Đại Kỷ Nguyên

Nhà tâm lý học Harvard: Bí quyết quan trọng nhất để nhận biết người nói dối

Bạn có thể nghĩ rằng cách nói bồn chồn lo lắng, hay việc không nhìn thẳng vào mắt người khác là biểu hiện của nói dối, nhưng thái độ đó không phải là tất cả, và cũng không đúng trong mọi trường hợp.

Trong kỳ trước, cô Amy Cuddy, giáo sư trường đại học kinh doanh Havard đã chia sẻ cho chúng ta một bí quyết đơn giản để tạo ấn tượng tốt trong lần gặp gỡ đầu tiên. Lần này, nhà tâm lý học lại tiếp tục chia sẻ về cách nhận biết người nói dối.

(Ảnh: Evgenia Jenya Eliseeva, Wikipedia)

Theo cô Cuddy, phương pháp dễ dàng nhất để nhận biết một người đang nói dối là phát hiện sự không nhất quán trong các kênh giao tiếp khác nhau, từ biểu cảm khuôn mặt, tư thế, đến giọng điệu và nội dung câu nói.

Nhà tâm lý học chia sẻ: “Nói dối không phải là một điều gì dễ dàng. Chúng ta đang dùng một câu chuyện này để che lấp một câu chuyện khác… Hầu hết mọi người đều sẽ mang tâm lý tội lỗi khi làm như vậy, và chúng ta cũng phải cố gắng để che dấu điều đó. Bởi thế, chúng ta đơn giản là không đủ khả năng để nói dối hoàn hảo – sẽ có một ‘chỗ rò rỉ’ nào đó“.

Cách tốt nhất để nắm bắt được “chỗ rò rỉ” là thông qua sự không nhất quan giữa điều một người đang nói và điều họ đang làm. Cảm xúc lẫn lộn, tiếng nói vui vẻ đi kèm với khuôn mặt gắng gượng, v.v… đều có thể là các yếu tố giúp bạn nhận ra rằng người đối diện đang nói dối.

(Ảnh: blog.ted.com)

Tuy nhiên theo Cuddy, bản thân mỗi người chúng ta đều rất kém trong việc nhận biết điều này. Kể cả khi để ý vào người đối diện thì kết quả của bạn cũng chỉ nhỉnh hơn người đoán bừa chút đỉnh. Nguyên nhân nằm ở chỗ người ta thường quá chú ý đến nội dung câu chuyện mà bỏ qua các cử chỉ của người đối diện.

Cô Cuddy lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu của nhà tâm lý học Nancy Etcoff, theo đó, những người bị khuyết tật về mặt ngôn ngữ lại thường có khả năng nhận biết nói dối tốt hơn hẳn so với người thường. Đó là vì người khuyết tật không bị ảnh hưởng bởi lời nói.

Khi chúng ta tập trung chú ý tới việc người khác có nói dối hay không, chúng ta đã quá để tâm tới lời nói, mà quên mất ngôn ngữ cử chỉ. Sự thật thường được biểu hiện bằng hành động hơn là lời nói“, chuyên gia tâm lý chia sẻ.

Sự thật thường được biểu hiện bằng hành động hơn là lời nói

Một số biểu hiện về hành động dưới đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự nói dối:

Trong cuốn sách “Bạn đang nói dối“, Lena Sisco, một cựu thẩm vấn viên đã chỉ ra rằng, đối với rất nhiều người, nói dối sẽ làm mũi của họ nóng lên. Ông gọi đây là hiệu ứng Pinocchio theo tên của câu chuyện về chú người gỗ nói dối lừng danh của nhà văn Carlo Collodi.

(Ảnh: earzup-podcast.com)

Tất nhiên, bạn không nên quá cực đoan, đi đến kết luận ngay lập tức và phá vỡ mối quan hệ của mình. Hãy tạo ra sự ấm áp cho người đối diện và tự hỏi bản thân rằng mình có khiến cho người khác cảm thấy thiếu tin tưởng không.

Sau khi đã trở nên thân mật hơn, hãy khéo léo hỏi họ những câu hỏi như: “Mình có khiến bạn cảm thấy khó chịu không?” hay “Liệu bạn có muốn nói với mình điều gì nữa không?” hoặc bạn có thể cởi mở khen họ “Bạn thật là chân thành!“. Những điều đó có thể giúp kéo gần khoảng cách và khiến người đối diện chia sẻ nhiều hơn với bạn.

Theo Business Insider, LA Times
Quang Minh

Xem thêm:

Exit mobile version