Đại Kỷ Nguyên

Gia đình người Mỹ một năm chỉ thải ra một hũ rác nhờ lối sống ‘không rác thải’

Bea Johson là một người Pháp, hiện đang sinh sống tại California, Mỹ cùng chồng và 2 người con trai. Thùng rác năm 2018 của gia đình cô là một hũ thủy tinh bé xíu. Cô là một bậc thầy về lối sống Zero Waste và hiện đang tham gia vào rất nhiều hoạt động góp phần lan tỏa lối sống này ra toàn thế giới. 

Bea Johson ủng hộ cải thiện nhân loại thông qua việc giảm rác thải, cô từng có nhiều buổi diễn thuyết tại các trường đại học, diễn đàn lớn về vấn đề sử dụng rác thải và mới đây nhất là tại Sài Gòn, chương trình do Cà phê thứ Bảy và công ty sách Thaihabooks kết hợp tổ chức.  

Zero Waste – Lối sống không rác thải không đơn giản về việc ăn sạch và thanh lý các đồ dùng bằng nhựa mà nó bao hàm việc thực hiện một phương cách sống tối giản, có suy tính. Hiện nay, Zero Waste – Lối sống không rác thải ngày càng trở nên phổ biến khi con người dần dần ý thức được hậu quả mà những thói quen sinh hoạt thường ngày của mình gây ra

Theo Bea Johson:

 Không rác thải nhằm hướng tới xoá bỏ rác thải gia đình ở mức tối đa có thể. Rút cục đó là chuyển sang một cuộc sống đơn giản song giàu có hơn dựa vào trải nghiệm thay vì sở hữu nhiều đồ đạc.

Một công trình nghiên cứu được đăng tải trên tập san Science Advances năm 2017 chỉ ra rằng 91% nhựa trên thế giới không được tái chế và khoảng 79% được luân chuyển đến các bãi rác hay những nơi khác trong môi trường. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, nếu tốc độ tiêu thụ và tái chế như vậy tiếp tục kéo dài, đến năm 2050 sẽ có thêm khoảng 12.000 tấn phế thải nhựa chất đầy các bãi rác. Vì vậy, bất cứ việc làm giảm thiểu rác thải dù nhỏ nào cũng sẽ hữu ích.

Trả lời tờ Impakter, động lực thúc đẩy Bea thay đổi lối sống của gia đình, cô chia sẻ: 

“Vào năm 2006, chúng tôi đang sinh sống bên ngoài một ngôi nhà ngoại ô vùng San Farncisco, nhưng nó lại nằm trong một con ngõ cụt. Do vậy, chúng tôi phải sử dụng xe để đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì. Sau đó, chúng tôi quyết định chuyển nhà. Trước khi tìm được căn nhà ưng ý, chúng tôi chuyển ra ở tạm tại một căn hộ nhỏ, ở đó chúng tôi chỉ mang theo một vài vật dụng cần thiết. Và chính lúc đó, chúng tôi nhận ra rằng khi bạn sống ít hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những điều quan trọng hơn. Bạn sẽ có nhiều thời gian đi bộ, chăm sóc gia đình và đi dã ngoại. 

Gia đình cô Johson Bea. (Ảnh: STEPHANIE RAUSSER)

Khi chúng tôi tìm được căn nhà phù hợp trong thành phố, chúng tôi đã lục lại trong kho 80% đồ đạc trong nhà mà chúng tôi bỏ cả năm trời.Chúng tôi quyết định buông bỏ. Nhờ lối sống đơn giản tự nguyện mà chúng tôi có thời gian giáo dục bản thân về các vấn đề môi trường. Chúng tôi đọc sách và xem phim tài liệu và những gì chúng tôi thấy thực sự khiến chúng tôi cảm thấy buồn. Suy nghĩ về tương lai của những đứa trẻ thật sự đã cho chúng tôi động lực rất lớn để thay đổi cách sống. 

Ngày đó, không có nhiều hướng dẫn hướng dẫn về lối sống không rác thải, vì vậy chúng tôi phải kiểm tra rất nhiều. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy một lối sống cân bằng với công việc của mình”.

Vậy khó khăn nhất khi khởi động lối sống không rác thải là gì?

Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi đó là tìm kiếm sự cân bằng, một hệ thống phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu bằng nguồn động lực rất lớn, tôi đã bắt đầu thử bằng nhiều cách khác nhau.

Những đồ dùng thiết yếu trong bữa ăn của cô Johnson: một chai nước bằng thép không gỉ và một túi vải để đựng đồ ăn nhẹ và bánh sandwich. (Ảnh: ZEROWASTEHOME/Instagram)

Tôi đã tự làm pho-mai, bánh mì, sữa đậu nành, nhưng sau cùng tôi nhận ra rằng tôi sẽ không thể sống không rác thải nếu tự làm tất cả những điều này. Và tôi quyết định thay đổi, thay vì tự làm bánh mì, tôi quyết định mang một chiếc bao đến tiệm bánh, thay vì tự làm pho-mai, tôi sẽ mang một chiếc lọ đến quầy pho-mai, thay vì làm kem đánh răng tôi chỉ sử dụng banking soda. Dần dần chúng tôi có thể buông bỏ và tìm được trạng thái cân bằng mà mình có thể gắn bó lâu dài. 

Bea chia sẻ rằng gia đình cô mất 2 năm để tìm được sự cân bằng với lối sống không rác thải. Đó cũng là lý do vì sao cô đã thử nghiệm rất nhiều thứ, tìm rất nhiều giải pháp. Và cuối cùng quy tắc 5R đã được ra đời sau 2 năm ròng thử nghiệm. 

Lợi ích của lối sống không rác thải

Lối sống không rác thải giúp chúng ta khỏe mạnh hơn vì nó loại bỏ tất cả các sản phẩm độc hại khỏi cuộc sống. Ví như khi bắt đầu lối sống không rác thải bạn sẽ sử dụng giấm trắng hay baking soda để làm sạch thay vì các hóa chất, bạn cũng không sử dụng những sản phẩm túi nilon hay bao bì, vì vậy bạn có cơ hội sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh tự nhiên. 

Johson Bea chia sẻ với Impaker rằng: “Chúng tôi thấy rằng chúng tôi tiết kiệm 40% cho ngân sách chung bằng lối sống mới này. Chúng tôi tiêu thụ ít hơn trước. Chúng tôi hài lòng với số lượng những thứ chúng tôi có trong nhà. Nếu chúng tôi cần mua một cái gì đó, chúng tôi có thể tại cửa hàng đồ cũ, rõ ràng là chi phí ít hơn. Chúng tôi cũng mua thực phẩm sử dụng bao bì, tự động tiết kiệm 15%”

Khi áp dụng lối sống không rác thải, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên đơn giản nhưng phong phú hơn. Đó là cuộc sống giàu có với những trải nghiệm hơn là với nhiều thứ. Thay vì tiêu tiền vào những đồ dùng mà bạn sẽ bỏ đi, bạn có thể dành nó để thực hiện nhiều kế hoạch có ý nghĩa khác.

Phòng ngủ của con trai cô Johnson. (Ảnh: ZEROWASTEHOM .COM)

Cô Bea chia sẻ: ” Đối với tôi, ưu điểm tốt nhất của lối sống này là sự đơn giản: Nó tạo nên một căn phòng với những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Điều đó cho phép chúng ta khám phá cuộc sống theo cách chân thực hơn thay vì sở hữu, nó khiến cuộc sống của chúng ta phong phú hơn”.

Cô Bea sử dụng bột cacao làm phấn mắt và cô cũng tự làm macara. (Ảnh: ZEROWASTEHOME.COM)

Quy tắc 5R

(Ảnh: Zing.vn)

Cuốn Zero Waste Home của Bea Johson đã được xuất bản năm 2013 và đến nay đã được dịch ra 20 thứ tiếng. Tại Việt Nam, Zero Waste Home được công ty CP sách Thái Hà mua bản quyền dịch sang tiếng Việt và xuất bản vào tháng 5/2019.

Exit mobile version