Đại Kỷ Nguyên

Khi không có một tiêu chuẩn chung cho giáo dục gia đình, cha mẹ cần dạy con như thế nào?

Thế giới tự nhiên không bao giờ tồn tại hai chiếc lá giống hệt nhau, thế giới con người cũng không thể có hai đứa trẻ giống hệt nhau, dù ít dù nhiều. Vì thế, các phương pháp giáo dục không chỉ yêu cầu cha mẹ tiếp cận và học hỏi một số nguyên lý giáo dục được cho là cơ bản, mà còn phải căn cứ vào đặc điểm của trẻ để tiến hành chọn lọc ra phương pháp phù hợp nhất.

Dân số thế giới có khoảng 7 tỷ người, mỗi người đều có những đặc điểm, tính cách riêng biệt, điều này không chỉ do tính cách bẩm sinh hay tài năng thiên phú của họ khác nhau mà còn do môi trường xung quanh quyết định. Vị trí địa lý, khả năng của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên thật khó để tìm ra một kiểu giáo dục gia đình chuẩn mực, lại càng khó tìm ra được một tiêu chuẩn giáo dục nhất định cho con cái. Vì vậy, mỗi cha mẹ cần có một phương pháp giáo dục phù hợp với con mình.

Trong quá trình giáo dục con, cha mẹ tuyệt đối không vì thành công trước mắt mà áp dụng vĩnh viễn một phương thức giáo dục nào đó. Con mỗi tuổi mỗi lớn, tâm sinh lý sẽ thay đổi theo độ tuổi, vì vậy ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cha mẹ cần áp dụng các phương thức giáo dục khác nhau.

Một khi giáo dục gia đình không có một tiêu chuẩn cụ thể nào, thì cha mẹ nên làm những gì trong quá trình nuôi dạy con cái?

Tham khảo phương pháp của những gia đình đã nuôi dạy trẻ thành công

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc xung quanh chúng ta, đều dễ dàng thấy những hình mẫu thành công của giáo dục gia đình. Đối diện với những thành quả giáo dục mà các gia đình khác đã đạt được, khó tránh khỏi việc một số cha mẹ cũng học theo cách giáo dục của họ song kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Giáo dục gia đình muốn có được thành công đòi hỏi các bậc cha mẹ bỏ ra nhiều công sức, tìm ra phương pháp có hiệu quả nhất, điều này không hàm ý việc cha mẹ áp dụng triệt để phương pháp giáo dục thành công của gia đình khác vào gia đình mình, bởi mỗi gia đình lại có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

Tất nhiên, không thể phủ định một điều, những gia đình nuôi dạy trẻ thành công đều ít nhiều áp dụng phương pháp giáo dục kinh điển, truyền thống. Những phương pháp này đã phát huy hiệu quả rất tốt ở nhiều gia đình, nó là chiếc “chìa khóa vàng” để cha mẹ có thể vận dụng trong giáo dục gia đình. Vì thế, cha mẹ nên xem đây như là một nguyên tắc của việc giáo dục con cái.

Tham khảo không đồng nghĩa với sao chép, tục ngữ có câu: “gạn đục khơi trong” là vì thế. Trong phương pháp giáo dục gia đình thành công, đôi lúc khó tránh khỏi việc tồn tại những khuyết điểm, nhưng cha mẹ vẫn có thể cân nhắc để chọn cho mình những cách làm phù hợp. Trong quá trình tiếp nhận, cha mẹ nên biết nhìn nhận đánh giá một cách sáng suốt, tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho gia đình mình từ chính những phương pháp giáo dục mà mình học hỏi được, từ đó hoàn thiện quá trình giáo dục của gia đình.

Tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho gia đình mà mình học hỏi được, từ đó hoàn thiện quá trình giáo dục của gia đình. (Ảnh: mainqqnews.com)

Kết hợp hoàn cảnh gia đình hiện tại để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp

Có câu nói rằng: Những gia đình hạnh phúc thì đều có niềm hạnh phúc giống nhau, nhưng những gia đình bất hạnh thì lại có các nỗi bất hạnh khác nhau. Trong suy nghĩ của nhiều người, những gia đình được coi là thành công trong việc nuôi dạy con cái đều có chung một điểm: Con cái của họ là những nhân tố nổi bật, trong số hàng trăm hàng nghìn thậm chí hàng vạn người mới có một người như vậy. Yếu tố dẫn đến sự thành công ấy chính là họ có phương pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Hoàn cảnh gia đình tạo thành một nhân tố quan trọng là bởi ngoài điều kiện sống, không gian sống khác nhau của mỗi gia đình, thì tuyệt đại bộ phận là do yếu tố cha mẹ tạo nên. Những cha mẹ có kiến thức, năng lực, sở thích, khí chất, tính cách khác nhau thì môi trường gia đình mà họ gây dựng nên đương nhiên cũng khác nhau. Nhưng ưu thế của cha mẹ không giống nhau sẽ tạo nên bầu không khí gia đình không giống nhau. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với việc nuôi dạy trẻ nhỏ.

Vì thế, các bậc cha mẹ nên căn cứ vào hoàn cảnh gia đình hay ưu thế của bản thân để giáo dục con cái, hãy lựa chọn phương pháp giáo dục nằm trong sở trường của bản thân, một khi bạn nhận thấy con có thể tiếp nhận được phương pháp ấy thì hãy giúp con thích nghi một cách dần dần.

Căn cứ vào đặc điểm của con để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp

Một nhà giáo dục nổi tiếng từng nói rằng: Lý luận giáo dục đơn giản vô cùng, đơn giản  đến mức hơn hai ngàn năm về trước, Khổng Tử chỉ dùng đến bốn chữ “nhân, tài, thi, giáo” để diễn tả nội dung giáo dục của mình. Có thể thấy, việc lựa chọn một phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của con là yếu tố then chốt để giáo dục con thành công. Thế giới tự nhiên không bao giờ tồn tại hai chiếc lá giống hệt nhau, thế giới con người cũng không thể có hai đứa trẻ giống hệt nhau, dù ít dù nhiều. Vì thế, các phương pháp giáo dục không chỉ yêu cầu cha mẹ tiếp cận và học hỏi một số nguyên lý giáo dục được cho là cơ bản, mà còn phải căn cứ vào đặc điểm của trẻ để tiến hành chọn lọc các phương pháp phù hợp.

Có thể thấy, việc lựa chọn một phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của con là yếu tố then chốt để giáo dục con thành công. (Ảnh: pinterest.com)

Nhà khoa học Marie Curie có hai cô con gái, con gái lớn tên là Joliot, con gái út tên là Eve. Trong thời gian nuôi dạy hai cô con gái, Marie Curie đặc biệt chú trọng đến việc khai thác tài năng thiên phú của các con. Thiên phú chính là năng khiếu, là một năng lực đặc biệt trong quá trình trưởng thành, là một kiểu tố chất sinh ra đã có, không cần qua đào tạo. Thai nhi tám tháng tuổi có thể đã có những cảm ứng dung hòa nào đó một cách rất tự nhiên đối với âm thanh, ánh sáng, con đường, màu sắc hay hình thù của vạn vật trong vũ trụ. Khi trẻ sơ sinh mới chào đời, loại năng lực này đã được mang sẵn trong mình, thông qua sự khai thác và kích thích của thế giới bên ngoài mà được biểu hiện ra một cách rất tự nhiên, dường như ai cũng đều có một phương diện đặc định nào đó tồn tại khả năng thiên phú.

Khi hai cô con gái còn nhỏ, mỗi ngày Marie Curie đều dành một chút thời gian để rèn luyện khả năng trí tuệ cho con. Hai con gái học lên trung học, bà bắt đầu tiến hành giáo dục bổ sung, mời thầy giáo đến nhà dạy con học thêm hóa học, toán học, văn học, lịch sử, ngoại ngữ, điêu khắc, hội họa và cả khoa học tự nhiên, bà đồng thời cũng đích thân dạy hai con môn hóa học.

Qua hai năm thực nghiệm giáo dục, bà phát hiện ra rằng: Joliot tính cách điềm tĩnh, tinh thần tập trung cao, lại vô cùng yêu thích môn hóa học, luôn khát khao có được chút thành tích trong lĩnh vực liên quan, có tố chất để trở thành nhà khoa học trong tương lai. Còn cô em Eve lại khá hoạt bát, trí tưởng tượng phong phú, dường như không mấy hứng thú với khoa học nhưng lại có tài năng thiên phú về văn nghệ.

Khi đã xác định rõ ràng được năng khiếu bẩm sinh của hai cô con gái, bà bắt đầu tiến hành bồi dưỡng cho các con theo phương pháp mình đã định sẵn. Cuối cùng, nhà Curie có lẽ cũng là gia đình nhận giải Nobel nhiều nhất trên thế giới. Hai vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1903. Marie Curie nhận giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Con gái của họ là Irene Joliot Curie được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1935. Còn cô bé Eve cũng trở thành một nhà giáo dục âm nhạc, một tác gia văn học kiệt xuất.

Nhà khoa học Marie Curie bên hai con. (Ảnh: wpdevil.org)

Chính vì Marie Curie áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tính cách của con, phát huy được những ưu thế và tài năng bẩm sinh của con, nên mới có thể khiến gia đình bà trở thành một hình mẫu gia đình thành công trong lĩnh vực giáo dục và khoa học như vậy. Vì thế, các bậc cha mẹ nên căn cứ vào đặc điểm của con cái để thực hiện công tác giáo dục bồi dưỡng, lựa chọn những phương pháp phù hợp, sau đó xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp nhất với đặc điểm của con.

Phương pháp giáo dục trẻ vô cùng đa dạng nhưng lại không có một phương pháp cố định. Vì thế, trong việc nuôi dạy con cái, các bậc cha có thể căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, đặc điểm của con và điều kiện của cha mẹ để kết hợp những phương pháp giáo dục tối ưu thành một phương pháp phù hợp nhất cho gia đình mình, con mình nhằm đem lại kết quả giáo dục tốt nhất.

Hồng Ân

 

Exit mobile version