Đại Kỷ Nguyên

Người mẹ đăng lên Twitter về phản ứng của cậu con trai tự kỷ và nhận được hàng ngàn ‘bình luận ấm áp’

Một bà mẹ ở Mỹ đã rất xúc động khi cậu con trai tự kỷ 21 tuổi của mình đặt câu hỏi: “Có ai thích con không?” bởi đây là lần đầu tiên cậu bé chủ động giao tiếp. Cô đã chia sẻ điều này lên Twitter và nhận được rất nhiều “bình luận ấm áp”.

Con trai của cô Kerry Bloch, David bị mắc chứng suy giảm miễn dịch hiếm gặp từ khi chào đời, chỉ có 20% hệ thống miễn dịch trong cơ thể cậu bé hoạt động. Vậy nên, trong hơn 20 năm qua, David không được đến trường, không có bạn bè và rất hiếm khi được ra ngoài. 

“Con tôi chưa bao giờ được đến trường và cháu cũng không được phép có con”, Kerry chia sẻ với BBC.

Cô nói thêm: “David chưa bao giờ có bạn bè, vì vậy tôi hiểu cháu thấy cô đơn. Chúng tôi đã làm hết sức để tìm cho cháu một người bạn nhưng vô ích. David đã nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai muốn bầu bạn với mình.”

Tuy nhiên, cậu bé đã thay đổi. Dường như David đang rất muốn được kết nối với mọi người và thế giới bên ngoài. 

Ngay khi nghe con trai đặt câu hỏi: “Có ai thích con không?”, Kerry đã nói với David rằng chắc chắn có “hàng ngàn người ngoài kia” yêu quý con, cô còn nói thêm rằng “Con là một cậu bé tuyệt vời”. Không kìm nổi xúc động, Kerry đã rời khỏi phòng vì không muốn con trai thấy mình đang khóc. 

Sau đó, người mẹ trẻ đăng nhập vào Twitter và chia sẻ câu chuyện của mình với một bức ảnh của David.

“Tôi không rành về máy tính hay internet, nhưng tôi đã gửi nó đi một cách thoải mái. Sau đó điện thoại của tôi liên tục có tiếng chuông báo. Tôi kiểm tra và có hàng ngàn bình luận của các phụ huynh có con tự kỷ”, Kerry kể lại.

Ngôi sao người Úc – Joe Ingles (anh cũng có một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ) đã mời David đến một trận bóng rổ ở Utah Jazz.

Kerry cho biết, cô không ngờ rằng câu chuyện lại có sức lan toản đến vậy. Nó đã truyền tới những người trong bộ phận quân sự, cứu hỏa, cảnh sát và các nhóm thể thao, bao gồm cả đội bóng đá yêu thích của David…

Kerry Bloch chia sẻ:

“David đã thay đổi. Thằng bé thích thú đi quanh nhà và cười nhiều hơn. Chúng tôi cố gắng đọc từng tin nhắn mặc dù lúc đó là bốn hoặc năm giờ sáng. Tôi cố gắng trả lời từng người vì David không muốn bỏ qua bất cứ bình luận nào. Tôi nghĩ cháu là người hiểu cảm giác bị bỏ rơi hơn ai hết. Vì vậy, cháu muốn kéo mọi người lại gần hơn để nói với mọi người rằng cháu yêu tất cả mọi người”.

Video xem thêm: Người hẹp hòi sống nhờ chữ ‘nhận’, người quảng đại sống bằng chữ ‘cho’

Exit mobile version