Đại Kỷ Nguyên

Nếu có thói quen bẻ khớp ngón tay, hãy xem điều gì đang xảy ra trong cơ thể bạn

Chúng ta ai cũng đã từng bẻ ngón tay, nhiều người còn rất thích việc này và xem như là trò tiêu khiển. Bạn có biết điều gì đang thực sự xảy ra trong cơ thể bạn mỗi khi bẻ khớp hay không?

Tiếng “rốp” ở các khớp ngón tay thực ra là âm thanh của chất hoạt dịch nằm giữa các khớp ấy. Chất hoạt dịch này thường xuyên được tiết ra mỗi thời khắc để giúp các khớp xương có thể cử động linh hoạt và thoải mái. Khi bạn thiếu chất dịch này thì sẽ gây cứng khớp, thậm chí thoái hóa khớp.

Chất dịch màu vàng là hoạt dịch có tác dụng giúp cử động của các khớp trơn tru

Khi bạn kéo giãn khớp ra, ví dụ như bẻ khớp thì lúc ấy bạn đang tạo ra khoảng trống trong chất dịch, từ đó tạo thành các bong bóng. Các bong bóng này vỡ ra và gây ra tiếng động như bạn nghe thấy.

Để chất hoạt dịch trở lại trạng thái bình thường, bạn cần chờ ít nhất 20 phút, nếu không thì dù bẻ khớp mỗi phút một lần cũng không nghe thấy gì.

Thế còn điều gì xảy ra khi đột ngột đưng lên và đầu gối kêu “khục” một tiếng? Hoặc là khi bạn nhấc chân leo qua cái gì đó và nghe tiếng “rắc” ở vùng xương chậu? Đó nhiều khả năng là tiếng gân trượt qua các khớp xương hoặc cơ bắp.

Vậy bẻ khớp cho kêu như vậy có hại hay không?

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và cho thấy thói quen này không ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp của bạn. Có một nhà nghiên cứu tên là Donald L. Uger đã làm thí nghiệm kéo dài suốt 60 năm, trong đó ông chỉ bẻ khớp ngón bên bàn tay trái còn bàn tay phải thì không. Ông làm thế để xem thử rốt cuộc thì thói quen đó có ảnh hưởng hay liên quan gì đến bệnh thấp khớp không.

Kết quả là không! Khi già đi Donald đã bị thấp khớp đều cả 2 bên tay, không bên nào nặng hơn bên nào.

Trong khi nhiều nghiên cứu đồng tình với Uger, thì có 1 nghiên cứu cho kết quả khác biệt. Hồi năm 1990, hai nhà nghiên cứu khác là Jorge Castellanos và David Axelrod cho hay bẻ khớp ngón thường xuyên có thể dẫn đến sưng khớp và suy giảm chức năng khớp ngón. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào sau đó ủng hộ họ.

Còn bạn nghĩ gì về các nghiên cứu kể trên? Bạn có thường bẻ khớp không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bên dưới nhé.

Hải Hà

Xem thêm:

Exit mobile version