Đại Kỷ Nguyên

“Sự thật thì con của mình là từ đâu đến”

Có thể bạn đã từng nghĩ rằng có mẹ rồi mới có con, rằng con được sinh ra nhờ nguồn dinh dưỡng của mẹ, trí tuệ con có được là nhờ mẹ và mọi người xung quanh dạy dỗ. Tuy nhiên, thực tế có những câu chuyện lại không giống như những điều bạn từng  nghĩ trên. Có những em bé rất đặc biệt, ngay khi bắt đầu biết nói, bé đã có những chia sẻ khiến bạn vô cùng bất ngờ và đặt câu hỏi: “Sự thật thì con của mình là từ đâu đến”.

Dưới đây là câu chuyện về bé Maho, người Nhật, được mẹ bé ghi lại và gửi cho bác sĩ Kazuhiko Nakahara, Trưởng khoa phụ sản của bệnh viện NTT tại thành phố Kumamoto, Nhật Bản. Bác sĩ Nakahara đã chuyển câu chuyện này cho Giáo sư Toshiro Fujimura, người nghiên cứu về luân hồi đầu thai ở Trường Đại học Tổng hợp Fukushima, Nhật Bản.

Sau đây là những cuộc đối thoại giữa Maho và mẹ đã được mẹ của bé ghi lại.

7 tháng Mười (thứ Hai), Maho được 3 tuổi 9 tháng.

Maho: “Mẹ, mẹ có thấy vui khi có con không?”

Mẹ: “Tất nhiên rồi! Cảm ơn con vì con trở thành con của mẹ.”

Maho: “Cảm ơn mẹ. Mẹ có biết con là con gái trước khi con sinh ra không?”

Mẹ: “Có. Khi mẹ nói chuyện với con khi con còn trong bụng mẹ, mẹ đã cảm thấy rằng con là con gái.”

Maho: “Đúng rồi. Con đã nói chuyện với mẹ rất nhiều trước khi con sinh ra. Con đã sống ở nơi mà các vị Thần ở và con đã đầu thai để gặp mẹ!”

26 tháng Mười (thứ Bảy), Maho được 3 tuổi 10 tháng.

Maho (nói khi đang vẽ): “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”

3 tháng 11 (Chủ nhật)

Mẹ: “Maho, con đã làm gì khi con sống với các vị Thần trước khi con sinh ra ở đây?”

Maho: “Con đã chơi rất nhiều. Nhưng một hôm, một vị Thần gọi con đến và bảo con đầu thai để gặp mẹ.”

8 tháng 11 (thứ Sáu)

Mẹ: “Maho, nói cho mẹ biết thêm một chút con đã làm gì khi ở với các vị Thần”

Maho: “Vâng. Vị Thần này có râu quai nón. Trông ông rất thanh tao và hòa nhã. Đôi khi, vị Thần này cũng chơi với chúng con. Có rất nhiều trẻ con ở đó, chúng con rất vui vẻ. Sau khi chơi, chúng con được gọi lên trên tầng hai. Chiếc cầu thang bằng ánh sáng, chúng con thấy vị Thần này ngồi ở giữa. Mặc dù đó là tầng hai nhưng nó không có mái. Con nhìn thấy bầu trời rất đẹp. Sau đó vị thần này nói với con bằng một giọng nhẹ nhàng và ân cần, “Hãy mau xuống gặp mẹ con đi.” Sau đó con cảm thấy mình biến thành một quả cầu bằng ánh sáng và con không thể nhớ được rõ ràng điều gì xảy ra sau đó. Con đã ở trong bụng mẹ khi con biến trở lại thành mình như trước.”

Mẹ: “Maho, con là ai khi con ở với các vị Thần?”

Maho: (hơi giận một chút) “Maho là Maho! Nhưng con lớn hơn con bây giờ.”

Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con vào trong bụng mẹ trong dạng một quả cầu bằng ánh sáng?”

Maho: “Con rất vui. Con thấy ấm áp và dễ chịu khi con hạ xuống nhẹ nhàng. Con đạp đạp và sau đó con ngủ. Sau khi tỉnh dậy, con nói chuyện với mẹ rất nhiều.”

Mẹ: “Con cảm thấy gì khi con ra khỏi bụng mẹ?”

Maho: “Tối, sợ và con bị đau đầu. Sau đó, cứ như là bị trượt xuống. Hình như đầu con chạm phải một cái gì đó. Sau đó bên ngoài trở nên sáng! Con ngạc nhiên khi một cái gì đó được cho vào miệng con. Sau đó con khóc to lên. Rồi con thấy khuôn mặt mẹ đang cười và cả khuôn mặt của bác sĩ nữa. Bác sĩ cắt dây cuống rốn của con bằng một cái kéo. Con muốn hét lên, ‘Dừng lại,  đau’ nhưng nó không đau như con tưởng. Mẹ, mẹ có thực sự cảm thấy tuyệt vời khi nhìn thấy Maho không?”

Mẹ: “Có, thực sự tuyệt vời. Mẹ thấy rất hạnh phúc.”

Maho: “Con cũng vậy! Lý do Maho đến đây là để bảo vệ mẹ!”

Giáo sư Toshiro Fujimura nghĩ rằng những ghi chép đối thoại này giữa Maho và mẹ của bé rất khó bịa đặt. Maho là một đứa trẻ chỉ mới bắt đầu tập nói nhưng những thành ngữ bé dùng và cách diễn đạt lại vượt quá tuổi của mình. Ông giải thích cụ thể hơn, đó là: ví dụ như câu của Maho: “Vị Thần này có râu quai nón”, trên thực tế, không nhất thiết rằng Thần có râu quai nón. Râu quai nón có thể thực ra là một biểu tượng của quyền lực và từ bi của vị Thần trong trí nhớ của bé trước khi sinh ra. Với một đứa trẻ ở tuổi của Maho, “râu quai nón” có nghĩa là “quyền lực và từ bi.” Bên cạnh đó, những cụm từ như “lên trên tầng hai” và “không có mái” có thể được hiểu là “một cảm giác đi lên một không gian cao lớn.” Maho có thể đã chỉ giải thích điều đó bằng những từ ngữ và khái niệm mà bé biết, còn về “biến thành một quả cầu bằng ánh sáng” là phản ánh trạng thái trước khi bé đầu thai vào cơ thể mẹ.

Sau khi bé có đầu thai vào trong bụng mẹ, mặc dù mắt và tai bé vẫn chưa hoàn toàn hoạt động, bé đã có thể mô tả những vận động của mình khi ở trong bụng mẹ, về việc bé hay nói chuyện với mẹ và những ấn tượng của bé về giây phút chào đời của mình. Maho không thể mở mắt vào thời điểm bé chào đời nhưng bé đã biết rõ ràng rằng cái gì đó được cho vào miệng mình và dây cuống rốn của bé bị cắt bằng kéo, thậm chí bé còn nhớ cả cảm giác đau. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất trong câu chuyện của Maho lại nằm một câu ngắn gọn, trong sáng nhưng với suy nghĩ sâu sắc, đó là, “Maho sẽ bảo vệ mẹ vì con đến đây chỉ để gặp mẹ!”

Ảnh minh họa

Giáo sư Toshiro Fujimura tin vào câu chuyện của Maho, có rất nhiều điều mà khoa học thực chứng ngày nay không thể giải thích được. Có lẽ những gì con người biết được về thế giới này chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì đang diễn ra ở các chiều không gian khác nhau. Với mẹ của Maho, Maho quả là một em bé đặc biệt và đáng yêu, khi em luôn khẳng định rằng em đến đây là để bảo vệ mẹ.

Theo Chánh Kiến

Nhật Hạ

 

Xem thêm:

Người hàng xóm đầu thai trả nợ

Phải chăng em bé 5 tuổi này là Lý Tiểu Long đầu thai?

Phỏng vấn học giả người Mỹ chuyên nghiên cứu về luân hồi

 

Exit mobile version