Đại Kỷ Nguyên

7 món Đông y giúp cơ thể bạn thơm mát

Các món đồ ăn thức uống không chỉ mang cho bạn dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mùi của cơ thể. Một số công thức dưới đây sẽ giúp “thanh lọc” mùi, cho bạn một cảm giác thơm mát.

Cơ chế làm thơm cơ thể của Đông y bao gồm hai mặt:

Một mặt, thông qua thuốc hoặc thức ăn, theo nguyên lý âm dương cân bằng để điều hòa nội bộ cơ thể, trừ đi tà khí bên trong hoặc trọc khí đàm thấp, khiến cho công năng tạng phủ kinh mạch hoạt động bình thường, khí huyết sung túc, da dẻ sáng bóng mịn màng, sắc mặt hồng hào tươi nhuận.

Mặt khác, bản thân thức ăn và thuốc có các chất thơm, tại quá trình chuyển hóa trong cơ thể, một phần sau đó phát tán ra ngoài trở lại.

Dưới đây xin giới thiệu với các bạn 7 món ăn giúp cơ thể bạn thơm mát.

1. Canh nấm trắng

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Nấm 10g, hoa nhài 4g, đường phèn 60g, hạt thanh yên cho tùy khẩu vị người ăn.

Cách chế biến:

– Chuẩn bị nấm, hoa nhài, đường phèn và hạt thanh yên.

– Ngâm riêng những nguyên liệu trên vào nước lạnh cho nở ra.

– Nấm khi đã nở đều thì rửa sạch, xé nhỏ, cho vào nồi điện, thêm nước, nấu tầm 40 phút cho nhừ.

– Cho đường phèn.

– Thêm thanh yên.

– Đổ cả hoa và nước ngâm hoa nhài vào.

– Múc canh nấm trắng ra bát, ăn nóng.

2. Cháo đậu đỏ hoa quế

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Đậu đỏ 150g, đường đỏ, hoa quế, củ sen bột số lượng vừa phải.

Cách chế biến:

– Đậu đỏ rửa sạch ngâm nước trước (tốt nhất là ngâm trước một đêm).

– Cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi rồi thêm nước. Nấu đến lúc nước sôi.

– Sau khi sôi giảm nhỏ lửa. Đun đến khi đậu nứt ra.

– Thêm đường đỏ.

– Cho hoa quế vào (cũng có thể cho nước siro hoa quế).

– Hòa bột củ sen vào nước.

– Nấu cho đường đỏ tan ra thì cho bột sen đã hòa đều vào nồi.

– Khi nước sắp cạn, cho to lửa một lần nữa đến khi cháo sánh lại là được.

– Hương vị ngọt ngào ấm áp của cháo đậu đỏ hoa quế rất thích hợp mùa đông lạnh.

3. Trà hoa hồng

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Hoa hồng 3 bông, mật ong số lượng vừa phải.

Cách chế biến:

– Chuẩn bị hoa hồng, 3 bông là đủ, vì dùng nhiều quá thì sẽ bị chua.

– Cho hoa vào ly, đổ nước sôi vào, có thể nhìn thấy màu đỏ của hoa đang dần dần phai ra.

– Lấy nắp đậy lại khoảng 5 phút, nước trong ly chuyển dần sang màu đỏ. Nước mỗi lúc một đỏ.

– Vì nước hoa hồng có vị hơi chua, nên cho thêm một chút mật ong tùy theo khẩu vị mỗi người.

– Khẩu vị đã vừa thì từ từ thưởng thức.

4. Trà táo hoa hồng

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Táo đỏ 500g, hoa hồng 10g, đường phèn 80g.

Chế biến:

– Chuẩn bị táo đỏ, hoa hồng, đường phèn.

– Táo ngâm nở, rửa sạch, bỏ hạt.

– Bỏ táo vào nồi, cho nước vừa phải, đun to lửa đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa 20 phút.

– Cho đường phèn vào.

– Khi nước sắp cạn thì dùng muôi dằm nhuyễn táo.

– Cho hoa hồng vào đun dến khi cánh hoa nở to, sau đó để nguội, thêm mật ong, cho vào bình thủy tinh dùng dần.

5. Trà hoa hồng táo xanh

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Táo xanh 1 quả, hoa hồng 12 bông, nước ép táo 500ml, đường phèn số lượng vừa phải.

Cách chế biến:

– Hoa hồng khô đem rửa sạch, rồi ngâm vào nước ấm đến khi mềm.

– Đem nước táo đổ vào trong nồi, vặn to lửa đun sôi.

– Cho hoa hồng đã ngâm vào nồi đun.

– Khi cần dùng đến táo xanh mới gọt vỏ, bỏ lõi, cắt miếng, không nên cắt quá sớm sẽ bị thâm.

– Táo đã cắt bỏ vào nồi.

– Vặn lửa to thêm vài phút.

– Thêm đường phèn.

– Nấu đến khi đường phèn tan chảy thì tắt bếp.

6. Nước chanh đường

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Chanh 3 quả, đường phèn 1kg.

Cách làm:

– Rửa sạch chanh

– Cho chanh vào trong bát nước, thêm một chút muối, và ngâm trong vòng 30 phút

– Rửa sạch bình phơi khô

– Chuẩn bị đường

– Sau 30 phút vớt chanh ra rửa sạch, dùng khăn ăn thấm sạch nước, cắt một miếng, sát sạch bên trong thành bình thủy tinh để khử trùng

– Sau đó bỏ chanh và đường vào bình cứ một lớp chanh một lớp đường, để cho nước chanh ra nhanh, có thể dùng muôi đảo, như vậy chỉ cần nửa ngày nước chanh và đường đã tan vào nhau

– Cất vào tủ lạnh, khi nào uống thì mang ra, đặc biệt nếu buổi sáng pha nước ấm tầm 30-40 độ, cho thêm chút muối loãng, uống lúc đói, thì hiệu quả rất tốt.

7. Trà hoa cúc

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu: Lê trắng 50g, thanh yên 2g, hoa cúc 2g, đường phèn số lượng vừa phải.

Cách chế biến:

– Ngâm hoa cúc với một chút nước ấm, như vậy sẽ đỡ tốn thời gian đun.

– Ngâm thanh yên.

– Gọt vỏ lê. Đổ nước vào nấu lê, đường phèm cho vừa phải.

– Sau khi bật bếp thì mới thêm thanh yên vào.

– Cho hoa cúc vào, đun sôi, để làm đồ uống hàng ngày.

Theo Letu
Thiếu Kỳ biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version