Đại Kỷ Nguyên

Học sinh bất chấp cảnh cáo của tổ chức vô thần, đồng thanh đọc vang Kinh Lạy Cha

Khi Tổ chức Tự do khỏi tôn giáo (FFRF) – một tổ chức ủng hộ chủ nghĩa vô thần tại Hoa Kỳ – buộc các trường trong quận Lee, tiểu bang Alabama phải thay thế việc cầu nguyện trước mỗi trận đấu bằng phút mặc niệm, các học sinh trường Trung học Opelika đã phản đối bằng cách cùng nhau đứng lên và đồng thanh đọc Kinh Lạy Cha.

Mọi chuyện bắt đầu khi Ban giám hiệu (BGH) của các trường trong thành phố Opelika nhận được thư yêu cầu từ FFRP. Trong thư, tổ chức phi lợi nhuận này dùng cách diễn dịch của mình về Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ (Trích dẫn: “cấm việc đưa ra bất kỳ luật nào tôn trọng việc thiết lập tôn giáo”) để đe dọa BGH các trường rằng sẽ tiến hành các hành động pháp lý nếu bất kỳ giáo viên, nhân viên nào, đặc biệt là các huấn luyện viên bóng đá tiếp tục tài trợ hoặc cổ động cầu nguyện Ki-tô giáo trước khi diễn ra các trận bóng đá hay bất kỳ các sự kiện nào khác của trường, theo Activists Mommy đưa tin.

Luật sư của FFRF, ông Christopher Line, nói trong bức thư rằng một phụ huynh trong quận cảm thấy những lời cầu nguyện ấy xa lạ đến nỗi anh ta muốn chuyển con cái ra khỏi quận.

“Tòa án Tối cao đã nhấn mạnh việc bác bỏ các lời cầu nguyện được phát qua loa trong các sự kiện thể thao của trường công, kể cả các sự kiện do học sinh tự tổ chức”, ông Line nói thêm sau khi tuyên bố rằng việc học sinh ở trường công cầu nguyện trong một sự kiện thể thao ở trường là bất hợp pháp.

Đáp lại bức thư, trường Trung học Opelika và rất nhiều trường khác đã đồng ý bỏ nghi thức cầu nguyện truyền thống và thay thế bằng phút mặc niệm.

“Chúng tôi thừa nhận ra rằng Hoa Kỳ là một quốc gia thượng tôn pháp luật và chúng tôi sẽ tuân thủ luật pháp hiện hành”, người quản lý các trường học ở thành phố Opelika, ông Mark Neighbor tuyên bố. “Học sinh trong thành phố được phép cầu nguyện, nhưng các huấn luyện viên không được phép tham gia”.

Tuy nhiên, vào ngày 13/9, khi một trận bóng đá của trường này chuẩn bị diễn ra, các học sinh đã không chấp nhận việc thực hiện phút mặc niệm. Họ cùng nhau đứng dậy và đồng thanh đọc Kinh Lạy Cha.

Việc liệu FFRF có chính thức trả đũa bằng các hành động pháp lý hay không thì không ai biết chắc chắn, nhưng rất nhiều người đã đứng về phía các học sinh và khen ngợi lòng dũng cảm của những đứa trẻ. 

Hoa Kỳ vốn được mệnh danh là đất nước của những người có đức tin.

Tổng thống Washington từng phát biểu trong diễn văn nhậm chức của mình: “Đức Chúa Trời thiêng liêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là chỗ dựa trong sự thành công của Chính phủ này”.

Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhân ngày Độc lập cũng nói rằng: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính Chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.

Không chỉ hai vị Tổng thống này, rất nhiều người Mỹ mang trong mình đức tin mạnh mẽ vào Chúa, vào Thần. Trên các đồng tiền của quốc gia mình, họ viết hàng chữ: “In God We Trust” (Tạm dịch: Chúng ta tin ở Chúa) và trong bản tuyên thệ dưới lá cờ tổ quốc cũng có cụm từ: “One Nation, Under God” (Tạm dịch: Một quốc gia dưới sự bảo hộ của Chúa).

Hành động của các học sinh trường Trung học Opelika đã khẳng định thêm một lần nữa đức tin mãnh liệt này của mình, bất chấp mọi lời đe dọa. 

Huyền Diệu

Theo The BL

Video xem thêm: Truyền hình Mỹ đăng phóng sự về nạn cướp tạng của chính quyền Trung Quốc

Exit mobile version