Bạn có thể tưởng tượng được một trong những cây lâu đời nhất thế giới trông sẽ như thế nào không?
Thông qua phương pháp kiểm nghiệm carbon, người ta đã xác minh được rằng rễ của loài cây này đã có lịch sử tới 10.000 năm. Nhưng điều gì khiến thân cây của nó lại chỉ vài thập kỷ? Các nhà khoa học giải thích rằng, bởi vì nó được sinh sản vô tính – tức là có thể tự nhân giống hiệu quả, trong khi những cây khác không thể sống lâu như vậy.
Cây cổ thụ 9.500 tuổi này chính là một cây Vân sam. Chắc chắn điều này sẽ khiến bạn ngạc nhiên đúng không? Tại sao nó lại không phải là một cây đại cổ thụ với chiều cao chót vót lên tận trời xanh, làm sao mà nó có thể quá ngắn như vậy? Đúng vậy, nó chỉ cao vỏn vẹn khoảng 4m.
Theo tờ “Daily Mail” Anh, cây lâu đời này được phát hiện bởi một nhà khoa học Thụy Điển ở lưng chừng ngọn núi miền trung Thụy Điển. 9500 tuổi là nói về hệ gốc rễ của nó, phần bám trên mặt đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trong thời kỳ băng hà, mực nước biển thấp hơn so với bây giờ là 120 m. Hiện nay ở một số địa phương giữa Anh và Na Uy có nhiều vùng nước mà trước đây đều là rừng rậm. Chiếc cây này có thể đến từ nơi đó, nó rất có thể là một cây linh sam thời đó …”
Người ta thường nói “ người không thể mạo phạm”, xem ra “cây” cũng không thể mạo phạm..
Bạch Mỹ
Xem thêm: