Đại Kỷ Nguyên

Mẹ kết hôn với một ông già, sau khi bà chết, cha dượng đề nghị sống chung! Lý do sau đó khiến tôi bật khóc

Bố mẹ tôi đã ly hôn khi tôi học cấp 3, sau đó tôi đến sống với mẹ. Sau này mẹ tôi được giới thiệu và gặp cha dượng của tôi, bác Lưu. Thực tế, thời kỳ đầu tôi đã không đồng ý và phản đối mạnh mẽ việc mẹ và ông ở bên nhau.

Mặc dù tuổi tác của ông suýt soát tuổi của ông nội tôi nhưng mẹ tôi nói rằng bà không quan trọng đến tuổi tác của ông. Mẹ chỉ muốn có một nơi nương tựa, có thể chăm sóc cho cuộc sống của hai mẹ con.

Vì vậy, mẹ bất chấp sự phản đối của tôi, cuối cùng đã kết hôn với bác Lưu. Sau khi mẹ và bác Lưu kết hôn, tôi đã phải chuyển tới nơi ở mới của họ. Mặc dù bác Lưu đối xử với tôi rất tốt, nhưng tôi luôn cảm thấy khó chịu, trong tâm không thể chấp nhận rằng ông và mẹ tôi sẽ ở bên nhau.

Vì vậy, vào năm học lớp 11 tôi đã bỏ học sau đó cùng một nhóm bạn đến Hà Nội để làm việc. Vì để tránh gặp mặt bác Lưu, trong suốt cả năm tôi đã không trở về nhà tới một lần, thậm chí ngay cả khi tết đến mẹ gọi điện nhắc nhở nhưng tôi vẫn lờ đi và không chịu về.

Nhưng thật không ngờ đúng vào năm làm việc thứ ba của tôi, bác Lưu đột nhiên tìm đến nơi tôi làm việc nói rằng mẹ tôi bị bệnh nặng, vì vậy tôi đã quay trở lại cùng ông. Quay trở lại, tôi và bác Lưu mặc dù cố gắng đưa mẹ đi đủ các nơi để điều trị nhưng không có tác dụng gì. Bác sĩ nói rằng mẹ tôi vốn mắc bệnh từ lâu có thể trụ được đến bây giờ đã là điều không hề dễ dàng, nghe đến đây nước mắt tôi đột nhiên tuôn rơi khắp mặt. Tôi cuối cùng đã hiểu tại sao mẹ lại nhất quyết muốn kết hôn với bác Lưu. Hoá ra ngay từ đầu bà đã sớm biết rằng cơ thể mình không ổn, mẹ muốn tìm một nơi vững chắc mà tôi có thể nương tựa. Nhưng chỉ vì tính tình bướng bỉnh tự phụ của tôi đã phụ tấm lòng của mẹ, khiến bà thêm lo lắng suốt bao năm qua. Vào ngày thứ ba chúng tôi trở về nhà mẹ tôi đã qua đời.

Sau khi tiến hành xong các nghi thức đám tang cho mẹ, tôi chuẩn bị quay trở lại Hà Nội. Nhưng ngay trước khi tôi định rời xa, bác Lưu đã tìm đến tôi để nói chuyện, bác nói muốn cùng tôi cùng đến Hà nội.

Khi ông chưa kịp dứt lời, tôi đã ngay lập tức từ chối, tôi thậm chí còn cười chế nhạo và mỉa mai ông nói rằng: “Có phải bác nghĩ rằng bác làm cha của cháu vài năm liền muốn cháu dưỡng lão cho bác?”

“Không phải đâu, con gái, con hiểu nhầm ta rồi”. Ông gần như cầu xin tôi và nói: “Con à, ta biết là con vẫn luôn không chấp nhận ta và mẹ còn ở cùng nhau, nhưng ta thực sự muốn chăm sóc cho hai mẹ con. Trước khi mẹ con qua đời đã luôn miệng nói với ta rằng hy vọng con có thể quay về gặp bà, mẹ con luôn không thể yên tâm và không ngừng lo lắng cho con. Mẹ con trước khi mất cũng luôn miệng nhắc ta rằng nhất định phải chăm sóc con, bà nói ở một xã hội đang quá hỗn loạn như vậy sợ rằng một cô gái bé nhỏ yếu đuối như con sẽ bị bắt nạt. Vì vậy mẹ con muốn con sống cùng ta, bà muốn ta chăm sóc con cho đến khi con có thể tìm được một người chồng tốt, kết hôn và sinh con. Con à, vì ước nguyện cuối cùng của mẹ con hãy để cho ta đi cùng con đến Hà Nội! “

Sau khi nghe những lời của bác Lưu, đôi mắt của tôi đã ướt sũng, trong tâm chứa đầy sự hối hận và gật đầu đồng ý với yêu cầu của ông.

Và như thế tôi đã cùng bác Lưu trở lại Hà Nội. Kể từ ngày đó trở đi, chúng tôi sống cùng nhau, tôi mỗi ngày lặng lẽ đi làm còn bác ở nhà nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Cuộc sống cứ thế cho đến ngày tôi gặp gỡ được người chồng hiện nay. Trong ngày cưới của tôi, ông giống như một đứa trẻ khóc và xúc động. Ông nắm lấy tay tôi và đặt lên tay của chồng tôi, trên miệng không ngừng nói nhất định sau này phải chăm sóc tốt cho tôi.

Tôi nhìn khuôn mặt khắc khổ của ông và cuối cùng đã bật khóc và thốt lên: “Cha ơi!”…

Bạch Mỹ

Xem thêm:

Exit mobile version