Đại Kỷ Nguyên

Bạn cần phải làm gì nếu gặp cơn đau tim khi đang ở một mình?

Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số liên quan đến xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim. 50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước.

Cơn đau tim (Đau thắt ngực) thường là triệu chứng điển hình và cũng là đặc trưng nhất của bệnh mạch vành, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một biến chứng đặc biệt nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh đó là nhồi máu cơ tim. Xử trí đúng cách trong cơn đau thắt ngực sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn và hạn chế được những nguy hiểm có thể xảy ra nếu cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Nguyên nhân bệnh 

Theo Y học cổ truyền: Tỳ dương vận hóa kém, sinh ra đàm trọc. Tâm dương không phấn chấn làm cho huyết trở trệ. Đàm trọc, huyết trệ gây trở ngại cho tâm mạch, dương khí ở vùng ngực không thông suốt, sinh chứng đau tức ở vùng ngực. Mặt khác, cơ thể sẵn có nội thương như trên, lại bị hàn khí xâm phạm tạng phủ, dồn lên vùng ngực gây ra cơn đau dữ dội ở tim.

Động mạch vành bị xơ cứng, khi co thắt không đưa được máu vào tim, gây thiếu oxy cục bộ, gây đau tim. (Ảnh: epochtimes.com)

Theo Y học hiện đại: Động mạch vành bị xơ cứng, khi co thắt không đưa được máu vào tim, gây thiếu oxy cục bộ, gây đau tim. Nếu co thắt kéo dài sẽ trở thành nhồi máu cơ tim, dễ dẫn đến tử vong. Từ tim có dây thần kinh đi dọc theo cánh tay trái. Vì vậy, khi tim bị đau thì dây thần kinh bị tác động, gây đau dọc phía trong cánh tay, cổ tay và bàn tay trái.

Triệu chứng 

Vùng tim đau tức đột ngột như bất thình lình bị ai đấm mạnh, sau đó đau lan tỏa ra khắp ngực, sang nách, ra sau lưng, lên cổ, lên vai trái; chạy dọc phía trong cánh tay, bàn tay trái hoặc bên trong cả 2 cánh tay. Cơn đau dữ dội, kéo dài từ vài giây đến vài phút làm cho bệnh nhân hoảng sợ, tay ôm lấy ngực, đứng im. Nếu cơn đau kéo dài sẽ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Khi có dấu hiệu trên bạn có thể chọn 1 hoặc nhiều cách dưới đây:

1. Gọi cứu trợ

Khi nhận thấy dấu hiệu của một cơn đau tim, hãy cố gắng gọi người thân và xe cấp cứu ngay lập tức.

2. Dùng huyệt

Huyệt thái uyên nằm ngang lằn chỉ cổ tay – Chỗ hõm xuống (vị trí dấu chấm đỏ). (Ảnh: dkn.tv)

Ngửa tay trái, bàn tay phải ngửa nắm chặt cổ tay trái, ngón tay cái đè thật mạnh lên huyệt Thái uyên (Chỗ lõm giữa lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay. Nếu có nhiều nếp gấp và xác định khó thì gấp bàn tay vào cẳng tay, nếp nào là trục gấp sẽ hằn sâu hơn và nếp đó là mốc lấy huyệt). ấn mạnh mấy giây, cơn đau ở tim vừa nhói lên sẽ tan ngay và không xuất hiện nữa.

3. Dùng thuốc aspirin

Các nghiên cứu đã cho thấy người lên cơn đau tim hãy nhai từ từ một viên thuốc aspirin để thuốc hòa tan và hấp thu vào máu nhanh hơn khi đến dạ dày. Aspirin giúp phá vỡ cục máu đông, giảm thiểu tổn thương cơ tim trong cơn đau tim.

4. Ho và Áp lực lên tim

Khi xuất hiện triệu chứng đau tim, bắt đầu ho mạnh ngay lập tức:

Tạo áp lực lên tim bằng cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường. Thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version