Đại Kỷ Nguyên

7 giá trị đạo đức phổ quát trên thế giới theo kết quả nghiên cứu của Đại học Oxford

Trong cuộc khảo sát 60 nền văn hóa của thế giới, các nhà nhân loại học thuộc Đại học Oxford đã khám phá ra 7 giá trị đạo đức phổ quát bao gồm – giúp đỡ gia đình, giúp đỡ bạn bè, hàm ơn, dũng cảm, công bằng, tôn trọng người lớn tuổi và vâng lệnh cấp trên. 

Bộ các giá trị đạo đức tiêu chuẩn luôn được xem là kim chỉ nam cho hành động của một người khi quyết định các sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như đối với mỗi dân tộc. Vậy liệu chăng giữa các nền văn hóa khác nhau, sự thay đổi của quan niệm, môi trường sống có dẫn đến sự khác biệt giữa các bộ các giá trị đạo đức. Trên thực tế, luôn có một bộ các giá trị đạo đức phổ quát tồn tại trong tất cả các nền văn hóa đa dạng trên thế giới. 

(Ảnh dẫn qua Pinterest)

Nhiều nghiên cứu trước đây đã từng đề cập đến bộ các giá trị luân lý đạo đức này tại một nơi, nhưng chưa một nghiên cứu nào công bố về các loại giá trị phổ quát này trên thế giới. Nghiên cứu mới đây được công bố trên Current Anthropology là một cuộc khảo sát đa văn hóa lớn nhất và toàn diện nhất về đạo đức từng được thực hiện.

Nhóm nghiên cứu của Viện Nhân chủng học và Nhận thức tiến hóa Oxford đã phân tích các khía cạnh đạo đức từ 60 xã hội bao gồm 600.000 từ đến từ 600 nguồn tư liệu khác nhau. Tiến sỹ Oliver Scott Curry, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Cuộc tranh luận giữa những người theo chủ nghĩa đạo đức phổ quát và những người theo thuyết đạo đức tương đối đã nổ ra trong nhiều thế kỷ; nhưng bây giờ chúng ta đã có một vài câu trả lời. Mọi người từ khắp mọi nơi phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội tương tự và sử dụng một bộ quy tắc đạo đức tương tự để giải quyết chúng”.

“Theo dự đoán, 7 giá trị đạo đức này dường như xuất hiện phổ quát trên tất cả các nền văn hóa. Mọi người từ khắp nơi đều chia sẻ một quy tắc đạo đức chung. Tất cả đều đồng ý rằng hợp tác, thúc đẩy lợi ích chung là điều nên làm”.

Nghiên cứu đã thử nghiệm lý thuyết rằng đạo đức phát triển để thúc đẩy hợp tác, và nhiều loại hợp tác sẽ có nhiều loại đạo đức . Lý thuyết về đạo đức của sự hợp tác là lý do giải nghĩa vì sao chúng ta cảm thấy cần có trách nhiệm đặc biệt cần chăm sóc gia đình và con người ghê tởm vấn đề loạn luân.

Chủ nghĩa tương hỗ giải thích tại sao chúng ta thành lập các nhóm và liên minh (nhằm tạo điều kiện sức mạnh và an toàn nhờ số lượng) và đó cũng là lý do tại sao chúng ta đề cao sự kết nối và trung thành. Trao đổi xã hội giải thích lý do vì sao chúng ta tin tưởng người khác, ủng hộ, cảm thấy tội lỗi, biết ơn, sửa sai và học cách tha thứ.

(Ảnh dẫn qua wemp.app)

Nghiên cứu chỉ ra:

Thứ 1: 7 giá trị này được công nhận là tốt về mặt đạo đức. 

Thứ 2: Các ví dụ về các giá trị đạo đức này được tìm thấy ở hầu hết các xã hội. Hơn hết, chúng đều không tìm thấy những ví dụ về sự phản tác dụng, không có bất kỳ hành vi nào trên đây được liệt kê là hành vi xấu trong tất cả các xã hội.

Thứ 3: Các giá trị đạo đức xuất hiện với tần số ngang nhau tại khắp các châu lục.

Như vậy đối với người Amhara: “Việc kết hôn với những họ hàng gần bị xem là sự sỉ nhục và xấu xa. Tại Hàn Quốc, giúp đỡ hàng xóm láng giềng được xem là văn hóa tốt đẹp trong lối sống. Người Garo xem việc nhường nhịn và giúp đỡ người khác là một tiêu chuẩn cao của cuộc sống”.

Đối với người Maasai, đức tin của các chiến binh là đức tính cao thượng luôn được xem trọng, đó là lý tưởng không khoan nhượng, dám hy sinh để thể hiện lòng trung thành, dũng cảm. Còn người Bemba lại xem việc tôn trọng người lớn tuổi là một điều quan trọng.

“Ý tưởng công lý” của người Kapauku rất tương tự với ý nghĩa công bằng tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Còn người Tarahumara xem tôn trọng tài sản của người khác là chìa khóa của tất cả các mối quan hệ giữa các cá nhân”.

Tranh vẽ The Annunciation của Fra Angelico năm 1438.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra sự biến đổi về một chủ đề – mặc dù xã hội dường như không đồng ý với 7 quy tắc đạo đức cơ bản, nhưng họ đã thay đổi vị trí xếp hạng mức độ quan trọng của chúng. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một danh sách gồm những câu hỏi về giá trị đạo đức để thu thập dữ liệu về các giá trị đạo đức hiện đại và đang điều tra xem liệu sự thay đổi văn hóa trong các giá trị đạo đức có phản ánh mối liên hệ giữa các giá trị trong những điều kiện xã hội khác nhau.

Theo Giáo sư Harvey Whitehouse, các nhà nhân chủng học có vai trò duy nhất là trả lời những câu hỏi sâu xa về đạo đức vũ trụ và thuyết tương đối đạo đức chia sẻ rằng:

“Những nghiên cứu của chúng tôi dựa trên các mô tả lịch sử về các nền văn hóa trên khắp thế giới, dữ liệu này được thu thập từ trước và độc lập với sự phát triển của các lý thuyết mà chúng tôi đang thử nghiệm”.

Hồng Tâm

Exit mobile version