Đại Kỷ Nguyên

20 thành ngữ thú vị về tình yêu

Những thành ngữ chủ đề “Tình yêu” dường như luôn thật thú vị và dễ nhớ, dễ gặp. Hãy cùng xem nhé!

  1. “Fall in love with somebody”

Khi bạn bắt đầu có cảm tình, bắt đầu thấy yêu ai đó thì là bạn “fall in love” với người đó.

Ví dụ:  “I think I’m falling in love with my best friend. What should I do?”- “Tớ nghĩ tớ đang yêu người bạn thân của mình. Tớ nên làm gì bây giờ?”

  1. “Love at the first sight”
    Bạn thấy yêu ai đó ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, từ cái nhìn đầu tiên.

Ví dụ: “My wife and I met at a party. It was love at first sight.”- “Vợ tôi và tôi đã gặp nhau ở một bữa tiệc. Đó là tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.”

  1. “Be an item”-
    Khi hai người yêu nhau, cả hai như hóa thành một, hai trái tim, hai cuộc sống, hai tính cách, sự khác biệt bị xóa bỏ chỉ còn lại một tình yêu, khi đó gọi là “be an item”

Ví dụ: “I didn’t know Chris and Sue were an item. They didn’t even look at each other at dinner.” – “Tôi đã không biết rằng Chris và Sue là một cặp. Họ thậm chí không nhìn nhau ở bữa tối.”

  1. “Match made in heaven “

Hai người rất đẹp đôi, họ rất hợp nhau và bổ khuyết cho nhau để thành một cặp hoàn hảo. Như thể một cặp trời sinh, thì đó là “match made in heaven”

Ví dụ: “Do you think Matt and Amanda will get married?– I hope they will. They’re a match made in heaven.”- “Bạn có nghĩ Matt và Amanda sẽ cưới không?- Tôi hi vọng là có. Họ là một cặp trời sinh.”

  1. “Be head over the heels”

Yêu ai đó rất nhiều, có thể hi sinh vì nhau. Như vậy gọi là “be head over the heels” hay “say như điếu đổ” vậy.

Ví dụ: “Look at them. They’re head over heels in love with each other.”- “Hãy nhìn họ kìa. Họ yêu nhau như điếu đổ vậy.”

  1. “Be lovey –dovey”

Khi yêu nhau, việc luôn quấn quýt bày tỏ tình cảm là một điều mà các cặp đôi thích thể hiện, nhưng khi mà sự thể hiện quá tự nhiên, hơi không ý tứ như ôm hôn nhau công khai ở công cộng, họ như vậy được gọi là “lovey-dovey”.

Ví dụ: “I don’t want to go out with Jenny and David. They’re so lovey-dovey, I just can’t stand it.”- “Tôi không thích đi chơi cùng Jenny và David. Họ âu yếm tự nhiên quá, tôi không thể chịu được.”

  1. “Have the hots for somebody.”

Khi thấy ai đó cực kỳ lôi cuốn, hấp dẫn và thú vị, bạn muốn hẹn hò với người ấy tức là bạn đã “have the hots for somebody.”

Ví dụ: “ Nadine has the hots for the new apprentice. I wouldn’t be surprised if she asked him out.”- “Nadine để mắt tới cậu thực tập mới rồi đấy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô ấy mời cậu ta đi chơi.”

  1. “Puppy love”
    Nếu trẻ con có cảm tình với bạn khác giới của chúng (ví dụ cậu bé 6 tuổi thích cô bé con), tình cảm này được gọi puppy love, hồn nhiên như những chú cún con – tình yêu trẻ con.

Ví dụ: “My son is only 9 yearsold, but he’s already in love. Isn’t it a bit too early?– Don’t worry, it’s only puppy love. It won’t last.”- “Con trai tôi mới 12 tuổi, nhưng nó đã yêu. Như thế có sớm quá không?- Đừng lo, nó chỉ là tình yêu trẻ con thôi. Không lâu đâu.”

  1. “Double date”
    Khi hẹn hò, nếu mà có bạn thân hay anh chị em cùng độ tuổi cũng đang hẹn hò, và mọi người đều chơi với nhau thì điều này thật thú vị, có thể cùng đi chơi chung với nhau. Đó chính là “double date”.

Ví dụ: “I’m so glad you and Tom’s brother are an item. From now on we can go on double-dates.” – “Tớ rất vui khi bạn và anh trai Tom là một cặp. Từ giờ chúng mình có thể hẹn hò đôi được rồi.”

  1. “On the rocks”
    “Ngồi trên đá” thì rõ là không thoải mái rồi. Khi các cặp đôi gặp trục trặc, gặp vấn đề thì họ đang  “on the rocks”

Ví dụ: “I wonder if they will call off the wedding. Their relationship seems to be on the rocks.”- “Tôi tự hỏi liệu họ có sẽ hoãn đám cưới. Quan hệ giữa họ có vẻ như gặp trục trặc rồi.”

  1. “Love rat”
    Người Anh ví von những kẻ ngoại tình, kẻ phụ bạc người yêu hay bạn đời của họ là đồ chuột, vì rất bẩn thỉu và đáng ghét, tình yêu của kẻ ngoại tình như thế này gọi là “love rat”

Ví dụ: “Don’t even think about asking Jenny out. How could you look your wife in the eye? Don’t be a love rat.”- “Đừng bao giờ nghĩ tới việc rủ Jenny đi chơi. Làm thế cậu sẽ đối diện với vợ mình như thế nào đây? Đừng là kẻ phụ bạc như thế.”

  1. “Pop the question”
    Khi cầu hôn được gọi là “pop a question”

Ví dụ: “ So, did Ben pop the question last night?– No, he didn’t. He just took me out for dinner and that’s all.”- “Thế nào, tối hôm qua Ben đã cầu hôn cậu chưa? – Chưa. Anh ấy chỉ đưa tớ đi ăn tối thôi.”

  1. “Tie the knot”
    Khi cưới nhau rồi thì giống như hai sợi dây đã bị buộc lại, vì vậy kết hôn còn được gọi là “tie the knot” hay “đeo gông vào cổ” như một cách nói suồng sã.

Ví dụ: “When are you and Jenny going to tie the knot?– This year, but we haven’t set a date yet.”- “Khi nào cậu và Jenny sẽ kết hôn (đeo gông vào cổ) thế?- Năm nay, nhưng chúng tớ vẫn chưa chốt được ngày.”

  1. “Blind dates”
    Khi hai người chưa từng gặp mặt mà hẹn hò (ví dụ qua mạng hoặc do mối lái chẳng hạn), hẹn hò kiểu này được gọi là ”blind date”

“ My sister keeps organising blind dates for me. She’d just love to fix me up with someone.”- “Chị gái tớ vẫn tiếp tục tổ chức các buổi đi xem mặt cho tớ. Chị ấy chỉ muốn mai mối cho tớ với ai đó.”

  1. “Fix somebody with (somebody)
    Khi bạn cố gắng giúp ai đó tìm người yêu thì, bạn mai mối cho họ.

Ví dụ:” I’m not going to the party unless you promise me you won’t try to fix me up with another friend of yours.”- “Tôi sẽ không tới bữa tiệc trừ khi cậu hứa với tôi cậu sẽ không cố gắng mai mối tôi với bạn của cậu.”

  1. “Those three liltte words”
    Ba từ “I love you” được người anh nói ví von ẩn ý là “those three littler words”, ba từ ấy.

Ví dụ: “I think he loves me, but he hasn’t said those three little words yet.”- “Tớ nghĩ anh ấy yêu tớ, nhưng anh ấy vẫn chưa nói ba từ đó.”

  1. “Walk out on somebody”
    Khi bạn rời bỏ ai đó và chấm dứt mối quan hệ với người đó thì được gọi là “walk out on somebody”

Ví dụ: “You’re the second men to walk out on me. I won’t let it happen ever again.”- “Anh là người đàn ông thứ hai đá tôi. Tôi sẽ không bao giờ để nó xảy ra thêm lần nữa.”

  1. “Leave somebody at the altar”

Khi bạn bị vị hôn phu/ hôn thê sắp cưới bỏ ngay trước đám cưới, thì chẳng khác nào “đưa người ta lên bàn thờ” ý là như thể giết chết người ấy, vì vậy người anh có cụm từ nói về việc bỏ rơi này là “leave somebody at the alter”
Ví dụ: “ I’ve just met my ex-boyfriend. I think I still have feelings for him.– But you’re about to get married to John. Are you going to leave him at the altar?”- “Tớ vừa mới gặp người bạn trai cũ. Tớ nghĩ tớ vẫn còn cảm xúc với anh ấy. – Nhưng cậu đang định cưới John còn gì. Cậu không định bỏ rơi anh ấy phũ phàng như thế đấy chứ?”

  1. “Break up/split up (with somebody)”
    Chia tay, kết thúc mối quan hệ.

Ví dụ: “Have you heard? Marian and Joseph have split up. I wonder what went wrong. They were so good together.”- “Bạn đã nghe gì chưa? Marian và Joseph chia tay rồi. Tôi đoán có điều gì đó trục trặc. Họ đã từng rất tốt với nhau.”

  1. “Kiss and make up”
    Khi giận dỗi, cãi vã ai đó, một nụ hôn sẽ làm dịu đi sự mâu thuẫn và hòa giải, điều đó được gọi là “kiss and make up”.

Ví dụ: “Our relationship is like a roller-coaster ride. We fight nearly every day, but then we always kiss and make up.” – “Mối quan hệ của chúng tôi cứ như thể ở trên chiếc tàu chợ vậy. Chúng tôi gần như cãi vã hàng ngày, nhưng sau đó chúng tôi thường làm hòa bằng nụ hôn.”

Thuần Thanh (Theo myenglishteacher.eu)

Xem thêm:

Exit mobile version