Đại Kỷ Nguyên

13 công việc ‘đả thương’ phổi trầm trọng nhất, hãy lưu tâm nếu bạn làm trong ngành

Thật không may, bệnh phổi do nghề nghiệp lại khá phổ biến, thêm vào đó là tình trang ô nhiễm không khí nói chung đang ở mức báo động. Dù vậy, theo giáo sư khoa môi trường, cộng đồng và chính sách trường đại học Arizona, Hoa Kỳ, thì hầu hết các bệnh phổi nghề nghiệp đều có thể phòng tránh được. “Các biện pháp kiểm soát đơn giản có thể giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm và nguy cơ”, ông cho biết.

Dưới đây là 13 nghành nghề có thể khiến sức khỏe cơ quan hô hấp trở nên xấu đi. Nếu bạn đang làm trong những ngành nghề này, hãy lưu tâm hơn đến các biện pháp bảo vệ để gìn giữ hai lá phổi bạn nhé.

1. Xây dựng

Các công nhân xây dựng hít phải nhiều bụi do phá hủy, sửa chữa công trình cũ có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư trung biểu mô và và bệnh bụi phổi amiăng. Đặc biệt hiện nay ở Việt Nam có những tấm lợp làm từ amiăng, khi khoan, cắt, phá dỡ tấm lợp sẽ sinh ra bụi amiăng độc với phổi.

Ảnh: doisongphapluat.com

Biện pháp bảo vệ: đeo những dụng cụ bảo hộ như khẩu trang khi làm việc quanh các tòa nhà cũ. Đặc biệt đề phòng bụi amiăng từ một số loại tấm lợp (như tấm lợp A-C). Tránh hút thuốc cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.

2. Công nghiệp

Các công nhân nhà máy có thể phải tiếp xúc với bụi, các hóa chất và những loại khí, khiến họ lọt vào vòng nguy cơ mắc hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Trong những nhà máy chế biến thực phẩm, chất diacetyl, một chất tạo hương vị dùng trong làm bỏng ngô, rượu vang và một số đồ ăn nhanh đóng gói, có mối liên hệ mới căn bệnh chết người gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Tuy nhiên chỉ một hành động đơn giản là đậy nắp các thùng trộn cũng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Các vật liệu mới hơn như các hạt nano và ITO dùng làm màn hình LCD cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi.

Biện pháp bảo vệ: hãy đeo khẩu trang lọc khí để giảm thiểu nguy cơ.

3. Nông nghiệp

Ảnh: Hacheco.vn

Hầu hết mọi mặt của nghành sản xuất nông nhiệp đều khiến phổi phơi nhiễm các chất độc hại. Chẳng hạn như nhiều người phải tiếp xúc với nội độc tố do vi khuẩn tiết ra.

Có 3-5% nông dân mắc bệnh phổi nông dân, một dạng bệnh viêm phổi quá mẫn. Ở Châu Á con số này có thể lên tới 6%. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân hít phải các vi sinh vật nhỏ sống tại những ngọn cỏ mốc. Bên cạnh đó phổi người nông dân phải tiếp xúc với các loại hóa chất trừ sâu, khí độc hại và những chất gây dị ứng khác.

Biện pháp bảo vệ: hãy đeo mặt nạ bảo hộ khi làm việc.

4. Y tế

Ước tính 8-12 % số người làm việc trong lĩnh vực y tế nhạy cảm với dư lượng bột tìm thấy trong găng tay cao su, bột này có thể gây ra phản ứng hen suyễn nặng.

Biện pháp bảo vệ: hạn chế sử dụng găng tay latex, chỉ sử dụng chất liệu này khi thực sự cần thiết.

5. Dệt may.

Ảnh: english.vov.vn

Bệnh bụi phổi bông khá phổ biến đối với những công nhân dệt may sản xuất nệm ghế, khăn, tất, ga trải giường và quần áo. Công nhân có thể ít phải các hạt nhỏ phát tán từ cotton hoặc các chất liệu khác. Khi vải cotton bị xé rời sẽ tạo ra lượng lớn bụi và gây tắc nghẽn đường dẫn khí. Lâu ngày gây tổn thương phổi, dẫn tới bệnh bụi phổi.

Biện pháp bảo vệ: đeo khẩu trang và cải thiện độ thông thoáng nơi môi trường làm việc sẽ giúp hai lá phổi tránh được nhiều tổn thương.

6. Vệ sinh

Trong những năm gần đây, các chuyên gia phát hiện người sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thương mại dễ bị hen hoặc làm nặng thêm bệnh. Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy nữ giới có vệ sinh nhà cửa thì 20 năm sau, mức độ giảm chức năng phổi tương đương người hút 20 điếu mỗi ngày.

Biện pháp bảo vệ: đảm bảo không gian làm việc thoáng khí, chọn những sản phẩm tẩy rửa tự nhiên, ít kích ứng.

7. Ngành công nghiệp ô tô

Ảnh: Spray Painter

Những người trong ngành công nghiệp ô tô có khả năng mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp, đặc biệt là bộ phận sửa chữa. Những loại sơn tự động phun, chẳng hạn như các sản phẩm isocyanate và polyurethane, có thể gây kích ứng da, gây dị ứng, tức ngực và khó thở nặng.

Biện pháp bảo vệ: đeo mặt nạ phòng độc, găng tay, kính bảo hộ và lắp đặt hệ thống thông gió tốt.

8. Giao thông vận tải

Các tài xế xe tải chuyên bốc dỡ hàng ở bến cảng và công nhân ngành công nghiệp đường sắt có nhiều nguy cơ bị COPD. Nguyên nhân chính là do khói thải diesel. Theo một nghiên cứu năm 2004, tỷ lệ tử vong ung thư phổi gia tăng ở công nhân đường sắt ở Mỹ sau khi ngành này chuyển sang chạy bằng dầu diesel.

Biện pháp bảo vệ: Tránh xa luồng khí thải động cơ diesel trực tiếp và đeo mặt nạ bảo hộ để tránh nguy cơ. Đồng thời thay các động cơ diesel đời mới cũng giúp thải ít khói diesel hơn.

9. Khai thác mỏ

Ảnh: thuonghieucongluan.com.vn

Thợ mỏ có nguy cơ cao đối mặt với một số bệnh về phổi, gồm cả COPD, do tiếp xúc với bụi. Bụi silica trong không khí, còn được gọi là thạch anh, có thể dẫn đến bụi phổi silic, một căn bệnh làm tổn thương phổi. Thợ mỏ than còn có nguy cơ mắc một loại bệnh gây tổn thương phổi khác được gọi là ho dị ứng (phổi màu đen), do nhiều năm dài tiếp xúc với bụi than.

Biện pháp bảo vệ: Không hút thuốc và sử dụng mặt nạ lọc bụi.

10. Lính cứu hỏa

Nhân viên cứu hỏa có thể hít phải khói và đủ loại hóa chất từ đám cháy. Dù bình khí thở có tác dụng bảo vệ rất tốt nhưng không phải lúc nào lính cứu hỏa cũng mang theo, đặc biệt là khi họ đang kiểm tra đống tàn tích để chắc chắn ngọn lửa không bùng phát trở lại. Tiếp xúc với các vật liệu độc hại và amiăng cũng làm tăng nguy cơ bệnh phổi ngay cả khi dập tắt ngọn lửa.

Biện pháp bảo vệ: Hiệp hội lính cứu hỏa quốc tế khuyến cáo nhân viên nên đeo thiết bị bảo vệ đường hô hấp trong tất cả các giai đoạn chữa cháy.

11. Xăng dầu

Xăng dầu là chất độc, có chứa nhiều chất gây ung thư như các hợp chất có vòng thơm benzene, ethylbenzene, toluene, xylene… Ngoài ra, còn chứa các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, bất tỉnh.

Những người tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu như nhân viên bán xăng có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp như mũi, họng, khí quản, phổi v.v thậm chí có thể gây ung thư do hít phải các chất độc từ xăng dầu.

Ảnh: tinhoa.net

Biện pháp bảo vệ: thường xuyên dùng dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang nhưng nên đeo khẩu trang mặt nạ để ngăn khí và bụi. Nơi làm việc cũng cần phải thông thoáng, có quạt thông khí

12. Pha chế rượu ở quầy bar

Phục vụ đồ uống trong một căn phòng đầy khói thuốc khiến các nhân viên pha chế có nguy cơ cao mắc bệnh phổi, đặc biệt là nếu họ thường xuyên phải hút thuốc thụ động trong nhiều năm.

Biện pháp bảo vệ: Nếu phải làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với khói thuốc ở các quán bar, bạn nên yêu cầu lắp đặt một hệ thống thông gió tốt.

13. Làm bánh

Thật bất ngờ, nghề này gần như đứng đầu danh sách các công việc gây hen suyễn, với 15% các trường hợp hen suyễn ở người lớn. Phản ứng hen suyễn thường xảy ra với những loại enzyme được sử dụng để thay đổi độ đặc của bột, cũng như các chất gây dị ứng từ các loại côn trùng (như bọ cánh cứng, bướm đêm và mọt) thường được tìm thấy trong bột.

Biện pháp bảo vệ: hệ thống thông gió tốt và khẩu trang bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

Đại Hải

Exit mobile version