Đại Kỷ Nguyên

Hình ảnh đáng thương của những con sư tử tại trại nuôi nhốt động vật Nam Phi

Trang tin Dailymail cho đăng tải bức ảnh những con sư tử đáng thương bị bỏ rơi trong một cơ sở nuôi nhốt ở Nam Phi, phơi bày sự thật đáng buồn về ngành công nghiệp nuôi sư tử tại quốc gia này.

Có khoảng 6000-8000 con sư tử nuôi nhốt trong 260 cơ sở trên khắp Nam Phi, với mục tiêu bán vé cho khách du lịch mong muốn trải nghiệm cuộc sống tương tác với sư tử. 

Các tổ chức bảo vệ động vật gọi những trang trại nuôi nhốt sư tử ở Nam Phi là “lừa đảo”, bởi vì tại đây cung cấp dịch vụ chụp ảnh cùng động vật cho khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới mà họ không hay biết gì về cuộc sống khó khăn của các con thú. 

Các nhân viên điều tra đã đến khám xét một trang trại nuôi động vật hoang dã tại Nam Phi và tìm thấy hơn 100 con sư tử, hổ, báo đang trong điều kiện thiếu nước uống và sống trong điều kiện chật chội. Những con thú bị nhốt trong những chiếc chuồng kém vệ sinh, nơi ký sinh trùng dễ dàng lây lan.

Một cuộc trưng bày gần đây của cựu lãnh đạo thuộc đảng Bảo thủ Ashcroft, Vương quốc Anh nhấn mạnh các vấn đề không tuân thủ nghiêm trọng tại các cơ sở chăn nuôi của Nam Phi, bao gồm cáo buộc ‘săn bắn xanh’ bất hợp pháp, lai tạo sư tử và hổ để sinh ra những con lớn hơn (sư tử và hổ), và thậm chí cả âm mưu xuất khẩu trái phép da sư tử ẩn trong da hươu.

Trong tự nhiên, sư tử con thường ở với mẹ trong vòng 18 tháng và con mẹ sẽ được nghỉ ngơi ít nhất 15-24 tháng giữa các lứa. Tuy nhiên, trong các trại nuôi nhốt, những con sư tử con bị tách khỏi mẹ chỉ vài giờ sau khi sinh ra để đem đi phục vụ khách du lịch. 

Việc ép sinh con liên tục khiến con cái bị mệt mỏi và quá sức, nhất là khi chúng phải sống trong điều kiện bị giam giữ trong chuồng, thức ăn và vệ sinh không đầy đủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác. 

(Ảnh: Dailymail)

Audrey Delsink, Giám đốc Động vật hoang dã tại Humane Society International, Châu Phi, cho biết: “Ngành nuôi sư tử nuôi nhốt của Nam Phi là một vòng luẩn quẩn khai thác, từ cái nôi đến nấm mồ”.

“Những chú sư tử con bị tách khỏi mẹ khi mới chỉ được vài ngày tuổi, sau đó được chăm sóc và nuôi nấng bởi các tình nguyện viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới – những người không hề biết đến nguồn gốc của chúng và tưởng rằng chúng bị bỏ rơi”. 

“Tất cả các con thú đều được sử dụng với mục đích thương mại, đầu tiên chúng được khách du lịch trả tiền để cùng chụp ảnh, vuốt ve hoặc cho ăn, sau là phần ‘đi bộ cùng sư tử'”.

(Ảnh: Dailymail)

Theo Báo cáo Du lịch Nam Phi 2017, quốc gia này là một địa điểm nổi tiếng đã đón khoảng 10,3 triệu khách du lịch nước ngoài và tạo điều kiện cho 17,2 triệu chuyến du lịch nội địa. 

Đa số khách du lịch đều đang vô tình đóng góp vào sự tra tấn này đối với các con sư tử thông qua việc mua vé đến các điểm du lịch và tham gia dịch vụ chơi cùng sư tử. 

Thanh tra cấp cao của NSPCA, ông Douglas Wolhuter miêu tả lại hai con sư tử được tìm thấy tại trang trại Pienika dường như bị bệnh thần kinh và chúng không thể đi lại. Hiện tại, đàn thú đã bị thu hồi và đưa về chăm sóc bởi các chuyên gia thú y.

Ông Wolhuter nói rằng: “Các vấn đề khác như chuồng nhỏ và nơi trú ẩn không đầy đủ, không được cung cấp nước, quá tải, và các điều kiện bẩn thỉu và ký sinh trùng đã được ghi nhận trong các trại có sư tử, hổ và báo”.

Số phận cuối cùng của những con sư tử là không chắc chắn và sẽ phụ thuộc vào kết quả của quá trình pháp lý. Ngay cả khi NSPCA có thể chứng minh rằng việc bỏ bê nghiêm trọng đến mức biện minh cho việc tịch thu tất cả các con sư tử, thì không có cơ sở có uy tín nào ở Nam Phi có thể nhận ngay một số lượng lớn sư tử như vậy.

Ông Audrey Delsink, Giám đốc Động vật hoang dã HSI, châu Phi nói: “… Chúng tôi yêu cầu chính phủ Nam Phi đóng cửa ngành công nghiệp này một lần và mãi mãi; đó là cách duy nhất Nam Phi có thể phục hồi sau tai họa này”. 

Bạn đang đọc bài viết: “Hình ảnh đáng thương của những con sư tử tại trại nuôi nhốt động vật Nam Phi” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: dkn.doisong.giaoduc@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

Exit mobile version