Đại Kỷ Nguyên

Tại sao cơ thể con người có khả năng tự làm lành vết thương?

Cơ thể con người là một tuyệt tác của tạo hóa. Việc tự làm lành vết thương và phục hồi những mô bị tổn hại là một trong số những cơ chế giúp duy trì sự sống của con người. Quá trình này bắt đầu ngay khi chúng ta bị thương.

Quá trình tự làm lành vết thương

Quá trình cơ thể tự liền vết thương trải qua nhiều giai đoạn. (Ảnh: http://www.lienvetthuong.vn)

Chúng ta cùng theo dõi video dưới đây để hiểu rõ hơn cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể như thế nào nhé

Nội dung video đã được Thư Nguyễn biên dịch:

The largest organ in your body isn’t your liver or your brain. It’s your skin, with a surface area of about 20 square feet in adults. Though different areas of the skin have different characteristics, much of this surface performs similar functions, such as sweating, feeling heat and cold, and growing hair. But after a deep cut or wound, the newly healed skin will look different from the surrounding area, and may not fully regain all its abilities for a while, or at all.

Bộ phận lớn nhất trên cơ thể bạn không phải gan hay bộ não, mà là lớp da, với diện tích bề mặt gần 2 mét vuông ở người lớn. Dù các vùng các nhau trên da có các đặc tính khác nhau, phần lớn bề mặt đều có chức năng tương tự nhau, như đổ mồ hôi, cảm nhận nóng lạnh, và mọc lông tóc. Nhưng khi bị một vết thương sâu, vùng da mới lành sẽ trông hơi khác so với vùng da xung quanh, và có thể không phục hồi đầy đủ chức năng trong nhất thời, hoặc vĩnh viễn.

To understand why this happens, we need to look at the structure of the human skin. The top layer, called the epidermis, consists mostly of hardened cells, called keratinocytes, and provides protection. Since its outer layer is constantly being shed and renewed, it’s pretty easy to repair. But sometimes a wound penetrates into the dermis, which contains blood vessels and the various glands and nerve endings that enable the skin’s many functions.

Để hiểu lý do tại sao, chúng ta cần nhìn vào cấu trúc của da người. Ở lớp trên cùng gọi là biểu bì, bao gồm phần lớn các tế bào cứng gọi là keratinocyte, và tạo nên lớp bảo vệ. Vì lớp ngoài cùng liên tục tróc ra và được thay mới, nó cũng khá dễ tái tạo. Nhưng đôi khi vết thương cắt sâu vào trong hạ bì chứa các mạch máu, tuyến nội tiết và các dây thần kinh giúp thực hiện các chức năng của da.

And when that happens, it triggers the four overlapping stages of the regenerative process. The first stage, hemostasis, is the skin’s response to two immediate threats: that you’re now losing blood and that the physical barrier of the epidermis has been compromised. As the blood vessels tighten to minimize the bleeding, in a process known as vasoconstriction, both threats are averted by forming a blood clot. A special protein known as fibrin forms cross-links on the top of the skin, preventing blood from flowing out and bacteria or pathogens from getting in.

Khi điều đó xảy ra, nó kích hoạt 4 giai đoạn chồng chéo của quá trình tái tạo. Giai đoạn một: cầm máu. Da phản ứng trước 2 nguy cơ trước mắt: bạn đang mất máu, và rào chắn vật lý của biểu bì đã bị mở ra. Khi các mạch máu thắt lại để giảm mất máu trong một quá trình gọi là sự co mạch, cả hai mối nguy sẽ được ngăn chặn bằng máu đông. Và một protein gọi là huyết tơ sẽ tạo một mạng lưới ở phía trên để ngăn máu chảy ra ngoài, và ngăn vi khuẩn hoặc mầm bệnh chui vào trong. 

After about three hours of this, the skin begins to turn red, signaling the next stage, inflammation. With bleeding under control and the barrier secured, the body sends special cells to fight any pathogens that may have gotten through. Among the most important of these are white blood cells, known as macrophages, which devour bacteria and damage tissue through a process known as phagocytosis, in addition to producing growth factors to spur healing.

Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, da dần chuyển thành màu đỏ, dấu hiệu cho giai đoạn tiếp theo: sưng viêm. Khi đã cầm máu và đã che chắn bề mặt, cơ thể gửi các tế bào đặc biệt đến chống lại các mầm bệnh đã chui vào. Một trong các tế bào quan trọng nhất là bạch cầu, còn gọi là đại thực bào, nó ăn các vi khuẩn và các mô tổn thương trong một quá trình gọi là thực bào để tạo ra môi trường hỗ trợ giúp tăng tốc hồi phục. 

And because these tiny soldiers need to travel through the blood to get to the wound site, the previously constricted blood vessels now expand in a process called vasodilation. About two to three days after the wound, the proliferative stage occurs, when fibroblast cells begin to enter the wound. In the process of collagen deposition, they produce a fibrous protein called collagen in the wound site, forming connective skin tissue to replace the fibrin from before.

Và vì những anh lính nhỏ này cần di chuyển trong máu để đến vết thương, các mạch máu co lại trước đây giờ sẽ mở rộng, gọi là sự giãn mạch. Khoảng 2 đến 3 ngày sau đó, giai đoạn tái tạo bắt đầu, khi các nguyên bào sợi bắt đầu đến chỗ vết thương. Trong quá trình collagen thế chỗ, chúng tạo các protein dạng sợi gọi là collagen ở chỗ vết thương, tạo thành lưới mô để thay thế cho huyết tơ lúc trước. 

As epidermal cells divide to reform the outer layer of skin, the dermis contracts to close the wound. Finally, in the fourth stage of remodeling, the wound matures as the newly deposited collagen is rearranged and converted into specific types. Through this process, which can take over a year, the tensile strength of the new skin is improved, and blood vessels and other connections are strengthened. With time, the new tissue can reach from 50-80% of some of its original healthy function, depending on the severity of the initial wound and on the function itself.

Khi biểu bì dần dần tái tạo lại lớp da ngoài cùng, hạ bì sẽ co lại để đóng vết thương. Cuối cùng, giai đoạn bốn là tu sửa, collagen được thay thế vào vùng da mới sẽ được tái sắp xếp và chuyển thành những loại nhất định. Suốt quá trình này, có thể mất đến một năm, khả năng co giãn của da mới sẽ được cải thiện, các mạch máu và các kết nối khác cũng được gia cường. Qua thời gian, các mô mới có thể lấy lại 50-80% các chức năng khỏe mạnh vốn có, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và chức năng của nó.

But because the skin does not fully recover, scarring continues to be a major clinical issue for doctors around the world. And even though researchers have made significant strides in understanding the healing process, many fundamental mysteries remain unresolved. For instance, do fibroblast cells arrive from the blood vessels or from skin tissue adjacent to the wound? And why do some other mammals, such as deer, heal their wounds much more efficiently and completely than humans?

Nhưng vì da không được tái tạo hoàn toàn, sẹo vẫn là một vấn đề lớn đối với các bác sĩ khắp thế giới. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã có những bước tiến đáng kể trong việc hiểu quá trình hồi phục, nhiều vấn đề vẫn chưa thể được giải quyết. Ví dụ, các nguyên bào sợi đến từ các mạch máu hay từ các mô da ở gần vùng vết thương? Và tại sao một số động vật khác, như hươu nai, có thể lành vết thương nhanh hơn và hoàn hảo hơn con người?

By finding the answers to these questions and others, we may one day be able to heal ourselves so well that scars will be just a memory.

Bằng cách tìm ra lời giải cho những câu hỏi này, ngày nào đó chúng ta sẽ hồi phục hoàn hảo, và sẹo sẽ lui vào dĩ vãng.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Exit mobile version