Đại Kỷ Nguyên

5 nguyên nhân dẫn tới bệnh sa dạ dày và những lưu ý trong ăn uống

Người bị sa dạ dày nếu như không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày và hệ tiêu hóa, làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng, về lâu dài người bệnh sẽ khó ăn uống dẫn tới cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Sa dạ dày cũng có thể dẫn tới xuất huyết và nếu như không được kiểm soát tốt có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Sa dạ dày chính là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí, khi có sự biến đổi, dạ dày sẽ bị sa dài gây ảnh hưởng cho việc tiêu hóa. Dạ dày của người bình thường giống hình sừng bò, ở bên trên khoang bụng. Nếu như dạ dày thay đổi từ hình sừng bò sang hình móc câu và rủ xuống khoang bụng dưới kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn xong chướng bụng, khó tiêu thì là đã mắc bệnh sa dạ dày.

Nguyên nhân dẫn đến sa dạ dày

1. Cơ thể suy yếu: Khí huyết hư tổn, nguyên khí chưa được khôi phục, người thường xuyên mệt mỏi thì dễ gây nên sa dạ dày, Những người cơ thể suy nhược, gầy ốm, giảm cân nhanh khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất, mất cân đối dưỡng chất làm cho gân cơ bụng lỏng lẻo không có tính đàn hồi tốt, mỡ ở vách bụng thiếu, áp suất bụng giảm cũng dẫn tới sa dạ dày.

Người thường xuyên mệt mỏi có khả năng gây ra sa dạ dày. (Ảnh: Pixabay)

2. Ăn uống không khoa học: Những người thường xuyên có thói quen ăn quá no trong một thời gian dài làm cho đáy dạ dày bị giãn ra và tụt xuống dưới. Một số người có thói quen không nghỉ ngơi sau khi ăn uống mà làm việc nặng hay luyện tập ngay cũng là nguyên nhân dẫn tới sa dạ dày, vì lượng thức ăn ở dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã bị áp lực và đẩy xuống dưới dạ dày.

3. Stress và lo lắng: Người suy nghĩ quá nhiều, tinh thần không yên ổn hoặc tinh thần luôn ở tình trạng căng thẳng, kết hợp việc ăn uống giảm sút, mất ngủ thời gian lâu làm cho dạ dày tổn thương mà gây sa dạ dày.

4. Thuốc: Những người phải dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính như bệnh nội tiết, bệnh viêm dạ dày, các loại thuốc chống co thắt, thuốc ức chế canxi, thuốc điều trị bệnh huyết áp… cũng đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa dạ dày.

5. Bệnh: Người mắc bệnh viêm đa cơ, đau nửa đầu, chóng mặt, lupus ban đỏ, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tuy hay cả viêm dạ dày cũng dễ mắc sa dạ dày hơn bình thường.

Triệu chứng của bệnh sa dạ dày

Cách phòng bệnh sa dạ dày

Ăn uống điều độ, không ăn quá no sẽ giúp ích cho dạ dày. (Ảnh: Pixabay)

Những điều cần chú ý khi bị sa dạ dày

Điều trị bệnh sa dạ dày

1. Bài tập ở nhà cho người bị sa dạ dày

2. Các món ăn có lợi cho người bị bệnh sa dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh sa dạ dày theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để hỗ trợ chữa trị mang lại hiệu quả cao.

Thái Sơn

Exit mobile version