Hơn 100 năm qua, nhân loại đã có những tiến bộ công nghệ đáng kinh ngạc với tốc độ vượt trội. Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ có thể làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn và thú vị hơn, tuy nhiên, các chất thải mà chúng ta đã thải ra (và vẫn tiếp tục thải ra) mang lại hậu quả cực kỳ khủng khiếp.
Chất ô nhiễm các loại bao gồm hóa chất, hạt nhân, rác, chất thải điện tử đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường của chúng ta. Nhiều nơi đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi sự sống ở đó là một điều gần như không thể. Chernobyl, Ukraine là một ví dụ điển hình, thị trấn này phải hứng chịu tai nạn nhà máy điện hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại và từ đó đến nay đã trở thành thành phố ma, không ai có thể sinh sống.
Ngay tại Mỹ cũng có những địa điểm bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, như Love Canal (New York), Tar Creek (Oklahoma) và Gowanus Canal (New York). Một trường hợp đáng báo động trong thời gian gần đây nhất là công nghệ bẻ gãy thủy lực – ví dụ điển hình về các phương pháp công nghệ hiện đại gây ô nhiễm nặng đối với nước và không khí. Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên cũng là một hoạt động khác gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và tàn phá môi trường thiên nhiên.
Dưới đây là những nơi độc hại trên thế giới ‘xứng đáng’ được nêu tên:
Lâm Phần, Trung Quốc
Ô nhiễm ở Los Angeles sẽ được xem là “tốt lành” so với tình trạng ô nhiễm không khí ở Lâm Phần, đây được coi là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Lý do được cho là vì sản xuất công nghiệp và ô nhiễm khói xe. Một ví dụ minh chứng đó là nếu một chiếc áo vừa giặt xong được mang ra phơi, nó sẽ thành màu đen trước khi khô.
Bãi rác lớn trên biển Thái Bình Dương
“Hòn đảo rác thải” này nằm ở Thái Bình Dương có kích thước lớn gấp đôi Texas và dày đến hơn 15m bao gồm chủ yếu là rác thải bằng nhựa tổng hợp.
Rondonia, Brazil
Đây là khu vực rừng bị phá nhiều nhất của rừng Amazon. Hàng ngàn cây xanh của hàng ngàn mẫu đất trong khu vực đã bị chặt phá và thiêu đốt. Những khu vực rừng bị tàn phá hiện nay bị thay thế bởi các đàn chăn nuôi gia súc.
Sông Yamuna, Ấn Độ
Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực để làm trong sạch nó nhưng sông Yamuna tại ấn độ vẫn liên tục ô nhiễm bởi chất thải. Chỉ riêng thành phố New Dehli đã “đóng góp” 3.296 triệu lít nước thải mỗi ngày. Đây là một con số quá lớn để cho các cơ sở xử lý ô nhiễm có thể xử lý được.
La Oroya, Peru
Nhà máy nấu chì trong thành phố này, do Công ty Bắc Mỹ Doe Run vận hành, chịu trách nhiệm gây ra lượng lớn chì làm ô nhiễm thành phố. Khi tiến hành xét nghiệm máu, người ta đã phát hiện máu của hầu hết trẻ em sống tại các khu vực xung quanh thành phố đều bị nhiễm chì ở mức độ không thể chấp nhận.
Hồ Karachay, Nga
Phóng xạ phát ra từ bãi rác thải hạt nhân ở đây mạnh đến mức nếu có người nào ở trong khu vực này 1 giờ thì sẽ bị hấp thụ một lượng phóng xạ ở mức gây tử vong. Ung thư là căn bệnh phổ biến và lớn nhất gặp phải của công nhân trong các cơ sở hạt nhân. Có rất nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh và bệnh bạch cầu diễn ra ở các vùng lân cận. Ngoài ra còn có một mối lo ngại về sự lây lan của phóng xạ trong không khí và nước sông với các địa phương ở gần Karachay.
Hồ Karachay ở Nga được gọi là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Bề ngoài nơi đây tưởng chừng có cảnh sắc tuyệt đẹp nhưng thực chất đó lại là bãi thải hạt nhân lớn của Nga. Nếu người nào đó đứng ở cạnh hồ Karachay trong khoảng 1 giờ thì sẽ mất mạng. Năm 1968, lượng bức xạ lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của 7.000 người, khiến họ phải rời khỏi khu vực sinh sống.
Vũ trụ
Con người hàng ngày xả vào vũ trụ một lượng lớn rác thải và khiến không gian bị ô nhiễm. Đến nay các nhà khoa học đã tính được có hơn 2 triệu tấn rác thải đang lơ lửng trong vũ trụ. Điều này đã dấy lên lo ngại lớn về các tai nạn có thể bất ngờ xảy ra đối với các vệ tinh hay các con tàu vũ trụ.
Toàn cảnh vũ trụ đang tràn ngập trong rác thải, trong đó màu xanh là những vệ tinh đang hoạt động, màu xám là những vệ tinh không còn hoạt động, màu đỏ là những mảnh vỡ không gian. Hiện nay các nhà khoa học đang có ý tưởng phóng tia laze từ mặt đất để “tiêu diệt” bớt những mảnh vỡ này.
Thu Phương tổng hợp
Xem thêm: