Đại Kỷ Nguyên

‘Mục đích của trường học là gì?’: Bài thuyết trình thu hút hơn 20 triệu lượt xem của rapper nổi tiếng người Mỹ

Hằng ngày, hàng triệu học sinh tới trường, lên lớp rồi ra về như một công việc đã được lập trình sẵn. Thế nhưng, không ít em lại cảm thấy nhàm chán với thời gian biểu đó và không có động lực học tập. Vậy mục đích thật sự của trường học là gì? Đó cũng là câu hỏi đặt ra từ lâu và trăn trở của một anh chàng người Mỹ có tên Prince Ea.

Tính đến thời điểm hiện tại, video đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên kênh youtube và 19 triệu lượt xem và hàng ngàn bình luận trên facebook của anh chàng Prince Ea. Dưới đây là nội dung trong bài thuyết trình của rapper nổi tiếng này, phụ đề tiếng Việt được thực hiện bởi SUB Factory.

WHAT IS SCHOOL FOR?

Feel free to call me slow but, I spent 16 years going to school and I still don’t know. When I finished, I didn’t know how to do my own taxes, purchase a home, or apply for a loan. I don’t know a thing about investment, building credit or getting a job. I graduated at the top of my class and what did I have? This fancy diploma to sit at home with my mom. But luckily, they did teach me some important skills like factoring trinomials and how mitochondria is the powerhouse of the cell. I’m so happy. I remember the Pythagorean theorem because it helped me a lot. OK, I’m lying let me stop. Because all the stuff they taught me truthfully, I forgot. Mom, remember when you would ask me: “What did you learn in school today?” And I would say: “Nothing much!”. I wasn’t being modest. The truth about it mom is I had already forgotten. And it’s not just me millions of students sing the same song.

Các bạn có quyền nghĩ rằng tôi chậm hiểu, nhưng tôi đã dành 16 năm đến trường và vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Khi tôi tốt nghiệp, tôi không biết cách trả thuế, mua nhà, hay viết đơn vay tiền. Tôi chẳng biết gì về đầu tư, tạo dựng uy tín hay kiếm cho mình một công việc. Tôi tốt nghiệp hạng nhất trong lớp và tôi đã có được gì? Một tấm bằng tốt nghiệp để trang trí và ngồi ngắm cùng mẹ tôi. Nhưng may mắn thay, trường học đã dạy tôi một vài kỹ năng quan trọng như cách phân tích tam thức và việc các ty lạp thể có vai trò quan trọng thế nào với mỗi tế bào. Tôi rất mừng vì mình nhớ được định lý Pitago vì định lý ngày giúp tôi rất nhiều. Vâng tôi sẽ dừng lại, không nói dối các bạn nữa. Bởi tất cả những gì trường học dạy tôi nói thật là tôi đã quên sạch. Mẹ à, mẹ có nhớ những lần mẹ hỏi con: “Hôm nay con học được gì có trường nào?”. Và con đáp lại rằng: “Không nhiều lắm ạ”. Con đã không hề khiêm tốn. Mà sự thật là: “Con đã quên mọi thứ rồi mẹ à. Và không chỉ có tôi mà hàng triệu học sinh khác cũng giống như tôi.

(Ảnh cắt từ clip)

But I guess what do you expect when the most commonly asked question in class is: “Is this gonna be on the test?” See if school really put learning instead of testing and memorizing as the top standard then the letter “F” would not stand for “Failure”. It would stand for: “Find another Answer.” And if school was really interested in our personal and academic success, students would wake up later, have more freedom and homework a lot less. And that’s not my opinion, this conclusion has been scientifically tested and proven. And any teacher that doesn’t believe me feel free to check my words cited page to inspect. Oh, and I did it in MLA format because I know that’s all you will accept.

Bao nhiêu trong số các bạn lẩn tránh ánh mắt thầy cô để không mời bị phát biểu? Không dám giơ tay phát biểu vì sợ câu trả lời của mình sai? Đây chẳng phải là minh chứng cho việc trường học không phải là nơi để học tập và phát triển trí tuệ sao. Đây chỉ là một trò chơi điểm số xem ai đạt nhiều điểm A nhất. Nhưng tôi đoán được điều bạn mong chờ nhiều nhất khi câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong giờ học là: “Thưa cô, phần kiến thức này sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra không ạ?”. Phần kiến thức đó sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra không? Nếu trường học lấy việc học tập làm tiêu chuẩn cao nhất thay vì kiểm tra và ghi nhớ thì chữ cái “F” không còn viết tắt cho từ “Failure” (Thất bại) nữa mà nó sẽ là viết tắt cho cụm từ: “Find another answer” (Tìm một đáp án khác). Và nếu trường học thật sự quan tâm đến kết quả rèn luyện học tập của mỗi học sinh thì học sinh sẽ thức dậy muộn hơn, được tự do thoải mái hơn và khối lượng bài tập về nhà sẽ giảm đi rất nhiều. Đây không chỉ là ý kiến cá nhân của tôi mà kết luận này đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Bất cứ giáo viên nào không tin vào lời tôi nói hãy kiểm tra phần tác phẩm tôi trích dẫn. Vâng, tôi đã trích dẫn theo định dạng MLA vì tôi biết rằng tất cả mọi người đều sẽ chấp nhận.

How many of you guys avoid eye contact with the teacher to try not to get called upon? Afraid to raise your hand to fear of being wrong, which proves that school isn’t an environment for learning or building up the intellect. It’s just a game you play for grades and how many A’s you can collect.See students would get more benefit from an extra hour of sleep than putting them through the torture of an extra essay, reading 150 pages, doing problems 1-60 on the worksheet, and having 3 projects due by the end of the week. Not only is it pointless pain but it’s also dim-witted. Because we get so much work, but they don’t teach the time management skills to deal with it. See in school we are controlled by bells. We have to learn in rooms with the Feng Shui of a prison cell. We have to ask permission to relieve bodily functions but not before the teacher asks a million questions like: “Why didn’t you do before class? I am sorry my bladder is kinda on its own schedule and its’s not always timely. See teachers always say: “Use your time wisely”. But that never made sense to me. Because these six cruel hours of our lives we call “school” might literally be the worst use of time management ever in history.

Bạn biết đấy, học sinh sẽ được lợi rất nhiều từ việc dành thêm một tiếng để ngủ hơn là bị tra tấn bởi một bài văn, đọc 150 trang sách, giải các câu hỏi từ 1 đến 60 trong phiếu trả lời và hoàn thành 3 dự án trước cuối tuần. Việc này chẳng những là một sự dày vò vô nghĩa mà còn thật ngốc. Bởi vì chúng ta bị giao quá nhiều bài tập mà lại chẳng được dạy về kỹ năng quản lý thời gian để giải quyết đống bài tập đó. Ở trường, chúng ta bị kiểm soát bởi tiếng chuông báo, chúng ta phải ngồi trong các phòng học mà theo thuật phong thủy, chẳng khác gì tù giam. Chúng ta phải xin phép khi muốn giải quyết nhu cầu cá nhân nhưng chỉ sau khi giáo viên đặt hàng tá câu hỏi như: “Sao em không ra ngoài trước khi giờ học bắt đầu?” Em xin lỗi cô, bàng quang của em có lịch biểu riêng và nó không phải lúc nào cũng đúng giờ. Bạn thấy đấy, giáo viên luôn nói: “Hãy sử dụng thời gian của các em thật thông minh”. Nhưng lời nói đó tôi chưa bao giờ hiểu được bởi 6 tiếng đồng hồ khủng khiếp mà trong cuộc sống mà chúng ta gọi là “trường học” có thể là cách quản lý thời gian kém hiệu quả nhất trong lịch sử.

Think about it, the traditional teaching method is foolish. No, it’s useless multiplied by the square root of stupid. What they do is: They cram information in your head, force-feeding you. And then you throw it up on the test. That is not education. That’s bulimia. And the more bulimic you are, the better you will do on assessments. So it’s no wonder why so many students graduate mentally and emotionally anorexic. See school teaches you how to memorize dots. TRUE education SHOULD teach you how to connect them. TRUE education teaches you how to catch a fish. School teaches you: yeah you caught the fish but you didn’t show your work so it doesn’t count. Throw it back. I’m just asking what is school for? It’s not education, that’s just not true. If you still think that, you might be sniffing the glue.

Bạn hãy thử nghĩ xem phương pháp dạy học như hiện nay thật sự ngu ngốc. Không ý tôi là cách dạy ấy thật vô dụng, và được nhân lên với số mũ ngu ngốc. Điều họ làm là nhồi nhét thông tin vào đầu các bạn, bắt các bạn tiêu hóa. Và rồi các bạn nôn mớ kiến thức đó vào các bài kiểm tra. Đó không phải là giáo dục. Đó là nhồi nhét. Và bạn càng nhồi nhét được nhiều kiến thức bao nhiêu, bạn càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Chẳng trách mà quá nhiều học sinh khi tốt nghiệp đã bị rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Trường học dạy bạn cách ghi nhớ những kiến thức riêng lẻ mà một nền giáo dục thực sự nên dạy bạn cách liên kết những đơn vị kiến thức đó. Một nền giáo dục thực sự sẽ dạy bạn cách để bắt được một con cá. Trường học dạy bạn: Yeah, bạn đã bắt được một con cá nhưng bạn lại không nộp quá trình bạn bắt con cá đó nên thành quả của bạn không được chấp nhận. Hãy thả lại chú cá ấy về với nước. Tôi chỉ thắc mắc rằng mục đích của trường học là gì? Không phải là giáo dục, điều đó không hoàn toàn đúng, có thể bạn đã dính bẫy.

See the word education comes from the Latin root “educe” meaning “bring out”, i.e bring the gifts out of a person and make them viable. But school doesn’t bring out much.

Từ Education xuất phát từ gốc Latin “educe” có nghĩa là “đưa ra”, nghĩa là khám phá ra tài năng của mỗi người và hiện thực hóa tài năng của họ. Nhưng trường học lại không khám phá ra được nhiều tài năng.

(Ảnh cắt từ clip)

It just stuffs more facts inside of you. Now some of that stuff is justifiable. We need reading, writing, and some arithmetic – that’s fair. But are you telling me metamorphic and igneous rocks are more important than self-care? If suicide is the 3rd leading cause of death of ages 10-24 and Harvard studies suggest the biggest predictor for success is self-control and emotional health, then why the heck aren’t we taught how to handle stress, bullies or rejection? How about anxiety or depression? You know skills we need for our entire lives. Bro, I don’t even know how to cook. I’m honestly surprised I’m still alive. But hey at least I can name all the battles that happened in the civil war. Seriously, what is school for?

Trường học chỉ nhồi nhét các sự việc, sự kiện vào trí óc bạn. Một vài trong số các kiến thức ấy là chính đáng. Chúng ta cần các môn học như tập đọc, tập viết, và một vài phép toán, điều này đúng. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng việc nghiên cứu về đá biến chất và đá mác ma lại quan trọng hơn việc chăm sóc bản thân không? Nếu tự tử là nguyên nhân chính thứ ba dẫn đến cái chết trong độ tuổi từ 10 đến 24 và các nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra rằng kim chỉ nam đúng nhất của thành công là khả năng kiểm soát bản thân và kiểm soát cảm xúc thì lý do điên rồ gì dẫn đến việc chúng ta không được dạy cách đối mặt với những căng thẳng cuộc sống, những cuộc bắt nạt hay những lời từ chối? Đối mặt với sự lo lắng và căn bệnh trầm cảm. Bạn biết đấy, là những kỹ năng mà chúng ta cần đến xuyên suốt cuộc sống này. Anh bạn à, tôi thậm chí còn chẳng biết nấu ăn. Thật lòng mà nói tôi rất ngạc nhiên là mình vẫn còn sống. Nhưng mà này, ít nhất tôi vẫn kể tên được những trận đánh trong cuộc nội chiến. Nghiêm túc đấy, mục đích của trường học là gì?

Some say you need it to be successful and that’s something we do not doubt. But do you own a MacBook or Iphone? Did you know they both were created by a dropout? Are you watching this video on Facebook or YouTube? Doesn’t matter which you choose. They both were created by dropouts. Ever used Snapchat, WhatsApp, shopped at Whole Foods? Well, thanks a dropout. Does your home furniture come from IKEA? Okay don’t get the wrong idea he was not a dropout, don’t be a fool. I mean how could he drop out, Ingvar Kamprad, founder of IKEA never even went to school. I know what you are thinking: “He’s just picking and choosing, there’s millions who didn’t go to school that aren’t successful. Who is he fooling?”. And you are right. But open your history books and start perusing. You’ll find the very people we idolize in school never really had formal and/or secondary schooling. I’m talking George Washington, Abe Lincoln. Americas best presidents had zero school between them. Ben Franklin, Thomas Edison. Shall I proceed? Ernest Hemingway. Mark Twain. Teddy Roosevelt. Margaret Mead.

Một số người nói rằng chúng ta cần đến trường để thành công và điều này chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng bạn có sở hữu một chiếc Mac Book hay IPhone không? Bạn có biết rằng cả hai món đồ công nghệ đó đều được phát minh bởi một người bỏ học hay không? Bạn đang theo dõi video này qua kênh Facebook hay YouTube? Điều đó chẳng quan trọng. Cả hai ứng dụng này cũng được phát minh bởi những học sinh bỏ học. Bạn đã từng dùng thử Snapchat, WhatsApp, và mua sắm tại Whole Foods chưa? Vâng tất cả có được nhờ một học sinh bỏ học. Đồ nội thất nhà bạn có được mua từ IKEA không? Okay. Đừng hiểu nhầm ý tôi, anh ấy không hề bỏ học giữa chừng, đừng dễ bị lừa như thế chứ. Làm sao mà anh ta bỏ học được? Ingvar Kamprad, nhà sáng lập IKEA thậm chí chưa từng đến trường một lần. Tôi biết bạn đang nghĩ gì: “Anh ta thật khéo chọn, hàng triệu người khác không tới trường và chẳng bao giờ thành công cả. Anh ta đang dắt mũi ai cơ chứ?  Và bạn đã đúng. Nhưng hãy mở sách lịch sử và dò tìm thật kỹ. Bạn sẽ thấy tên chính những nhân vật mà chúng ta từng ngưỡng mộ ở trường chưa bao giờ tham gia một lớp học chính quy hoặc trung học nào. Tôi đang nhắc đến George Washington, Abe Lincold, những vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng bao giờ đến trường. Ben Franklin, Thomas Edison, tiếp tục nào, Ernest Hemingway. Mark Twain, Teddy Roosevelt, Margaret Mead.

Now, please! I’m not saying drop out. Because some schools are great and many teachers are rare treasures. I’m saying that there’s a difference between people who are smart and people who score better. I’m saying that your future is something no test will ever measure. Even if that test begins in 3 letters like SAT, ACT. It’s BS if they say those determine your L.I.F.E. No, your destiny is in your hands. You must shape it to be great. So don’t expect school to open doors because it’s more likely to slam them in your face.

Thôi nào. Tôi không nói bỏ học. Bởi một số trường học có chất lượng giáo dục rất tốt và cũng có rất nhiều người làm đúng thiên chức nghề giáo. Điều tôi muốn nói là có một sự khác biệt giữa những người thông minh và những người đạt điểm số cao. Tôi muốn nói rằng tương lai của bạn là một thứ mà không một bài kiểm tra nào có thể đo đếm được. Cho dù bài kiểm tra ấy bắt đầu bằng ba chữ cái như SAT, ACT. Thật khùng khi ai đó nói những bài kiểm tra này quyết định cuộc sống của bạn. Không hề, số phận của bạn nằm trong bàn tay của chính bạn. Nhiệm vụ của bạn là hãy vẽ nên một tương lai tuyệt vời. Vì vậy đừng bao giờ nuôi hy vọng trường học sẽ mở cánh cửa thành công cho bạn, vì rất có thể trường học sẽ đóng sầm cánh cửa ấy ngay trước mắt bạn.

Sometimes I wonder about the dreams lost in school and how much potential goes to waste. If it wasn’t for music and You Tube then I would have been just another lost case. Everybody watching this please close your eyes. Imagine a child sitting in the back of some teachers class in some town, he never raises his hand, he fails most of his classes but inside of him lives a passion. And if nurtured and brought out will lead him to discover the cure for cancer. But you see, I’m afraid that child’s gift will never come out. He will never win the Nobel Prize award because in class he was ignored and his worth was judged only by his scores. So teachers, principals, parents, advisors, and students. I ask one more time: WHAT IS SCHOOL FOR???

Đôi khi tôi nghĩ về tất cả những ước mơ mình đã đánh mất khi cắp sách tới trường và không biết bao nhiêu trong số những ước mơ đó đã bị phí hoài? Nếu không nhờ âm nhạc hay YouTube thì rất có thể tôi đã là một chàng trai lạc giữa những ước mơ của mình. Tất cả các bạn, những ai đang theo dõi video này, hãy nhắm mắt lại, hình dung một cậu bé đang ngồi cuối lớp học ở một thị trấn nào đó. Cậu ấy không bao giờ dám giơ tay phát biểu. Cậu ấy trượt hầu hết các bài kiểm tra nhưng bên trong cậu ấy luôn có một ngọn lửa đam mê. Và nếu cái đam mê được nuôi dưỡng và thực hiện hóa ấy sẽ giúp cậu ấy tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư. Nhưng bạn thấy đấy, tôi sợ rằng tài năng của cậu bé ấy sẽ chẳng bao giờ được phát hiện ra. Cậu ấy sẽ chẳng bao giờ thắng được giải Nobel danh giá bởi trong lớp học cậu ấy bị mọi người phớt lờ và giá trị của cậu ấy chỉ được đo đếm qua điểm số. Vì vậy, hỡi các nhà giáo, vị hiệu trưởng, các bậc phụ huynh, các chuyên gia cố vấn và các em học sinh, tôi xin được hỏi lại một lần nữa: MỤC ĐÍCH CỦA TRƯỜNG HỌC LÀ GÌ???

***

Tại sao video trên lại có tốc độ lan tỏa mạnh mẽ đến vậy? Bởi tính giá trị cao? Bởi những cảnh quay hấp dẫn và tài năng của anh chàng youtube người Mỹ? Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì video trên đều khiến cho mỗi người chúng ta phải suy ngẫm…

Chúng ta phải thừa nhận rằng, ngày nay có rất nhiều em học sinh không có nhiều kỹ năng sống cho dù đã tốt nghiệp trung học và quên hầu hết những gì chúng được dạy. Nhiều ngôi trường chú trọng vào lượng kiến thức trên sách vở và những bài kiểm tra là thước đo khả năng của học sinh. Kết quả là không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng cảm thấy áp lực và mệt mỏi.

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một tài năng riêng. Không phải cứ đạt nhiều điểm A trong những học cụ thể mới là xuất sắc. Chúng ta đừng xem thành tích học tập như một tiêu chuẩn chủ yếu, thậm chí là duy nhất để đánh giá học sinh. Bởi các em không chỉ cần kiến thức mà còn cần nắm được phương pháp rèn luyện các kỹ năng cơ bản, biết cách làm người tốt và luôn cần những lời khích lệ và động viên.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Exit mobile version