Đại Kỷ Nguyên

Nước sôi ở 100 độ C, nhưng sôi bao lâu mới đủ an toàn?

Nhiều người có thói quen uống nước ngay từ vòi, tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo hành vi này có thể dễ dàng làm lây lan dịch bện đồng thời khuyến cáo mọi người nên dùng nước đun sôi để nguội để uống hằng ngày. Tuy nhiên, nước máy cần đun sôi bao lâu mới đảm bảo an toàn thì chưa hẳn nhiều người biết.

(Ảnh: quantrimang.com)

Mặc dù nhiều gia đình đã mua đầu lọc để có thể dùng nước ngay tại vòi, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này không đảm bảo về sức khỏe, bởi chất lượng nước máy tại Việt Nam chưa đủ để có thể diệt hết các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.

Nhiều người cũng lo ngại nguồn nước hiện nay không an toàn nên chuyển sang dùng nước đóng chai thay cho nước sôi. Thế nhưng, đó không phải lựa chọn tối ưu bởi không chỉ lo ngại về nguồn gốc, xuất xứ cũng như độ an toàn trong quá trình sản xuất mà nước đóng chai có thể bị loại bỏ những khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) từng khẳng định rằng nước uống cần được đun sôi trước khi dùng. Bởi độ cứng của nước uống có ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe con người. Rất nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy, độ cứng của nước uống càng cao thì nguy cơ phát bệnh và tử vong của các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, xơ cứng mạch máu, sỏi thận v.v… cũng càng cao.

TS. Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: “Nước đun sôi rất tốt cho sức khỏe, cung cấp các khoáng chất. Việc đun sôi giúp tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Tuy nhiên, không nên để nước quá lâu dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể”.

Tuy nhiên, bình đựng nước nên sử dụng bằng bình thủy tinh để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, cần vệ sinh bình đựng nước thường xuyên để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, làm nhiễm khuẩn nguồn nước gây nguy hại cho sức khỏe.

Theo một khảo sát của CDC, đa phần mọi người đều nghĩ rằng nước chỉ cần nổi bong bóng sôi lên là được. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sau khi nước sôi khoảng 10 phút thì độ cứng của nước có thể giảm xuống đến 50%. Nếu nước đục, bạn hãy lọc trước để loại bỏ cặn bẩn.

(Ảnh: quora.com)

Các chuyên gia cũng khuyên trong ngày uống bao nhiêu thì chỉ nên đun bấy nhiêu nước, nếu qua ngày hôm sau còn nước trong chai/bình thì nên đổ đi rồi mới châm nước mới vào.

Nghiên cứu khoa học phát hiện, tốc độ lão hóa của nước rất nhanh. Khi nước đã đun sôi dùng không hết, được cho vào chai/bình dự trữ sẽ rơi vào trạng thái tĩnh, lúc này kết cấu của các phân tử nước không ngừng giãn nở và trở thành nước lão hóa, còn gọi là “nước chết”.

Những người chưa thành niên nếu thường xuyên uống loại nước này sẽ khiến sự trao đổi chất của tế bào suy giảm chậm đi rõ rệt, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cơ thể. Người trung niên, người già nếu uống nhiều nước lão hóa thì sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị nước đun sôi chỉ nên dùng hết trong ngày, vì có tích trữ cũng sẽ thành nước lão hóa, gây hại sức khỏe.

Nước sẽ có vị “nhạt” so với bình thường do một số không khí trong nước đã thoát ra ngoài. Để cải thiện hương vị của nước, bạn nên dùng hai vật chứa nước để rót qua lại vài lần.Không khí sẽ xâm nhập vào khi nước chảy xuống.

Vũ Linh

Exit mobile version