Đại Kỷ Nguyên

Khâm phục người đàn ông liều mình chở hàng ngàn lít nước mỗi ngày cứu động vật hoang dã ở Kenya

Hạn hán triền miên do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino đang gây ra nạn đói và nhiều hệ lụy cho hàng triệu người sống ở bờ đông châu Phi. Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã tuyên bố nạn hạn hán đầu năm nay là một thảm họa cấp quốc gia nhằm kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh như vậy, một người đàn ông tên là Patrick Kilonxo Mwalua đã được tôn vinh như một anh hùng khi nỗ lực không mệt mỏi cứu những động vật hoang dã ở Kenya khỏi trận hạn hán. Hàng ngày anh thuê một chiếc xe bồn, chở đầy nước tới cho các loài động vật ở công viên quốc gia Tây Tsavo.

Mwalua là một nông dân lớn lên ở Kenya. Ngay từ nhỏ, anh đã rất gần gũi với đời sống của động vật hoang dã, vốn được coi là di sản của quê hương anh. “Chúng tôi không có mưa như trước đây,” anh nói với tờ Dodo. Hàng chục nghìn gia đình đã bỏ nhà đi tìm nguồn nước và đất chăn thả đàn gia súc của họ. “Tôi chứng kiến đất đai quê tôi và động vật đang chịu khốn khổ, vì thế tôi đã quyết định mang nước đến cho chúng, nếu tôi không làm điều đó chúng sẽ chết vì khát.”

Hàng ngày, đôi khi vào ban đêm, Patrick lái xe đi đổ đầy nước vào những cái vũng khô cạn ở công viên quốc gia Tây Tvabo. “Chở 1135 lít nước là một công việc khá nguy hiểm”, anh nói, “Phải rất kiên nhẫn. Khi tôi tới đó, tất cả lũ voi, ngựa vằn và trâu đều tỏ vẻ phấn khởi, chúng biết là tôi đang mang nước đến và cùng ùa tới như để chào mừng tôi.”

Kể từ đó, mọi người trìu mến gọi Mwalua là “Người giữ nước.”

Hành động cao đẹp xuất phát từ lòng trắc ẩn đối với các loài động vật không có khả năng tự cứu trong hoàn cảnh thiên tai của Mwalua, đã khiến một tổ chức cứu trợ nhân đạo quan tâm. Họ đã giúp anh tạo một trang web vận động gây quỹ cho các hoạt động cứu trợ các loài động vật hoang dã. Hiện anh đã nhận được 18.000 đô-la (khoảng 409 triệu đồng), số tiền đủ để anh đầu tư mua xe tải mà không phải đi thuê.

“Những đóng góp của Mwalua đối với các loài động vật hoang dã cũng như đối với giá trị di sản nơi đây là vô kể,” những tình nguyện viên ở Công viên quốc gia tây Tvabo cho biết.


Hãy cùng gặp gỡ Patrick Kilonzo Mwalau, người nông dân trồng đậu từ Kenya.

Patrick được đặt tên “người giữ nước” nói “chúng tôi không có mưa nhiều như trước, vì thế tôi bắt đầu mang nước đến cho các động vật hoang dã…”

“Bởi vì tôi nghĩ rằng “nếu tôi không làm điều này chúng sẽ bị chết.”

Mwalua phải mất nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày lái xe đổ đầy nước vào những chỗ trũng cứu các con vật.

Khi Mwalua xuất hiện cùng 1135 lít nước sạch, những con vật ùa đến chào đón anh.

“Hoàn toàn không có nước, vì thế những con vật trông chờ vào con người.”

“Đêm qua tôi thấy 500 con trâu chờ tôi chỗ vũng nước.”

“Chúng uống nước khi tôi đứng đó. Chúng trở nên rất phấn khích.”

Niềm đam mê của Mwalua đã gợi cảm hứng cho một số người Mỹ thiết lập một trang mạng GoFundMe để ủng hộ dự án cứu giúp sự sống này. Anh sẽ vẫn tiếp tục mang thật nhiều nước đến cho các con vật – anh thực sự là vị cứu tinh của chúng.

Con người chúng ta hôm nay có xu hướng cho rằng những thiên tai mà chúng ta phải gánh chịu đều là tự nhiên. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Trên thực tế, không có gì xảy ra với nhân loại là ngẫu nhiên cả.

Vào tháng 9 năm 1993 thông qua Đại hội các Tôn giáo toàn thế giới tổ chức tại Chicago, cả thế giới như choàng tỉnh khi nhận được một thông điệp được xem là lời tiên tri về tương lai nhân loại. Thông điệp này đến từ bộ lạc Kogi, nhóm người được biết đến như là hậu duệ còn sót lại của một nền văn mình cổ xưa, có trước cả nền văn minh Incas và Maya. Họ sống trên núi cao, rừng thẳm cách biệt hoàn toàn với thế giới hiện đại. Thông điệp có đoạn: “Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng: Nhân loại đang sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn mà từ trước tới nay chưa từng xảy ra. Loài người cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một mẹ.

Nhân loại đang sắp bước vào một thảm hoạ rất lớn mà từ trước tới nay chưa từng xảy ra. (Ảnh: Caodai)

Dù chúng ta có màu da khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau, nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu có khác biệt: khi đói chúng ta đều đói như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên đúng như vậy rồi vì chúng ta đều là con cùng một mẹ…”

Hình ảnh một người đàn ông bình thường, hàng ngày thuê xe, một mình chở hàng nghìn lít nước cho các loài vật trong rừng trong đợt hạn hán khiến chúng ta liên tưởng tới một ốc đảo xanh mát lành giữa lòng sa mạc. “Nếu tôi không làm thì chúng sẽ chết khát”, một thiện niệm phát khởi, hàng trăm sinh mệnh đã được cứu sống.

Xuân Dung – An Nhiên

Xem thêm:

Exit mobile version