Chồng tôi làm nghề lái xe tải đã nhiều năm. Anh rất chăm chỉ và tận tụy, dù là trong công việc hay khi ở nhà, làm một người chồng, một người cha. Anh không bao giờ để tôi phải làm việc gì nặng nhọc. Tôi không muốn chồng vất vả một mình nên đã nhiều lần đề cập với anh ấy việc tôi ra ngoài làm việc kiếm tiền, trang trải cuộc sống. Nhưng chưa khi nào anh không đồng ý và thường nói: “Anh nhất định sẽ kiếm được nhiều tiền để em có cuộc sống sung túc.”
Tôi vẫn luôn cho rằng đó là lời nói bông đùa và là câu nói để xoa dịu ý định và những băn khoăn của tôi. Nhưng đến một ngày, chồng tôi thực sự đã trở nên giàu có, hơn nữa lại giàu có nhờ vào bản tính lương thiện của anh ấy.
Một hôm, trong khi đang lái xe trên đường, chồng tôi bỗng thấy một chiếc xe ô tô màu đen đi ngược chiều lao nhanh đến. Anh ấy vội vàng đạp phanh nhưng vẫn đâm phải xe phía trước còn chiếc xe đen xoay 2 vòng mới dừng lại được. Chồng tôi may mắn không bị thương, và ngay trong lúc còn đang hoảng loạn anh ấy đã xuống xe, chạy về phía chiếc xe đen để giúp đỡ nếu họ không may xảy ra vấn đề.
Một hôm, vụ tai nạn bất ngờ xảy ra. (Ảnh minh họa: internet)
“Bác ơi, bác có bị sao không?” Anh ấy hét to để hỏi người trong xe. Phía đầu xe có một cụ già khoảng 60 tuổi, ông cụ có vẻ không bị nguy hiểm nhưng ông không nói một lời nào, vẻ mặt trông rất kỳ lạ. Chồng tôi vội vàng gọi xe cứu thương và cảnh sát đến hiện trường, sau khi đến nơi, cảnh sát phát hiện ghế sau xe để hai hòm tiền rất lớn toàn tiền mệnh giá 500 nghìn VND, tổng giá trị chắc chắn không ít. Cảnh sát còn nhìn ông lão với vẻ hoài nghi rằng tại sao ông lão trông thế mà có nhiều tiền đến vậy.
…Tại sao ông lão trông thế mà có nhiều tiền đến vậy. (Ảnh minh họa: internet)
Ông cụ nằm trên giường bệnh, chồng tôi rót nước ấm cho ông uống và nói sẽ liên lạc với người nhà giúp ông nhưng ông cụ cương quyết từ chối: “Không cần gọi cho chúng!”, ông cụ vừa nói vừa khóc, sau đó ông đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cảm động của mình.
Ông cụ có hai người con trai, do vợ mất sớm nên một mình ông vất vả nuôi hai đứa con khôn lớn, đến nay chúng đều đã lập gia đình, sinh con đẻ cái nhưng đến 8 năm nay không đứa nào quan tâm gì đến ông, cũng không về nhà thăm ông …
“Chúng chê tôi nhà quê không biết chữ nghĩa, chúng sợ tôi làm mất mặt chúng…”, ông tâm sự mà lòng buồn rầu. Để không bị con dâu và cháu khinh thường, ông đã cố gắng làm lụng, nuôi trồng phát triển nông nghiệp, ông đã mở một trang trại trồng rau quy mô lớn. Không ngờ trong một vài năm trở lại đây ông đã trở thành người nông dân giàu có ở địa phương, nhưng đúng lúc này ông phát hiện ra mình bị bệnh ung thư, thời gian sống còn lại không nhiều …
Ông muốn đến thăm hai con trai, ông mang hai hòm tiền đến nhà cậu con trai cả.
Chúng chê tôi nhà quê không biết chữ, chúng sợ tôi làm mất mặt chúng. (Ảnh: internet)
Ông cố tình ăn mặc rách rưới để thăm dò phản ứng của con trai lớn, không ngờ con dâu cả khó chịu vì tưởng ông đến đòi tiền dưỡng lão, con dâu quỳ xuống nền nhà khóc lóc nói mình không có tiền, rồi tìm mọi cách đuổi cụ ông ra khỏi nhà. Ông cụ vô cùng đau buồn đành đi sang nhà cậu con trai thứ hai, ông ấn chuông rất lâu nhưng không có ai mở cửa, thì ra cậu con trai này đã sớm nhận được điện thoại của anh trai nên cố tình không ra mở cửa.
Ông vô cùng đau buồn nên đành sang nhà cậu con trai thứ 2. (Ảnh minh họa: internet)
Ông cụ quá thất vọng đành lái xe về nhà, do mải suy nghĩ nên ông đã lái xe đi ngược chiều. Ông cụ hỏi chồng tôi, anh có thể cho tôi đến ở nhà anh mấy ngày được không? Ông muốn được cảm nhận cảm giác vui vẻ, đầm ấm của gia đình mà bao năm nay tôi không hề được cảm giác, đúng là có con cũng như không, cha mẹ đổ bao nhiêu giọt mồ hôi công sức nuôi chúng nên người rồi tất cả những thứ ấy đều về với hư vô. Nghe ông cụ kể mà lòng chúng tôi cũng xót xa theo.
Mặc dù không quen biết ông cụ, nhưng chồng tôi nghĩ gặp được ông là hai người đã có duyên số với nhau, hơn nữa chúng tôi đã không còn cha mẹ, vì thế anh rất vui vẻ đón ông cụ về nhà tôi ở, thấm thoắt đã được nửa năm. Con tôi gọi cụ là ông, chúng tôi cũng đối xử với ông như với bậc bề trên trong gia đình mình.
Con tôi gọi cụ là ông, chúng tôi đối xử với ông như bậc bề trên trong gia đình vậy. (Ảnh minh họa: internet)
Trước khi qua đời, ông cụ đã gọi vợ chồng tôi lại và bảo: “Ta muốn cho các con một nửa gia tài của ta, nửa còn lại gửi đi làm từ thiện, cảm ơn cuộc đời đã cho ta gặp được hai cháu trước khi chết!”
Chồng tôi đã rất ngạc nhiên hỏi tại sao ông cụ lại muốn cho gia đình tôi nửa gia tài của ông như vậy khi mà chúng tôi không hề có quan hệ mật thiết gì với ông. “Đời người không được mấy đâu con ạ. Con người được cát bụi sinh ra và lại trở về với cát bụi. Nhưng người cho các con thân thể này, cho các con cuộc đời này lại chính là cha mẹ, đến khi cha mẹ mất đi thì hỏi các con còn cơ hội mà đền đáp? Còn ta, ta không cần các con ta đáp đền, ta chỉ cần một chữ “Hiếu” nhỏ nhoi, vậy mà chúng đã thay thế bằng chữ “tiền” chua chát. Vậy thì ta cho chúng nhiều tiền làm gì chứ. Trong thời gian vừa qua được ở bên các con, ta thấy đây mới là gia đình, ta đã được chìm ngập trong hạnh phúc của tình người và ta cũng nhận thấy rằng con chính là người mà ta phải gửi gắm số tiền này bởi ta tin rằng các con sẽ làm được nhiều điều để cứu giúp người hơn nữa.”, ông cụ nắm chặt tay chồng tôi và nói vậy.
Từng giọt nước mắt thấm đẫm hai bờ má của chồng tôi và bàn tay ấy như càng siết chặt, gắn kết thứ tình cảm của người dưng nước lã dường như không còn khoảng cách. Còn cụ ông, tôi thấy khóe mắt cụ cũng là giọt nước mắt nhưng môi cụ là một nụ cười.
..Bàn tay ấy như càng siết chặt, gắn kết thứ tình cảm của người dưng nước là không còn khoảng cách. (Ảnh: internet)
Chồng tôi đã khóc rất nhiều sau sự ra , đi của ông cụ, sau đó theo lời dặn dò của ông cụ, anh ấy đã đưa bức thư viết tay đến cho hai người con trai.
Sau đám tang ông cụ vài ngày, hai người con của ông cụ đã đến nhà chúng tôi khóc lóc đòi lại di sản, chồng tôi tức giận đã mắng cho họ một trận: “Hai anh đúng là những kẻ bất hiếu!” Nhưng sau đó chồng tôi cũng đã mềm lòng trả cho mỗi người khoảng 350 triệu để họ đi về. Mặc dù ông cụ đã cho chúng tôi rất nhiều tiền nhưng sau khi bàn bạc chúng tôi đã quyết định dùng tiền đó để giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống.
“Công cha như núi Thái Sơn” – lời thơ chắc chắn luôn văng vẳng bên tai những người con biết quý trọng người sinh ra mình. Ấy vậy mà chỉ vì đồng tiền mà ngày nay có những đứa con quên cả tình cha mà đối xử tệ bạc và tàn nhẫn với cha đẻ của mình. Đồng tiền thực sự quan trọng như thế hay sao? Liệu nó có thể đánh đổi được công sinh thành cho ta được có mặt trên đời, liệu nó có thể đánh đổi được công dưỡng dục, nuôi nấng ta ngày ngày lớn lên và trưởng thành. Đồng tiền ấy có đổi được tiếng hát lời ru ngọt ngào những ngày thơ dại cũng như bàn tay nâng niu vỗ về và trái tim đầy tình yêu thương vô bờ bến của bậc làm cha làm mẹ?
Quỳnh Chi
Xem thêm: