Đại Kỷ Nguyên

Nếu muốn con thông minh, bạn phải học cách nói chuyện với con thế này

Cha mẹ nào cũng đều hy vọng con mình thông minh lanh lợi, vậy xin nhớ kỹ, nhất định phải dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con, vì nói chuyện nhiều với trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi), sẽ làm những đứa trẻ này sau này trở nên thông minh hơn.

Ở Mỹ người ta tiến hành một nghiên cứu thì phát hiện rằng, trong tất cả gia đình, về phương diện cố gắng giúp con tránh khỏi nguy hiểm, phiền phức thì đều giống nhau hoặc gần giống nhau, nhưng về phương diện kiên nhẫn trò chuyện với con, trả lời tỉ mỉ về câu hỏi con đưa ra và thấu hiểu con, thì giữa gia đình trí thức và gia đình lao động bình thường có sự khác nhau.

Họ từng tiến hành điều tra dài hạn 2 năm rưỡi đối với trẻ nhỏ của 42 gia đình, phát hiện, trong gia đình nhân viên cấp cao thì cha mẹ nói nhiều hơn, tần số nói chuyện với con, nhiều gấp đôi so với gia đình lao động thông thường, nhiều gấp 4 lần gia đình sống nhờ vào tài trợ xã hội.

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng tại sao những đứa trẻ lớn lên trong gia đình khác nhau sau khi đi học, lại có sự hiểu biết và thành tích học tập khác nhau.

Đừng tưởng rằng trò chuyện với con là một chuyện đơn giản, cần phải nắm được một số đặc biệt của con, mới có thể khiến con nghe lọt tai lời bạn nói và rồi đạt được hiệu quả thấu hiểu nhau. Những ví dụ dưới đây miêu tả vô cùng rõ ràng cùng trong một tình cảnh nhưng lời nói khác nhau, sẽ tạo thành phản ứng khác nhau trong tâm lý của con.

Khi con không muốn lên giường đi ngủ

Nói như vậy: Còn 10 phút nữa là đến giờ đi ngủ rồi, rửa ráy trước hay kể truyện trước? (Nêu ra sự thật, lời thúc giục mang tính lựa chọn.)

Không nên nói: Còn chưa về phòng ngủ của con sao? khuya như vậy rồi, đừng chơi nữa, nhanh lên, mẹ đã nói mấy lần rồi đó!

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Tiếng lòng của con: ba mẹ ơi, con không buồn ngủ thì không muốn ngủ. Con muốn xem tivi, muốn làm chuyện thú vị, con vẫn không biết thời gian là cái gì cả, khi mẹ “nói như vậy” với con, con sẽ lựa chọn cái mà con thích làm, sau đó sẽ tự nhiên mà đi ngủ thôi.

Khi con làm việc lề mề

Nói như vậy: Chúng ta còn 5 phút nữa là phải đi rồi, bây giờ con mặc quần áo, hay là cầm quần áo theo hả? Con muốn mang cặp nào?

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Con còn ở đó lề mề? Chúng ta sắp trễ rồi, nhanh lên thôi, có nghe thấy không hả?

Tiếng lòng của con: ba mẹ ơi, con không ý thức được con đang lề mề, đặc biệt là lúc đang chơi món đồ chơi con thích, con không có khái niệm thời gian mà. Nếu như mẹ “nói như vậy” với con, con sẽ thuận theo lời thúc giục của mẹ mà lựa chọn.

Khi con nói “không”

Nói như vậy: Được thôi, con có thể nói “không”, nhưng mà, mẹ cần phải nghe nguyên nhân mà con nói “không”, mẹ mới có thể thông cảm con. Có được không, nói ra đi. (Thể hiện sự tôn trọng, chỉ dẫn tích cực)

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Con nít thì hiểu cái gì, sao con bướng vậy, mẹ là muốn tốt cho con nên mới làm vậy.

Tiếng lòng của con: Ba mẹ ơi, khi con nói “không”, là con đang thử tính tự lập của mình, muốn chứng minh là con đang trưởng thành. Có lẽ lời từ chối của con chính là đến từ việc con không thể chấp nhận cách dạy dỗ của mẹ. Mẹ chỉ cần “nói như vậy” với con thì con sẽ không cảm thấy khiếp sợ trong học tập nữa mà dũng cảm biểu đạt cách nghĩ thực sự của mình.

Khi con không cẩn thận làm hỏng đồ

Nói như vậy: Không sao, lần sau có kinh nghiệm rồi, sau này sẽ không làm hỏng nữa. Mỗi người đều có sai lầm, mẹ cũng từng như vậy, hay là chúng ta thử sửa nó lại xem. (Thể hiện sự thông cảm, dẫn dắt suy nghĩ, thử sửa chữa.)

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Con xem con kìa, làm hỏng thứ mắc tiền như vậy, lần sau mẹ còn dám mua cho con hay sao? (Than phiền, chỉ trích)

Tiếng lòng của con : ba mẹ ơi, khi con làm hỏng đồ, con rất lo lắng và cũng rất sợ hãi, khi mẹ “ nói như vậy” với con, con sẽ cảm thấy ba mẹ thực sự thông cảm cho con, sau này con sẽ chú ý hơn.

Khi con không muốn để ý đến chúng ta

Nói như vậy: Con à, mẹ cảm nhận được hôm nay con có tâm sự. Mẹ có thể giúp con không? Nói cho mẹ nghe, trong lòng con sẽ dễ chịu hơn. Con có thể cảm nhận được là mẹ đang lo lắng cho con không? (Đề nghị giúp đỡ, mở đường cho cảm xúc, vận dụng cùng tâm lý.)

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Mẹ đang nói chuyện với con đó, chuyện gì vậy hả? Sao con lại không để ý đến lời mẹ nói như vậy hả ? (Châm biếm, chất vấn đầy áp lực)

Tiếng lòng của con: ba mẹ ơi, thật ra con không có tâm sự gì cả, có nhiều lúc con muốn yên tĩnh một mình thôi, có lẽ, con đang nghĩ về bí mật trong lòng con, có lẽ, con đang nghĩ chuyện mà con cho là quan trọng. Khi mẹ “ nói như vậy” với con, con cảm nhận được mẹ quan tâm con, có lẽ con sẽ nói tâm sự cho mẹ nghe.

Khi con không cho người khác chơi đồ chơi

Nói như vậy: Nghĩ thử xem, con chơi trước 5 phút, rồi mới cho bạn ấy chơi 10 phút, hay là cho bạn ấy chơi trước 5 phút, rồi con chơi 10 phút, hay là cho bạn ấy một đồ chơi khác hả?

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Con phải học chia sẻ chứ. Mau cho bạn ấy chơi một lát đi. (Giáo huấn)

Tiếng lòng của con: ba mẹ ơi, con đặc biệt thích đồ chơi của con, thực sự không muốn cho người khác chơi. Con sợ bạn ấy làm hỏng. Khi mẹ “nói như vậy” với con, có thể con sẽ cho bạn ấy chơi, có lẽ sẽ cho bạn ấy một đồ chơi khác.

Khi con dùng cách khóc để đạt được mục đích

Nói như vậy: Nếu như con không khóc, chúng ta sẽ cùng nhau xem giải quyết ra sao. Yên lặng rồi, con muốn nói gì với mẹ hả? (Hướng dẫn con kỹ năng dùng lời nói để biểu đạt)

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Không nên nói: Khóc, khóc, khóc, con chỉ biết khóc thôi, khóc có ích gì ? Sao mẹ lại có đứa con như con chứ. (Phát chán, giáo huấn)

Tiếng lòng của con: ba mẹ ơi, khóc là một vũ khí có lợi của con mà. Trước đây con sử dụng đã từng thành công rồi, con có được thứ mà con muốn. Vì vậy, con mới dùng cách khóc để thử xem phản ứng của ba mẹ. Có lẽ, khóc là cách thể hiện bản thân theo bản năng của con, con vẫn chưa học được rốt cuộc phải làm sao nói chuyện với người lớn. Khi mẹ “ nói như vậy” với con, mẹ đang kiên nhẫn dạy con một phương pháp mới.

Hiểu tâm lý của con mới có thể tìm được phương thức giao tiếp thích hợp, phần lớn các vấn đề và nguyên nhân gây mâu thuẫn trong quan hệ gia đình đều là vì giữa cha mẹ và con cái giao tiếp không hợp hoặc giao tiếp không có hiệu quả, cha mẹ tự mình nói chuyện, con cái như là đang nghe nhưng lại không nghe, phương thức này không đạt được hiệu quả tốt. Vì vậy, dưới đây là vài nguyên tắc quan trọng để ngày thường chúng ta giao tiếp với con, các cha mẹ thử nói chuyện với con như vậy xem.

Nói chuyện tích cực

Lời nói và giọng điệu tiêu cực mang tính than trách, la mắng và ra lệnh sẽ làm tổn thương lòng tự trọng và tình cảm của con khiến con không cảm nhận được sự tôn trọng của cha mẹ. Đến lúc đó, cách dạy dỗ của cha mẹ dù có chính xác đến mấy, con cũng khó mà nghe lọt tai.

Con sẽ bắt chước lời nói tiêu cực của cha mẹ, một khi trở thành thói quen, rất dễ hình thành nhân cách tiêu cực không lành mạnh.

Lời nói tích cực, rõ ràng chính xác, có thể dùng trong phương pháp nhắc nhở trực tiếp, chỉ dẫn và lựa chọn.

Cách nói chuyện theo phút

Lúc nói chuyện với con có xuất hiện vấn đề, bạn phải nắm được nguyên tắc đơn giản nhưng rõ ràng sau: Khống chế thời gian nói chuyện trong khoảng 2 phút, không được quá 5 phút. Điều quan trọng nằm ở kỹ xảo nói chuyện với con, 2 phút là có thể đạt được giao tiếp có hiệu quả.

Tránh những lời cằn nhằn không có điểm dừng. Nói rõ ràng về vấn đề nhằm đạt được mục đích và phải dành thời gian cho con suy nghĩ.

Đối với vấn đề lặp đi lặp lại nhiều lần, khó có thể đính chính, cần cho đi thiện ý, kịp thời nhắc nhở, đồng thời nhất định phải biểu đạt sự tin tưởng và kỳ vọng đối với con.

Một số điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ đừng thay con suy nghĩ, đừng thay con giải quyết vấn đề.
Hãy dùng phương pháp chọn lựa để kích thích con động não suy nghĩ, chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Nhất định phải kiên trì bắt con gánh vác hậu quả của hành vi làm trái quy tắc, không được thỏa hiệp.

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Hãy đưa ra các chỉ dẫn cảm xúc

Nhất định phải hiểu con có sự thay đổi về cảm xúc là rất bình thường.
Giúp con mở lời nói ra lời thật lòng, chúng ta mới có thể có cơ hội dẫn dắt cảm xúc của con.
Kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con, đưa ra sự dẫn dắt thích hợp, dạy cho con biết cách xử lý những vấn đề đó.

Đưa ra các thúc giục mang tính lựa chọn.

Khi điều chỉnh hành vi và thói quen của con, cần phải đưa ra một số lựa chọn cụ thể mà rõ ràng cho con.

Kiên trì với yêu cầu của con, không cho con có cơ hội trả giá mặc cả, để tránh lúc dạy dỗ xuất hiện tình huống bị động.

Sự thúc giục có hiệu quả là dạy con tuân thủ quy tắc, tuân thủ lời hứa, cho con cơ hội học tập tự chủ, tự mình đưa ra quyết định, và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Châu Yến (biên dịch)

Xem thêm:

Exit mobile version