Đại Kỷ Nguyên

Nấu lẩu gà ớt hiểm ngọt thanh, cay cay cho những ngày lạnh

Món lẩu gà ớt hiểm ngọt thanh, the the cay được nhiều gia đình lựa chọn thưởng thức để thay thế những món ăn quen thuộc hằng ngày.

Ớt hiểm xanh còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là ớt hiểm, ớt xiêm, hoặc ớt rừng, có tên khoa học là Capsicumn annuum L.

Trong y học, ớt hiểm xanh được sử dụng giống như là một “vị thuốc” giúp ăn ngon miệng, rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt, ớt hiểm rất tốt cho những người mắc bệnh đầy hơi và viêm mật. 

Ớt hiểm xanh giàu chất capsaixinae có tác dụng giảm đau, chữa phong thấp, bệnh gout, viêm khớp, đau dây thần kinh.

Nước cốt từ ớt hiểm xanh có tác dụng kích thích da.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, da mỏng dễ bị nám, tàn nhang thì không nên ăn nhiều ớt hiểm, nhất là vào buổi tối.

Ngoài ra, dân ta thường dùng ớt hiểm để phòng ngừa nước độc, nước bị ô nhiễm.

Ảnh: Nông Sản Dũng Hà.

Trong ẩm thực Việt Nam, ớt hiểm được sử dụng trong các món canh, rau trộn, món xào. Ngoài ra, ớt hiểm cũng được pha vào các món chấm như: Nước mắm, nước tương, muối hoặc ăn không như loại rau gia vị.

Hôm nay, Bếp Đại Kỷ Nguyên sẽ bật mí cho bạn cách nấu lẩu gà ớt hiểm xanh được thành viên Hoàng Oanh đăng trên Cooky nhé.

Nguyên liệu

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:

– Gà rửa sạch với muối, chặt miếng vừa ăn.

– Sả rửa sạch, đập dập.

– Hành khô, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

– Hành tây bỏ vỏ và rễ, cắt thành các miếng hình dạng như múi cau.

– Kỷ tử rửa sạch.

– Nấm đông cô ngâm với nước ấm trong khoảng 15 phút để nấm nở ra, cắt chân và rửa lại với nước sạch.

Ảnh: Hoàng Oanh/Cooky.

– Các loại rau: Nhặt bỏ những lá héo úa, rửa sạch và thái thành từng khúc vừa ăn.

– Củ cải: Gọt vỏ, thái thành từng khúc 2 cm.

Cách nấu:

– Đổ ít dầu vào nồi để phi thơm hành khô cùng tỏi. Cho tiếp gà vào xào nêm 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, thịt gà săn thấm gia vị cho lượng nước đủ dùng cùng một ít nước tương vào nồi, đậy nắp lại và bật lửa lớn.

Ảnh: Hoàng Oanh/Cooky.

– Sau khi sôi khoảng 5 phút, bạn cho nấm đông cô và củ cải trắng vào. Đến khi thịt gà chín mềm, bạn cho hành tây, kỷ tử, nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị ăn của cả gia đình rồi tắt bếp.

– Nấu nước luộc bún khô, thêm ít hành phi. Khi nào ăn mới cho ớt để nguyên cuống vào sẽ không cay (bởi ớt nấu lâu sẽ mềm, cay, trẻ em không ăn được).

 – Để ngon hơn bạn cũng có thể tự mình làm thêm bát nước chấm muối tiêu ăn cùng với thịt gà nhé.

Một số bài thuốc về ớt hiểm xanh chữa bệnh hiệu quả

Một số bài thuốc từ ớt hiểm xanh chữa bệnh hiệu quả được đăng trên Nông Sản Dũng Hà, bạn có thể tham khảo nhé (tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng):

– Bài thuốc từ ớt chữa rụng tóc: Dùng 100gr ớt hiểm ngâm với rượu trắng trong khoảng 10-20 ngày. Sau đó dùng rượu thoa lên da đầu sẽ có tác dụng kích thích mọc tóc hiệu quả.

– Chữa đau dạ dày do thời tiết lạnh: Sử dụng ớt hiểm 1-2 quả + nghệ vàng 20g tán thành bột, uống 2-3 lần/ngày.

– Chữa đau khớp, đau lưng với ớt: Sử dụng ớt hiểm chín 15 quả + 3 lá đu đủ + rễ chỉ thiên 80g. Đem tất cả các nguyên liệu giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2. Dùng hỗn hợp để xoa bóp sẽ có tác dụng giảm đau nhức.

– Bài thuốc từ ớt chữa viêm khớp mãn tính: Ớt hiểm 1-2 quả + dây đau xương 30g + thổ phục linh 30g sắc uống ngày một thang sẽ cho kết quả tốt.

– Chữa hôi nách: Cắt nhỏ trái ớt rồi cho vào muối i-ốt ngâm. Sử dụng dung dịch bôi vào nách 1-2 lần/ngày.

– Chữa bệnh kiết lỵ: Sử dụng 9g ớt hiểm nghiền uống với nước sôi liên tục 2-3 lần/ngày sẽ đỡ dần.

Bếp Đại Kỷ Nguyên chúc bạn có bữa lẩu ngon, ấm áp cùng gia đình nhé!

Video xem thêm: Nếu cuộc đời cho ta lựa chọn, đừng ngần ngại chọn sống thiện lương

Exit mobile version