Đại Kỷ Nguyên

5 món ăn giảm đau cho những người viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng khá phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra rất nhiều đau đớn. Nguyên nhân có thể do chấn thương, trao đổi chất bất thường hoặc nhiễm trùng, di truyền… Tuy nhiên hoàn toàn có thể điều chỉnh ăn uống để hỗ trợ  phòng và điều trị.

Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hay nhiều khớp.

Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp. Viêm khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, các khớp có thể bị đau từ trung bình đến đau dữ dội và các khớp có thể bị biến dạng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp: Đau khớp, ngay cả khi không di chuyển; Sưng và cứng khớp; Viêm tại chỗ hay chung quanh các khớp; Khớp hạn chế cử động; Đỏ vùng da quanh khớp…

Sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương bảo vệ các xương khỏi sự ma sát khi bạn vận động. Khi bị viêm xương khớp thì mô sụn bị viêm sẽ gây ra sự mất mô nghiêm trọng, các sụn bị vỡ và mòn đi, khi cử động sẽ làm cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau gây nên viêm, sưng, đau nhức và làm mất khả năng cử động của khớp

Trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng của bao khớp, đây là một lớp màng bền chắc bao phủ toàn bộ khớp. Lớp màng này, còn được gọi là bao hoạt dịch, sẽ trở nên viêm và phù nề. Quá trình này thậm chí có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.

Để điều trị viêm khớp cần thời gian dài, kiên trì. Bên cạnh các phương pháp điều trị y học thì việc điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng thực phẩm từ chính gian bếp có thể giúp giảm bớt các cơn đau. Hãy lưu ý đến những thực phẩm sau:

1. Gạo lứt

Gạo lứt chữa sưng đau, viêm khớp.

Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng gồm cả chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin, như: B1, B2, B3, B6; các axit: Pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic và cả các nguyên tố vi lượng: Canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri… đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người.

Đặc biệt, vitamin K có trong gạo lứt giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng đồng thời mang khiến xương chắc khoẻ hơn và tránh được bệnh loãng xương.

Nguyên liệuGạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g.

Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được. Dùng vào bữa sáng và bữa tối.

2. Đậu xanh

Theo các nghiên cứu y học, trong đậu xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bột, chất xơ, protid, axit béo không no, acid folic, các vitamin B1, B2, B3, B6, E, C, tiền vitamin K và các khoáng chất vi lượng sắt, canxi, kali, natri, kẽm, magie… cực kỳ tốt cho cơ thể.

Đậu xanh chứa nhiều hoạt chất flavonoid có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và quá trình thoái hóa, giảm đau hiệu quả đối với những người mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp…

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hạ huyết áp, nhuận cổ họng, làm tiêu mụn nhọt… Vì vậy, đậu xanh thường được sử dụng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh gan, tiểu đường…

Ngoài ra, đậu xanh còn có thể chữa được bệnh gút bởi hàm lượng chất xơ có trong đậu xanh có thể hạn chế quá trình hấp thu và chuyển hóa chất đạm nên giảm được sự hình thành và tích tụ axit uric trong cơ thể gây bệnh gút.

Hơn nữa, đậu xanh cũng có tính kháng viêm cao, đặc biệt là lớp vỏ đậu xanh chứa nhiều hoạt chất flavonoid có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và quá trình thoái hóa, giảm đau hiệu quả đối với những người mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp…

Nguyên liệu: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g.

Cách làm: Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng; nấu đậu xanh và ý dĩ nhân cho nhừ, sau thêm bách hợp nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, chia ăn sáng và tối. Dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ, đau nhiều do thoái hoá khớp gối.

3. Ngải cứu

Lá ngải cứu có từ 0,2 đến 0,34% tinh dầu, tác dụng giảm đau. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Ngải cứu là loại cây thân thảo, có vị hơi đắng, tính cay nóng. Ở các vùng quê, ngải cứu thường được trồng quanh nhà để làm rau ăn, còn mọc dại nhiều nơi. Thông thường, ngải cứu được sử dụng để điều kinh, an thai, chữa đau bụng, ngoài ra còn được biết đến nhiều với tác dụng chữa các bệnh về xương khớp.

Theo sách y học của Tuệ Tĩnh, lá ngải cứu có từ 0,2 đến 0,34% tinh dầu, tác dụng giảm đau. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Nguyên liệu: Lá lốt 50g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 5g, lá ngải cứu, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, thêm nước nấu sôi thì cho thịt vào, nấu thành canh, cho thêm vài lát gừng và lá ngải cứu xắt nhỏ, khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Công dụng: Làm ấm cơ thể, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bị đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

4. Khoai sọ

Theo Đông y, củ khoai sọ có vị cay ngọt; vào tỳ thận. Lá và bẹ lá vị cay, tính bình; có tác dụng liễm hãm (cầm mồ hôi), chỉ tả, tiêu thũng độc.

Củ khoai sọ ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mạn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, chữa bệnh viêm khớp có sưng nóng đỏ do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, bướu giáp…

Nguyên liệu: Khoai sọ 60g, chân giò hoặc xương  sườn lợn 100g, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch; xương lợn chặt thành đoạn ngắn, ướp gia vị. Ninh xương nhừ, sau đó cho khoai sọ vào đun chín mềm, ăn ngày 2 lần.

Phương Nam

Exit mobile version