Đại Kỷ Nguyên

“Coi trời bằng vung”, 10 vụ cướp biển hiện đại chứng minh độ ngang ngược tàn bạo chưa từng thấy (P2)

Khác xa với hình ảnh về những băng nhóm cướp biển thế kỉ 17 thường được biết qua phim ảnh với thuyền buồm có biểu tượng đầu lâu, kiếm, súng hỏa mai và câu liêm. Cướp biển hiện đại hung hăng và nguy hiểm hơn rất nhiều những tiền bối của mình trong lịch sử nhờ các thiết bị tiên tiến, tiểu liên AK-47, súng phóng lựu RPG và tàu cao tốc.

Cho đến ngày nay, cướp biển vẫn luôn là một “vấn nạn” nghiêm trọng trong thời hiện đại. Mỗi năm có tới hàng triệu đô la hàng hóa bị cướp, hàng loạt vụ giết người, bắt cóc… xảy ra trên khắp các vùng biển từ Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, ngoài khơi Somalia và eo biển Malacca. Hãy cùng điểm qua 10 chiến tích kinh hoàng nhất của các băng nhóm cướp biển gây ra trong 3 thập kỷ gần đây.

5. Vụ cướp tàu Achille Lauro

Trong khi đậu tại cảng Alexandria của Ai Cập  trong một hành trình vào năm 1985, tàu du lịch của Ý mang tên Achille Lauro bất ngờ gặp nạn khi bốn chiến binh Palestine liên kết với các chiến binh khác thuộc Mặt trận Giải phóng Palestine yêu cầu tàu rời cảng với khoảng 400 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu. Trong khi phần lớn coi đó là bọn khủng bố, chúng cũng là cướp biển.

Các tay súng yêu cầu thả 50 tù nhân Palestine bị bắt giữ bởi người Israel, nhưng phía Israel đã không đáp ứng. Các chiến binh sau đó chỉ đạo tàu Achille Lauro đi thuyền đến cảng Tartus của Syria nhưng đã bị chính phủ Syria từ chối. Bị thất vọng, một trong những tay súng đã bắn chết một người đàn ông 69 tuổi người Mỹ gốc Do Thái và ném xác xuống biển.

Con tàu sau đó trở về Ai Cập, nơi những tên hải tặc đạt được một thỏa thuận trao đổi con tin để đổi lấy tiền và một chuyến bay đến một địa điểm không được tiết lộ. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, nó đã bị các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đánh chặn theo lệnh của Tổng thống Ronald Reagan. Chuyến bay đã buộc phải hạ cánh tại căn cứ không quân của NATO ở Ý, và những tên hải tặc bị bắt giữ ngay sau đó.

4. Vụ tấn công tàu cá Naham 3

Tàu Naham 3 là một tàu đánh bắt cá trong khi đang hoạt động ở Ấn Độ Dương vào năm 2012 thì bị hải tặc Somalia tấn công và bắt giữ. Hải đoàn gồm 29 thành viên từ các nước châu Á khác nhau, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines bị đưa tới Somalia và giam giữ tại sa mạc trong khi những kẻ bắt giam họ yêu cầu một khoản tiền chuộc khổng lồ để đảm bảo mạng sống cho những con tin.

Sau bốn năm rưỡi, vụ việc được giải quyết sau khi bọn hải tặc chấp nhận một khoản tiền ít hơn yêu cầu trước đó, 26 con tin được thả và trở về nhà. Hai trong số các thuyền viên đã chết trước đó vì bệnh tật, và một người khác bị bắn chết. Những người sống sót kể lại rằng họ thường bị đánh và phải ăn chuột và bọ để tồn tại.

3. Vụ cướp tàu Hye Mieko

Hye Mieko là một tàu buôn thuộc sở hữu của một công ty Singapore. Trong hành trình vận chuyển một khối lượng hàng hóa và các loại hàng hóa khác với giá trị lên tới 2 triệu đô la đến Campuchia vào tháng 6 năm 1995, nó bị chặn lại bởi một chiếc tàu mang phù hiệu lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và bị buộc di chuyển hàng ngàn kilômét qua vùng biển quốc tế cho đến khi tới miền Nam Trung Quốc.

Tại đây, con tàu đã bị bắt giữ và hàng hóa bị bán, nhưng không rõ ai bán hàng hay tiền đã đi đâu. Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ hành động sai trái hay thông tin nào về vụ việc, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bị buộc tội bật đèn xanh cho hoạt động cướp biển nhiều lần trước đó. Ngạc nhiên hơn, dù một cuộc gọi cầu cứu đã được thực hiện nhưng đã không có ai đến giúp đỡ họ. Rõ ràng, đã có sự đồng lõa của chính quyền địa phương cho các hành vi sai phạm nghiêm trọng này.

2. Vụ tấn công tàu Seabourn Spirit

Năm 2005, du thuyền Seabourn Spirit bị cướp biển tấn công ở một vị trí cách bờ biển Somali khoảng 160 kilômét. Một lực lượng cướp biển đông đảo trên hai tàu cao tốc được vũ trang với tiểu liên và súng máy bắn hàng loạt phát đạn vào tàu. Hai nhân viên an ninh trên chiếc Seabourn Spirit là Michael Groves và Som Bahadur Gurung đã cố gắng chống đỡ những tên cướp biển bằng một ống áp lực cao và một khẩu pháo bằng công nghệ cao LRAD.

Trong cuộc giao tranh, Gurung bị thương bởi một vụ nổ do đạn RPG nhưng đã được Groves kéo đến nơi an toàn. Sau khoảng 30 phút, bọn cướp biển cuối cùng đã bỏ cuộc và rút lui, Seabourn Spirit trốn thoát đến vùng biển an toàn hơn. Vì sự dũng cảm của họ, cả Gurung và Grove đều được nữ hoàng Anh trao tặng huy chương.

1. Án mạng tàu Erria Inge

Erria Inge là một tàu chở hàng của Úc được thuê bởi một công ty Trung Quốc vào năm 1990. Tuy nhiên, trong vòng vài tháng, chủ sở hữu và công ty đã mất mọi liên lạc với tàu và thủy thủ đoàn, và người ta tin rằng con tàu đã bị ăn cắp.

Sau đó thông qua một số kết nối ngầm khác nhau, con tàu được cho là đã được đặt tên mới và tạo giấy tờ giả để hoạt động “hợp pháp” trở lại.

Câu chuyện bí ẩn của Errian Inge đã bắt đầu trở lại vào năm 1992, khi nó được mua lại làm phế liệu. Trong quá trình phá dỡ, công nhân đã phát hiện trong một tủ lạnh không sử dụng 10 xác chết cháy đen.

Không rõ ai là nạn nhân hay chuyện gì đã xảy ra, nhưng có nhiều khả năng một băng cướp biển có liên quan đến vụ việc theo một cách nào đó. Khám phá gây sốc trên chiếc Errier Inge bị đánh cắp là một lời nhắc nhở đáng sợ về những nguy hiểm vẫn còn hiện diện trên biển cả.

Theo Listverse

Tôn Kiên

Xem thêm:

Exit mobile version