Đại Kỷ Nguyên

9 chiêu đánh thức bản thân khi bị bóng đè

Bóng đè là một hiện tượng không ít người gặp phải, khiến người ta sợ hãi mỗi khi đến giờ đi ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy làm thế nào để có thể nhanh chóng thoát khỏi cái bóng vô hình ấy?

“Bị bóng đè” có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, là một loại rối loạn giấc ngủ: Ở vào trạng thái nửa ngủ nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng cho dù bản thân cố gắng dùng sức thế nào, đều rất khó mở mắt ra hoặc cử động được. 

Trạng thái bị bóng đè trong giấc ngủ có thể gây cảm giác ngưng thở, ngạt thở, sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu, thậm chí cố hết sức cũng không thể nào trở mình ngồi dậy để thoát khỏi cái “bóng vô hình đè nặng” đó.

Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho những người hay bị bóng đè.

1. Không nên phản kháng

Khi bạn cảm thấy bản thân bị đè lại, không thể động đậy được, thì đừng nên phản kháng, nếu không tình trạng có thể trở nên căng thẳng hơn.

2. Tự mình nhắc nhở chính mình

Khi bạn cảm thấy bị liệt thân khi ngủ, có thể thả lỏng người trước, rồi nói với bản thân mình “đây là bị bóng đè, sẽ không có chuyện gì đâu”. Như vậy có khả năng sẽ tỉnh lại được nhanh chóng hơn là phản ứng kịch liệt.

3. Co duỗi ngón chân

Thử co duỗi tứ chi, ví như ngón tay và ngón chân. Bởi vì phần đông triệu chứng liệt thân khi ngủ là ảnh hưởng phần bụng, phần ngực, cổ họng. Vậy nên nếu như bạn tập trung sức chú ý ở ngón chân, và thử co duỗi nó, rất có thể sẽ đánh thức bạn.

4. Nắm chặt bàn tay

 Điều này cũng tương tự như điều 3.

5. Tập trung hít thở

Bởi vì hơi thở ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể, sẽ không tê dại giống như các cơ thịt của cánh tay, phần ngực, phần chân. Vậy nên nếu như bạn có thể kiểm soát hơi thở vững chắc, thì có thể kiểm soát được cảm giác sợ hãi trong bạn.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người ngủ cùng giường

Nếu như có người ngủ chung với bạn, hãy nói với họ về trạng thái mà bạn hay gặp phải khi ngủ. Có thể dặn dò họ rằng: hễ nhìn thấy tôi trong tình trạng khó thở và nhịp thở không đều, ú ớ mà không cựa quậy được, thì hãy gọi tôi dậy.

7. Lợi dụng tiếng ho

Dùng sự biến đổi của âm thanh, ví như hơi thở, tiếng ho để đánh thức bản thân. Bởi vì loại hành vi này là chịu sự kiếm soát của thần kinh thực vật, dù cho trong lúc ngủ cũng có thể điều tiết một cách có ý thức.

8. Co giật mặt

Một biện pháp rất hữu hiệu, theo kinh nghiệm của tác giả bài viết, là sau khi ý thức được bản thân rơi vào trạng thái liệt thân khi ngủ, thì hãy co giật mặt của mình, thông thường làm 2, 3 lần như vậy thì sẽ có thể tỉnh lại.

9. Lập ra kế hoạch

Lập kế hoạch (Ảnh minh hoạ)

Những lời khuyên nêu trên đã giúp đỡ không ít người thoát khỏi trạng thái liệt thân khi ngủ, nhưng mà rốt cuộc không hẳn sẽ có hiệu quả với bản thân bạn.

Bạn vẫn cần phải lập ra kế hoạch, chính là giống như kế hoạch chạy trốn khỏi hỏa hoạn vậy, để cho “những gì nên làm” ăn sâu trong tâm trí bạn, giúp cho chủ ý thức của bạn mạnh mẽ hơn. Khi gặp bóng đè bạn sẽ không còn bối rối phải hành động ra sao, không phải lo lắng bị rồi thì cần làm sao để cân bằng lại trạng thái.

Ngoài ra, nên nhớ rằng, sau khi tỉnh lại thì cần tức khắc xuống giường, mở đèn, rồi rửa mặt bằng nước lạnh. Vì nếu như lại ngủ tiếp, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái đó một lần nữa.

Tiểu Thiện

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version