Đại Kỷ Nguyên

Chiếc bàn lộn xộn giúp người ngồi sáng tạo hơn? Điều này đúng, nhưng ngăn nắp còn được nhiều thứ hơn

Einstein từng cho rằng: “Bàn làm việc bừa bộn nghĩa là người đó có một bộ não đầy ý tưởng”, như vậy nếu như cái bàn trống thì nó mang theo ý nghĩa gì? Nhiều người cho rằng, bàn làm việc càng bừa bộn, người đó càng có sức sáng tạo. Liệu đúng như thế chăng?

Câu trả lời đúng là như thế!

Khi so sánh mối quan hệ cái bàn làm việc bừa bộn đồ đạc với sức sáng tạo của người ngồi ở chiếc bàn đó, người ta lấy Einstein làm một ví dụ.

Có một câu chuyện kể lại như sau: Ngày Einstein qua đời, nhiếp ảnh gia Ralph Morse đã làm một việc khác với các nhà nhiếp ảnh khác, ông không ở bệnh viện chụp ảnh Einstein mà lại vinh danh vị thiên tài khoa học này theo cách riêng của mình. Nhiếp ảnh gia Ralph đã đến văn phòng riêng của Einstein và chụp được hình ảnh bàn làm rất bừa bộn. Nghe nói câu danh ngôn nổi tiếng kia, Einstein dùng để trả lời trước những chê trách của mọi người chung quanh về cái bàn làm việc bừa bộn của ông.

Không chỉ Einstein sở hữu bàn làm việc bừa bộn mà còn có nhà sáng lập Facebook, Mark Zhakeboge và Steve Madden Jodpher… cũng có mặt bàn làm việc với đầy vật dụng như linh tinh như thế.

Nhưng, trong giới khoa học lại không có luận điểm nào chứng minh về mối quan hệ này. Thật vậy, có lẽ cái bàn làm việc lộn xộn và năng lực sáng tạo của người ngồi không có mối liên hệ gì. Phải chăng, những thiên tài khoa học sở hữu bàn làm việc lộn xộn cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.?

Vì không có luận điểm nào chứng minh được vấn đề này, các nhà khoa học đã kết thúc cuộc tranh luận bằng một sự gợi mở, ngoài bàn làm việc bừa bộn, môi trường sống của những bậc thiên tài khoa học này có bừa bộn hay không? Chúng ta phải tìm hiểu toàn diện mới có thể kết luận được môi trường bừa bộn hay gọn gàng sẽ quyết định năng lực sáng tạo của một người.

Kathleen Vohs D. và đồng nghiệp của cô tại Đại học Minnesota đã chỉ ra rằng, môi trường khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ lớn nhỏ khác nhau đến các quyết định của một người.

Trong thực tế có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một cuộc thí nghiệm đã được thực hiện tại nhà tù nổi tiếng, Stanford. Thí nghiệm đã được dựng thành nhiều phiên bản phim. Tuy nhiên bản của Zimbardo được cho là thành công nhất.

Học thuyết cửa sổ hỏng (The broken windows theory) của James Wilson và George Kailin năm 1982 có ảnh hưởng nhiều hơn đến quan điểm này.

Trong hoàn cảnh hỗn loạn, một ô cửa kính bị vỡ, điều đó có nghĩa là những ô cửa khác cũng chuẩn bị vỡ theo. Học thuyết cửa sổ hỏng cho rằng, sai lầm nhỏ sẽ dẫn khởi sai lầm lớn, rất có thể nó còn dẫn đến những sai lầm không thể cứu chữa.

Mặt khác, người biết giữ môi trường sạch sẽ gọn gàng, người đó chắc chắn biết làm thế nào để hướng dẫn người khác thực hiện những hành vi có chuẩn mực đạo đức.

Nhìn từ góc độ nhân cách con người, người nào thích sạch sẽ cũng sẽ yêu sự gọn gàng ngăn nắp. Những người này chịu tác động của truyền thống gia đình, thói quen, quy định, cũng có khi mắc phải tính bảo thủ.

Nhưng người có thể chấp nhận được bàn làm việc với đầy vật dụng linh tinh, cũng có nghĩa là người đó có thể sống với những câu hỏi chưa có lời đáp, và để bộ óc tự do suy đoán tìm câu trả lời.

Nhà nhân chủng học Mary Douglas cho rằng, đạo đức có thể ước thúc sự ngăn nắp ở mỗi người. Khi không gọn gàng chính là không có sự ước thúc của tiêu chuẩn đạo đức. Do đó, hành vi bừa bộn sẽ làm ra những điều cấm kỵ.

Nhưng cũng có người lại quá coi trọng vấn đề gọn gàng sạch sẽ, họ dùng rất nhiều thời gian để dọn dẹp bàn làm việc và sửa sang lại nhà cửa. Do vậy, người này sẽ không còn tâm trí để suy nghĩ sáng tạo trong công việc.

Môi trường gọn gàng sẽ giúp người làm tăng năng suất và cải thiện hiệu quả công việc. Bởi vì, sự gọn gàng sẽ giúp người đó không mất thời gian để tìm kiếm vật dụng khi cần. Nhưng sự bừa bộn lại kích thích tính sáng tạo của con người.

Cho dù là người đó đang theo đuổi sự sáng tạo hay yêu cầu kỷ luật và hiệu suất làm việc thì hành vi của họ cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung quanh, mà loại ảnh hưởng này thậm chí vượt xa cả sức tưởng tượng của con người.

Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta nên biết lợi dụng sự ảnh hưởng của hoàn cảnh để quyết định môi trường làm việc cần phải có, để hoàn thành mục tiêu của chúng ta.

Nếu như ông chủ yêu cầu nhân viên của mình phải sắp sếp bàn làm việc sao cho gọn gàng, phù hợp quy định và nguyên tắc làm việc thì chúng ta cũng cần phải thực hiện.

Còn, nếu chúng ta cần hoàn cảnh để kích thích sự sáng tạo, hoặc đưa ra những quyết định đột phá. Như vậy môi trường gọn gàng và sạch sẽ lại bóp nghẹt tư duy sáng tạo ở mỗi người.

Vấn đề này đưa ra không phải để phá bỏ những quy định cứng nhắc của công ty mà chỉ để nói đến vấn đề làm sao kích thích sự sáng tạo của con người.

San San 

Xem thêm:

Exit mobile version