Đại Kỷ Nguyên

Cha mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của con trẻ như thế nào?

Cuộc sống luôn đầy thử thách, nếu cha mẹ bảo hộ con cái quá mức, có thể hạn chế cơ hội giúp trẻ ứng phó với những tình huống nhiều áp lực và lo lắng.

Tất cả các bậc cha mẹ trong thiên hạ đều hy vọng con cái của họ thành công và có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhưng cuộc sống luôn đầy thử thách, rất nhiều sự tình không cách nào khống chế, bản thân trẻ cũng phải đối diện với hậu quả từ những hành động hoặc trải nghiệm của chúng. Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu phương thức giáo dục cha mẹ ảnh hưởng sức khỏe tâm lý của con cái của họ như thế nào, bao gồm cách cha mẹ truyền các chướng ngại có hại cho sức khỏe tâm thần con cái của họ, cho đến việc một số hành vi và mô thức tình cảm nào có thể sản sinh và phát triển ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

Trải nghiệm bất lợi và ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em

Mỗi khi một đứa trẻ phải đối mặt với một thử thách khó khăn, bất luận là tình trạng bất ổn trong gia đình hoặc những khốn nhiễu về tình cảm, đều sẽ tạo thành ảnh hưởng đến chúng theo nhiều phương thức khác nhau. Thậm chí còn có một thuật ngữ chuyên môn cho những sự kiện tiêu cực như vậy, gọi là “trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs)”. Nói một cách đơn giản, chúng là những đứa trẻ đang trải qua những tổn thương tiềm tại, chẳng hạn như bạo lực gia đình hoặc cha mẹ ly hôn. Những điều kiện thường được coi là trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu bao gồm sau đây:

a) Là nạn nhân của bạo lực, ngược đãi hoặc bị bỏ rơi trong nhà
b) Chứng kiến ​​hành vi bạo lực tại gia đình hoặc cộng đồng
c) Các thành viên trong gia đình đã cố gắng tự sát hoặc tự sát
d) Lạm dụng chất gây nghiện
e) Các vấn đề về sức khỏe tâm lý
f) Cha mẹ ly thân / ly hôn
g) Các thành viên trong gia đình bị giam cầm

Một trải nghiệm bất lợi không nhất định sẽ dẫn đến vấn đề trong tương lai, nhưng nó xác thực làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề trong tương lai của đứa trẻ. Những nguy cơ này bao gồm: các vấn đề về sức khỏe tâm lý, bị tổn thương, hành vi nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh mãn tính, cho đến việc thiếu thốn thu nhập hoặc cơ hội giáo dục. Đáng chú ý nhất là, giống như chủ đề của bài viết này, trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi có thể gia tăng nguy cơ uất ức, trầm cảm, lo lắng, tự sát và rối loạn kích ứng sau chấn thương. Là cha mẹ, bạn có thể cố gắng làm hết phần mình cho trẻ, thông qua cung cấp một mái ấm an ổn, từ đó đảm bảo con bạn lý giải chính xác các quy phạm xã hội và cung cấp các kỹ năng đối ứng cần thiết khi tình huống khó khăn sóng gió tình cảm nổi lên.

Phương thức dưỡng dục và sức khỏe tâm lý của trẻ em

Mặc dù mọi người không bao giờ cảm thấy hổ thẹn rằng liệu mình có thể đang thiếu quan tâm và bỏ bê con cái, nhưng cũng hy vọng tránh giáo dưỡng con cái quá mức. Vì sao vậy? Nếu bảo hộ trẻ quá mức có thể sẽ hạn chế cơ hội giúp con tự đối ứng với các tình huống nhiều áp lực và lo nghĩ. Nếu con không có khả năng xử lý xác đáng những tình huống như vậy, có thể dẫn đến trẻ trong tương lai xuất hiện trạng thái dễ lo lắng căng thẳng.

Trong một số tình huống còn có khả năng sẽ phát sinh tình huống phản lại. Ví như, con của bạn có thể đã quá quen thuộc với việc được bảo hộ mà không ý thức được hậu quả khi đối mặt với một số tình huống nhất định, do đó trẻ có thể thông qua việc làm trái lại những gì được bố mẹ tuyên dương để cảm thấy độc lập hơn. Ví dụ, cha mẹ bảo hộ quá mức con cái họ khỏi ma túy và rượu, có thể trái lại dẫn đến việc trẻ vì quá hiếu kỳ mà tìm đến, cuối cùng dẫn đến lạm dụng.

Đồng thời, việc dưỡng dục trẻ với ngữ khí phê bình, miệt thị có thể làm suy yếu lòng tự tôn của trẻ, dẫn đến lo lắng hoặc trầm cảm. Dùng hình tượng cá nhân hoặc giá trị bản thân để phán định con bạn cũng tạo ra hậu quả đồng dạng. Trẻ em đã có đủ tình tự để tự xử lý rất nhiều việc, và việc cha mẹ quá cứng nhắc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nói chung, phong cách dưỡng dục con cái có thể được phân thành bốn loại, sau đây là đặc điểm của mỗi kiểu.

1. Hình thức chuyên chế:

Có quy tắc và hình phạt minh xác nếu không tuân theo quy tắc, khiến đứa trẻ không cảm thấy ấm ức gì. Trong hoàn cảnh kết cấu hóa này, việc dưỡng dục con cái theo hình thức chuyên chế là một loại thái độ buộc con cái tuân theo ý mình. Nếu không có sự an ủi cần thiết, trẻ có thể sẽ không bao giờ cảm thấy bản thân đủ tốt theo yêu cầu của cha mẹ, và lúc lớn lên có thể mắc chứng lo lắng uất ức khi được nuôi dưỡng bởi cha mẹ chuyên chế.

2. Hình thức quyền uy

Cha mẹ chế định các tiêu chuẩn rõ ràng, và đáp ứng các nhu cầu của con cái họ một cách dân chủ. Thay vì làm sếp, họ sẵn sàng giao tiếp và lắng nghe ý kiến con cái. Lớn lên trong những gia đình như thế này sẽ cung cấp cho trẻ em một nền tảng vững chắc, và chúng cũng có khả năng bảo trì mối quan hệ bền chặt với cha mẹ khi trưởng thành.

3. Hình thức khoan dung

Cha mẹ đặt kỳ vọng thấp, khoan dung và thường khoan hậu với con cái, tựa hồ như con cái không có quy tắc phải tuân thủ. Cha mẹ khoan dung có khuynh hướng tránh xung đột ngay cả khi các quy tắc bị phá vỡ. Vì không có quá nhiều sự răn đe, những đứa trẻ lớn lên theo cách này có thể bốc đồng hơn, cũng dễ mạo hiểm hơn. Ngoài ra nguy cơ lo lắng và trầm cảm cũng tồn tại.

4. Hình thức không tham dự

Hình thức dưỡng dục hạn chế nhất trong bốn kiểu chính là cha mẹ không can thiệp, không tham dự – đối với con cái, họ không cảm thấy hứng thú, giành rất ít thời gian bên cạnh con. Các bậc cha mẹ này thường ít giao tiếp hoặc ít tham gia hoạt động với con cái của họ. Các quy tắc không quan trọng đối với họ, họ cũng không buồn tiến hành uốn nắn tu chính lại những hành vi sai trái của con cái. Trẻ em trong những gia đình như vậy có nhiều khả năng gặp khó khăn trong các mối quan hệ trong tương lai do cảm giác cô đơn, thu mình và sợ bị bỏ rơi. Do đó, khi trưởng thành, các mối quan hệ nhân tế có thể dẫn đến sự lo lắng của chúng.

Không có phương thức giáo dưỡng con cái đúng hay sai một cách tuyệt đối, vì mỗi loại tình huống đều sẽ mang đến những thách thức khác nhau. Cho dù bạn dưỡng dục con cái như thế nào, nó đều không phải là trò chơi đổ lỗi. Cuối cùng, phương thức dưỡng dục con cái không phải là chỉ tiêu duy nhất đánh giá kết quả của việc giáo dưỡng con cái.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version