Đại Kỷ Nguyên

Không cần tủ lạnh, đây là 10 mẹo tuyệt hay giữ thực phẩm ngon đáng học hỏi của người xưa

Ngày nay, nếu có thực phẩm chưa cần dùng đến hoặc còn thừa sau bữa ăn, suy nghĩ đầu tiên của chúng ta là “ném” chúng vào tủ lạnh. Tuy nhiên, vào thời xưa khi tủ lạnh vẫn chưa được phát minh ra, cha ông ta đã có rất nhiều cách cất trữ thức ăn sáng tạo và tiện lợi. 10 bí quyết bảo quản đồ ăn đơn giản mà hiệu quả dưới đây sẽ khiến bạn muốn thử nghiệm ngay đấy!

Khi những máy móc hiện đại chưa ra đời, thì cha ông ta cũng sẽ không vứt thức ăn thừa vào thùng rác sau mà sử dụng những phương pháp cực kỳ hữu ích này!

1. Muối chua

Đây là một biện pháp bảo quản thức ăn rất nổi tiếng vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Muối chua là việc ngâm thực phẩm trong một hỗn hợp dấm đun sôi trong vài giờ hoặc nhiều ngày. Các phản ứng hoá học xảy ra giữa thực phẩm và hỗn hợp chất lỏng khiến thực phẩm giữ được lâu hơn. Và cách bảo quản rau này không hạn chế cho bất kỳ loại rau nào.

2. Sử dụng hầm chứa dưới lòng đất

Về cơ bản những hầm chứa dưới lòng đất này là kiểu tủ lạnh không dùng điện đầu tiên. Không khí quanh hầm chứa có thể làm mát thực phẩm và bảo quản chúng theo phương pháp tự nhiên.

3. Làm thạch và mứt

Đây là cách lý tưởng và thông dụng để cất trữ nước quả hoặc mứt. Sau khi nấu chín những hỗn hợp “ngọt” mà bạn muốn bảo quản, cho chúng vào lọ sạch, sau đó đậy kín lại. Vậy là bạn đã có những lọ mứt ngon lành để tiêu dùng trong vài tháng. Thường xuyên sử dụng cách này, người xưa có đủ mứt và nước quả dùng cho cả đời.

4. Bảo quản đồ bằng những hộp đá

Người xưa còn có kiểu trữ lạnh đơn giản khác đó là đặt một chiếc hộp dưới một tảng băng. Cách bảo quản thực phẩm này được thế giới biết đến lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19. Khi tảng băng cũ tan chảy thì người ta sẽ vận chuyển một tảng băng khác tới thay thế.

5. Hầm thức ăn

Bạn sẽ thấy thắc mắc xem cách bảo quản này có nghĩa là gì? Đó là quá trình bảo quản thịt dưới hình thức hầm thức ăn trong một cái nồi đất ướp với chút gia vị là nước sốt và vang đỏ. Cách bảo quản thịt truyền thống này được sử dụng đến tận đầu thế kỷ 19.

6. Làm khô bằng muối

Cách giữ thực phẩm tươi này rất giống với cách muối chua truyền thống, nhưng thay vì sử dụng dấm, người ta dùng muối. Người xưa tất cả các nơi đã sử dụng cách này để lên men rau quả trồng trong vườn.

7. Dùng đường

Cách bảo quản này rất giống với việc muối khô, nhưng điểm khác nhau là chúng ta dùng rất nhiều đường để kéo dài thời gian sử dụng cho thức ăn. Phương pháp này không có gì đáng ngạc nhiên hay lạ lùng với người xưa vì chẳng phải thế hệ cha ông ta cũng rất thích ăn đồ ngọt!

8. Đóng hộp

Đóng hộp có thể dùng để bảo quản tất cả các loại thịt. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn các nguyên liệu tươi sống với một hỗn hợp muối, làm lạnh hỗn hợp trong một tuần hoặc lâu hơn, sau đó cuốn chặt bằng vải thưa bọc pho-mát. Việc này không chỉ làm cho thịt tươi lâu hơn, mà còn giúp giữ hương vị và màu sắc của thịt.

9. Hun khói

Thay vì cuốn thịt bằng vải thưa bọc pho mát, bạn có thể hun khói chúng để tăng thêm hương vị và giúp chúng không bị hỏng, sau đó bọc chúng lại. Đây là cách người xưa bảo quản sườn, thịt ức và các loại thịt khác.

10. Phơi khô

Phơi khô còn được biết là quá trình “loại nước”. Phơi khô về cơ bản là loại bỏ chất ẩm khiến cho nấm mốc, vi khuẩn và men không phát triển được trong thực phẩm, từ đó khiến thức ăn có “tuổi thọ” dài hơn. Người xưa áp dụng quy trình này theo hai cách tự nhiên: sấy khô và phơi khô.

Theo Littlethings

Xuân Dung

Xem thêm:

Exit mobile version