là dưỡng nguyên khí, dưỡng nguyên khí chính là dưỡng sinh mệnh”, Tỳ Vị khỏe là nhân tố quan trọng quyết định tuổi thọ dài hay ngắn. Ăn nhiều thực phẩm sống, lạnh sẽ làm hàn khí thâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương Tỳ Vị.

4. Tạng Phế (Phổi)

Độc tố trong tạng phủ này biểu hiện ở:

Y học Trung Quốc tin rằng Phế quản lý da của toàn cơ thể. Khi có nhiều độc tố trong phổi, chất độc sẽ tích tụ trên da, làm cho làn da trông xỉn màu.

Theo Đông y, Phế quản lý da toàn thân, da có trơn bóng, trắng hay không đều dựa vào chức năng của tạng này. Khi độc tố trong tạng này tích tụ nhiều, sẽ đọng lại ở da, làm sắc da xỉn màu. Phế giống như “tể tướng” chuyên phò tá bên cạnh “quân chủ” là Tâm. Bằng việc quản lý khí trong cơ thể, Phế hỗ trợ Tâm trông nom cả cơ thể.

Dù bạn có hút thuốc hay chỉ hít khói thuốc từ người khác đều là nguyên nhân đầu tiên khiến phổi bị nhiễm độc. Tiếp đó, không khí ô nhiễm và môi trường làm việc độc hại sẽ khiến phổi bị đe dọa nghiêm trọng. Da và tóc là cơ quan đại diện cho Phế, khi Phế bị nhiễm độc, da sẽ rất xỉn màu, không sáng bóng và xấu đi trông thấy. Khi có độ nhiễm độc cao, vùng mặt và trán bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn trứng cá. Không những thế, phổi nhiễm độc sẽ cản trở khí huyết lưu thông, hoạt động kém hiệu quả, có thể gây khó thở, đau tức ngực.

Y học cổ truyền quan niệm, Phế tạng và Đại tràng là một hệ thống hoàn chỉnh, khi xuất hiện độc tố, đại tràng và đường ruột bên dưới cũng hoạt động không bình thường từ đó dẫn đến xuất hiện táo bón.

Thải độc Phế tạng như thế nào?

Theo Trung y, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát. Khi được nấu chín thì lại có vị ngọt, tính bình và sở hữu rất nhiều công dụng thần kỳ như thanh nhiệt, giải độc, kiện vị, tiêu đờm, khỏi ho, nhuận khí, lợi niệu, sinh tân, giải khát… Theo các chuyên gia y tế, vitamin C có trong củ cải trắng sẽ giúp cơ thể bài trừ chất độc và các chất cặn bã, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Chưa dừng lại ở đó, chất xúc tác có trong củ cải cũng giúp cơ thể của chúng ta hấp thụ tinh bột và “giải quyết” những thức ăn bị ứ đọng trong bao tử, giúp phòng chống các bệnh đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nấm, bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.

Củ cải có vị cay, tính mát có tác dụng hỗ trợ thải độc Phế tạng rất tốt. (Ảnh: kknews.cc)

Huyệt vị tốt cho Phế là Hợp cốc. Huyệt nằm trên mu bàn tay, ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ còn có tên gọi khác là Hố khẩu. Có tác dụng trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong. Chủ trị: Ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, viêm amidan, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.

Massage huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong Phế và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ. Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh. Hoặc dùng ngón tay cái ấn vào vị trí huyệt vị này 3 – 5 phút là được. Phụ nữ có thai không dùng huyệt vị này.

Từ 3 – 5 giờ sáng: Đây là thời điểm giải độc của Phế vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại đây, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc.

5. Tạng Thận

Độc tố của tạng phủ này biểu hiện ở:

Sự xuất hiện và biến mất của kinh nguyệt là một biểu hiện cho thấy chức năng Thận có mạnh hay không. Nếu có nhiều độc tố trong thận, lượng máu kinh sẽ giảm.

Phần dưới cằm của khuôn mặt thuộc quản lý của Thận tạng. Khi độc tố trong tạng phủ không được thải hết, phần dư thừa được thể biểu hiện ở phần dưới cằm.

Các độc tố trong cơ thể tiêu thụ năng lượng của Thận tạng, làm năng lượng cung cấp cho cơ thể giảm, từ đó gây ra mệt mỏi, mất ngủ, yếu chân tay.

Làm thế nào để giải độc?

Bí đao là thực phẩm rất giàu nước. Khi vào cơ thể, nó kích thích thận tăng sản sinh nước tiểu và bài tiết độc tố ra ngoài. Dùng bí đao nấu canh, xào đều có tác dụng hiệu quả.

Mặc dù Sơn dược có thể đồng thời bổ dưỡng nhiều tạng phủ, nhưng chủ yếu nhất vẫn là bổ thận. Thường xuyên ăn loại thực phẩm này có thể tăng cường chức năng giải độc của thận. Cách ăn tăng cường hiệu quả thải độc và dưỡng thận tốt nhất là dùng loại đã được bào chế với đường.

Thời gian thích hợp thải độc thận tốt nhất là từ 5 – 7 giờ sáng. Qua một đêm tự phục hồi, chất độc tập trung ở tạng phủ này vào buổi sáng. Vì vậy, tốt nhất nên uống một cốc nước đun sôi để nguội để thanh lọc và bài tiết chất độc trong tạng phủ này vào buổi sáng sớm.

Kiên Định
Theo Aboluowang.com

Xem thêm:

Exit mobile version