Đại Kỷ Nguyên

Bằng ‘nụ cười thiện lương’ và lòng chính trực, người đàn ông đang bị giam cầm đã được cai ngục cứu sống

Khi biết mình sẽ bị đem ra xét xử vào ngày mai, người đàn ông bỗng cảm thấy hoang mang và sợ hãi. Bàn tay ông run rẩy, mồ hôi chảy ra đầm đìa…

Ông nghẹn ngào nghĩ đến ngày mai: Ông không phạm tội, không hãm hại bất cứ ai cả. Ông luôn ghi nhớ lời dạy của người Thầy tôn kính: Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải làm một người tốt. Bất kể có chuyện gì xảy ra cũng cần đối xử với mọi người xung quanh bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện.

Nhưng cái chính quyền tà ác kia không muốn người ta sống lương thiện, không cho phép người ta có Đức Tin. Không thể nào, dù phải mất đi sinh mệnh này ông cũng không thể thuận theo những kẻ độc ác làm điều xấu.

Ông đưa mắt nhìn người cai ngục. Anh ta ngồi đó như một cái xác không hồn. Hàng ngày phải ở trong nơi nhà giam tăm tối này, chứng kiến người ta tra tấn, đánh đập những người vô tội thì làm sao có thể vui vẻ được. Trong ông bỗng trào dâng niềm thương cảm với anh chàng tội nghiệp ấy. 

– Này anh, anh có mệt không? Người đàn ông cất giọng hỏi.

Viên cai ngục đưa mắt nhìn ông. Đó là một chàng trai còn khá trẻ. Trong thứ ánh sáng vàng vọt mờ ảo của ngọn đèn đung đưa trên tường sau lưng anh, ông nhìn thấy một khuôn mặt đau khổ, mệt mỏi. Bất giác, ông mỉm cười. Những căng thẳng, sợ hãi trong lòng ông bỗng chốc biến mất. Lúc này, ông chỉ muốn dành cho chàng trai trẻ một nụ cười thân thiện – có lẽ đó là thói quen mỗi khi ông đến gần ai đó.

Ảnh minh họa: eyeem.com và getty.com

Trong khoảnh khắc ấy, dường như có một ánh lửa nhóm lên trong khoảng lặng tăm tối giữa hai người. Anh chàng cai ngục không muốn có cử chỉ thân mật nào với người mình đang giam giữ, nhưng nụ cười của ông dường như đã vượt ra khỏi không gian nhà ngục. Trong vô thức anh cũng mỉm cười đáp lại.

Ông tiếp tục mỉm cười với anh, như với một người bạn chứ không phải một cai ngục. Và cái nhìn của anh dường như cũng khác đi. Anh ta bắt đầu trò chuyện với ông:

– Chỉ cần từ bỏ Đức Tin là ông có thể trở về nhà. Tại sao ông vẫn cố chấp như vậy?

– Chàng trai trẻ à, tôi không cố chấp. Tôi không làm gì sai cả. Tôi chỉ muốn làm một người tốt, chỉ muốn sống lương thiện. Lẽ nào lại có thể “chuyển hoá”? Cậu nghĩ xem, một người lương thiện mà “chuyển hoá” thì sẽ thành gì đây? Chẳng phải là tà ác hay sao?

– Vậy ông có thể nói dối là đã thuận theo họ. Ông sẽ được thả ra, rồi sau đó lại tiếp tục làm người tốt như ông muốn.

– Một người tốt chắc chắn không làm như vậy. Nếu tôi nói dối thì chính là bán rẻ lương tâm. Như vậy tôi cũng xấu xa đâu khác gì những kẻ đang bức hại chúng tôi. Tôi sẽ không làm.

Nếu tôi nói dối thì chính là bán rẻ lương tâm. (Ảnh minh họa dẫn qua: thinkchristian.reframemedia.com)

Anh chàng cai ngục chưa từng gặp người nào chính trực như vậy. Trước giờ anh toàn gặp những kẻ nói dối không chớp mắt, những kẻ rao giảng đạo đức nhưng hành động thì xấu xa. Trong lòng anh dâng lên một sự kính trọng với người đàn ông, nhưng anh có thể làm gì, đây là nhiệm vụ… Anh càng lúc càng căm ghét cái nhiệm vụ tà ác này…

Anh đã quá mệt mỏi khi mỗi ngày đều phải chứng kiến những tên cảnh sát tra tấn man rợ người dân yếu đuối, không một tấc sắt trong tay, chỉ bởi vì họ muốn bảo vệ Đức Tin của mình.

Ảnh: yuweng.info

– Hãy nói cho tôi biết về Đức Tin của ông được không?

– Tất nhiên rồi. Tôi sẽ kể cậu nghe…

Ông bắt đầu kể cho chàng trai về môn tu luyện Phật Gia mà ông và hàng trăm triệu người khắp cả nước đang tu tập. Ông kể về những thọ ích gia đình ông nhận được kể từ ngày họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, kể về vị Thầy vĩ đại đáng kính…

Môn tu luyện Phật Gia mà ông và hàng trăm triệu người khắp cả nước đang tu tập. (Ảnh: studentsforfg.org)

Đôi mắt chàng trai trẻ nhoè đi lúc nào không biết. Bất giác anh hỏi:

– Ông có con không?

–  Có, có. Đây này.

Bàn tay ông run rẩy, luống cuống mò tìm tấm ảnh gia đình mà ông gìn giữ như báu vật đưa cho chàng trai xem. Cũng may nó vẫn còn sót lại sau cuộc khám xét. Xem xong, anh chàng cai ngục chậm rãi đưa cho ông xem tấm ảnh con mình – một bé gái khoảng 5 tuổi với mái tóc đen nhánh, nụ cười như thiên thần và đôi mắt sáng như sao trời.

Anh say sưa kể về con gái của mình. Cô bé luôn quan tâm và dành tình yêu thương cho tất cả mọi người xung quanh. Có lúc anh đã nghĩ rằng cô bé không phải một đứa trẻ bình thường mà có trái tim của một thiên thần.

Ảnh minh họa: kalay.com.mm

– Tôi sợ rằng mình sẽ không thể gặp lại gia đình lần nữa, không còn dịp nhìn thấy các con trưởng thành. Nhưng tôi biết sau này chúng sẽ tự hào về những gì cha nó đã làm. Mong cậu hãy bảo vệ trái tim thánh thiện của con gái cậu. Đừng để nó bị nhuộm màu bởi những điều đen tối, xấu xa. Chàng trai trẻ à, điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể dành cho những đứa trẻ chính là một tấm lòng lương thiện.

Chàng trai nghĩ đến những màn tra tấn man rợ, dùi cui điện, roi da… mà những con người lương thiện phải đối mặt hàng ngày, anh bất chợt rùng mình. Nếu biết tất cả chuyện này, con gái anh sẽ nghĩ gì về cha nó…?

Anh quay sang nhìn vào người đàn ông – đôi mắt của một người làm cha. Thình lình, không nói một lời, anh mở khóa xà lim, ra hiệu cho ông ra ngoài và lẳng lặng dẫn đường cho ông đi khỏi nhà ngục bằng cửa hậu. 

Trước khi chia tay nhau, người đàn ông chỉ kịp nói vội với anh:

– Mong cậu hãy luôn nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chân – Thiện – Nhẫn là tốt”.

Chàng trai trẻ mỉm cười gật đầu, vẫy tay chào ông. Nhìn theo bóng người đàn ông đi khuất xa trong bóng tối, anh thấy thân thể ông toả ra một thứ ánh sáng vàng kim huyền diệu vô cùng…

***

Chú thích: Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập, lấy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn làm chỉ đạo căn bản. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền khắp Trung Quốc, giúp hơn 100 triệu người đạt thân thể khoẻ mạnh, đạo đức thăng hoa. Tuy nhiên, vì sự đố kỵ của Giang Trạch Dân – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc bấy giờ – các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị bức hại, bắt giam phi pháp, tra tấn và mổ sống cướp nội tạng.

Tà không thể thắng chính, tội ác này đã bị phơi bày trên toàn thế giới và Pháp Luân Đại Pháp càng được người dân thế giới yêu mến, tôn kính. Hiện nay, pháp môn đã được phổ truyền tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra 39 ngôn ngữ, và được xuất bản, lưu truyền trên khắp thế giới.

Trần Phong

Exit mobile version