Đại Kỷ Nguyên

Thấy chú chim đứng mãi ở đó, đợi tới khi nó đứng lên mới biết sự thật đau lòng…

Tự làm tổ là bản năng của các loài chim, cho dù trong hoàn cảnh môi trường thế nào, loài chim vẫn nhặt nhạnh được các vật liệu phù hợp để làm tổ của mình để cho những con chim non có nơi trú mưa tránh nắng.

Thông thường, loài chim sẽ chọn các vật liệu như dây leo, cành cây, thân cỏ, bùn đất v.v.. để làm tổ, nhưng khi môi trường sống không ngừng bị con người hủy hoại thì loài chim cũng dần bị mất đi các vật liệu làm tổ này.

Gần đây trên mạng xã hội có xuất hiện một hình ảnh vô cùng thương tâm, một con chim ngói mẹ đang rất nhẹ nhàng, tỉ mẩn, kiên trì ấp ủ quả trứng để mong được chào đón đứa con của mình. Nhưng khi nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy, cái tổ mà con chim mẹ đang nằm không phải được làm tử cây cỏ, cành cây mềm mại, ấm áp như ta vẫn thường thấy, mà chúng được kết từ những dây thép thô ráp, cứng, lạnh.

Mặc dù tác giả của bức ảnh có lời tựa hài hước “Ngày nay, đến loài chim ngói cũng biết đan sắt rồi, mình có cần giúp nó đổ bê tông không?”Nhưng sau lời tựa như thế, tác giả cũng không thể kìm được lời than “chúng ta đã phá hỏng môi trường sống của chúng, hy vọng mọi người sẽ lấy đây làm bài học, nên bảo vệ các loại động vật, bảo vệ thiên nhiên”. Bức ảnh sau khi được đăng lên đã làm cho nhiều người phải thốt lên “nhìn mà thấy đau lòng”.

Đã có cư dân mạng bình luận: “Chúng đã bị dồn vào đường cùng đến mức phải nhặt dây sắt, thép ở công trường về làm tổ, đây không phải là cuộc sống mà chúng đáng được hưởng, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sinh thái”. “Thật đau lòng”. “Thật xót xa”. Một số khác lo lắng” “Liệu những dây sắt, thép này có làm chúng bị đau không? Chẳng may làm chúng bị thương thì sao”, thậm chí những người am hiểu về loài chim còn phát hiện ra: “Con chim ngói này thuộc loài đang được bảo vệ, nó là giống chim ngói cổ có cườm”.

Hoạt động của con người đã phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên, đây là minh chứng không thể chối cãi, đồng thời khi nhìn nhận ở một góc độ khác, loài chim đã bị mất đi cái vốn được gọi là nhà của chúng, chúng chỉ còn cách thuận theo tự nhiên để sống. Đây cũng chính là điều chứng thực cho quan niệm “cuộc sống luôn có lối thoát”, là sự kỳ diệu trong sinh tồn.

Quỳnh Chi

Xem thêm:

Exit mobile version