Đại Kỷ Nguyên

6 điều người ta lầm tưởng về chiến tranh

Khi bạn cố hiểu về chiến tranh, bạn thấy mình ngập sâu trong mớ thông tin hỗn độn. Dối trá, tuyên truyền và các chương trình nghị sự đấu đá lẫn nhau thực ra có thể được hóa thành một câu chuyện kể đơn giản giữa thiện và ác, giữa áp bức và tự do, hoặc cái gì đó tương tự. Thành thật mà nói, thậm chí những điều cơ bản mà ta biết về xung đột quốc tế hầu hết đều là sai.

Ví dụ:

Điều thứ nhất: Sự cuồng tín tôn giáo là nguyên nhân chủ yếu nhất cho việc khủng bố

Mỗi lần tin tức thời sự bùng nổ với các thông tin về một cuộc tấn công khủng bố, các nhà phân tích liền gây sức ép buộc các nhà lãnh đạo của chúng ta phải xuất hiện và nói ra điều người dân muốn nghe, đó là: nguyên nhân số một gây ra khủng bố là tôn giáo. 

“Hồi giáo” nghe có vẻ rất có lý trong trường hợp có đánh bom tự sát. Bạn chắc hẳn sẽ dễ đánh bom tự sát hơn nhiều nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ được trả công cực kỳ hậu hĩnh ở thế giới bên kia, có phải không?

Trong thực tế:

Tuy tôn giáo cực đoan đứng đằng sau rất nhiều vụ tấn công khủng bố, nhưng chắc chắn rằng tôn giáo không phải là động cơ duy nhất, hoặc thậm chí chẳng phải là nguyên nhân lớn nhất. Nhóm cực đoan vô địch về chuyện đánh bom tự sát là Những Con hổ Vùng Tamil ở Sri Lanka – cái tên nghe giống như một đội bóng chày ở trường trung học – lại hoàn toàn là một nhóm phiến quân Cộng sản.

Thoạt nghe thì có vẻ như chuyện thường của thế giới thứ ba, nơi mà các luật lệ thường hay bị ném ra ngoài cửa sổ. Thế còn ở phương Tây thì sao? Theo Chỉ số Khủng bố Toàn cầu mới đây được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa binh (IEP), chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhận trách nhiệm 19% chết chóc do khủng bố từ 2006 đến 2014. Phần còn lại được gây ra bởi những thế lực ít thần bí hơn, ví dụ như các nhóm chính trị cực đoan, phản đối chính phủ, hoặc phân biệt chủng tộc.

Một báo cáo tương tự tiết lộ rằng thậm chí tại Hoa Kỳ, những người Hồi giáo cực đoan cũng không được xem là mối nguy hiểm tiềm tàng lớn nhất.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả khi khủng bố là do động cơ tôn giáo, thì lời hứa hẹn về phần thưởng ở thế giới bên kia không có liên quan gì nhiều đến lý do tại sao người ta quyết định đi đánh bom tự sát. Động cơ chính là sự chán ghét chế độ hoặc những áp lực tương tự. Thực tế chỉ ra rằng những người sẵn sàng chết dưới danh nghĩa khủng bố hầu hết là những người tuyệt vọng khi cảm thấy họ không còn là một phần của bất cứ thứ gì, và dễ dàng bị lôi kéo vào những nhóm người nào sẵng sàng chấp nhận họ.

Tuy nhiên, ở đâu cũng có những người anh hùng sẵn sàng hi sinh để tiêu diệt kẻ xấu, và họ chẳng làm thế để được lên thiên đường. Ai cũng muốn làm anh hùng.

Điều thứ hai: Nạn diệt chủng xảy ra khi các nước đạt đến điểm giới hạn của việc phân biệt chủng tộc

Khi bạn nghe từ “diệt chủng”, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến những “cố nội” của các thể loại “diệt chủng” này là cuộc diệt chủng Holocaust thời phát xít Hitler (hoặc là cuộc diệt chủng tại Ruanda hoặc Ác-men-nia). Không cần đến kiến thức sâu rộng gì bạn cũng có thể hiểu được rằng mỗi cuộc diệt chủng đều dính líu đến việc một quốc gia đã đạt đến đỉnh điểm của sự phân biệt chủng tộc và quyết định khai hỏa các phòng tử hình nhằm tiêu diệt các nhóm thiếu sổ bị ghét bỏ. Nếu vậy, rất dễ dàng nhận ra khi một cuộc diệt chủng đang sắp diễn ra, đúng không nào? Chỉ cần tìm một quốc gia có nhiều tội ác mù quáng và căm phẫn, sau đó đợi xem nó bùng nổ.

Warner Bros., Lionsgate… đợi đến khi Hollywood tặng giải Oscar cho bộ phim khủng khiếp nhất. Phân biệt chủng tộc không phức tạp đâu mọi người!

Trong thực tế:

Những người có quyền lực thường rất giỏi trong việc dùng phân biệt chủng tộc như một công cụ, và những thứ tưởng là tự nhiên thì thực ra không phải thế.

Đầu tiên, hãy nhớ rằng, phần lớn người bị diệt chủng thường là đối tượng có tầng thứ thấp trong xã hội. Sau đó bạn sẽ thấy phần lớn các cuộc tàn sát lớn của thế kỉ 20 đều dựa trên tầng lớp trong xã hội chứ không phải chủng tộc. Như đã thấy ở Liên Xô cũ, Trung quốc, Campuchia, tất cả những người bị bỏ đói hoặc bị giết đều bị coi là không trung thành với chính phủ, cho dù họ là nông dân Ukraina hay là giáo viên tiểu học.

Một cuộc nghiên cứu có cái tên rất kêu “biển cạn” đưa ra số liệu từ các cuộc chiến tranh từ 1945 đến 2000 đã tuyên bố rằng diệt chủng thường ít khi bùng nổ do hiềm khích của chính phủ đối với một chủng tộc riêng biệt nào, mà chủ yếu là để “dọn dẹp” những loại người thách thức thứ “quyền” được giết người của chính phủ.

Khi bạn phải chống lại chính công dân của mình, thì tiêu diệt toàn bộ cả một tầng lớp những người trông có vẻ như “một mối hiểm họa” thì dễ hơn là chọn lọc ra từng người một trong số đó. Thật kì lạ, mấy bộ phim kia đều nói đúng, một chế độ kiểu như trong phim Chiến tranh Giữa các Vì sao thích cho nổ tung cả một hành tinh nơi phe đối lập đang ẩn náu.

Đây cũng là một lí do mà kể cả những chuyên gia về diệt chủng cũng không thể đoán được khi nào thì cuộc tàn sát sẽ xảy ra cho đến khi nó thực sự bắt đầu. Thời điểm mà cộng đồng quốc tế phát hiện ra thì thường là quá muộn để làm gì đó ngoài việc lật đổ các tổ chức giết người và nói “điều quan trọng là chúng ta không được để điều này tái diễn trong tương lai”.

Điều thứ ba: nội chiến là kết quả của việc tầng lớp áp bức quyết định vùng lên

Nội chiến nổ ra khi công dân của một quốc gia nào đó đã chịu đựng quá đủ những thứ nhảm nhí của chính phủ nước đó và quyết định đã đến lúc phải có một sự thay đổi. Dù đó là một số nhà độc tài đang cố ý ban hành các luật xảo quyệt, hay nhóm những người nghĩ chính phủ của họ chưa đủ gian xảo. Dù là ở tình huống nào đi chăng nữa thì nội chiến luôn có nguyên nhân là người dân đã chán ngấy và phẫn nỗ về quyền lực của chính phủ rồi. Nhưng cuối cùng, tất cả những gì các bạn có thể thấy là như thế này:

Trong thực tế:

Thực ra, con người thường bị kích động bởi lòng tham. Những quốc gia có nhiều tài nguyên dễ khai thác, ví dụ như mỏ dầu, thuốc phiện, kim cương, là những quốc gia mà người dân dễ nổi dậy nhất, bởi vì ai cũng muốn hưởng một chút ngọt ngào từ đống của cải ấy. Đây đúng là hiện tượng “rập khuôn” dẫn đến chiến tranh như chúng ta biết đến trước đây như “lời nguyền kim cương” – nghe như tiêu đề một bộ phim trinh thám mà trong đó sẽ có ít nhất một anh chàng mặc áo choàng dài tát một cô gái vì tội cuồng điên.

Sự thật, những yếu tố dẫn đến việc nhân dân không hài lòng, ví dụ như sự khác biệt về quan điểm chính trị và xã hội, hóa ra lại là những thống kê vô dụng trong việc dự báo liệu một đất nước có sắp sửa sảy ra nội chiến hay không. Thứ duy nhất mà hầu hết các cuộc nội chiến đều phải có là một nhóm những người đang muốn làm giàu nếu chính phủ không gây phiền hà cho họ.

Những điều trên đây còn giúp chúng ta giải thích vì sao cuộc nội chiến của người Mỹ lại xảy ra. Theo cách hiểu truyền thống thì đó một xung đột tư tưởng – nửa đất nước dung thứ phân biệt chủng tộc và muốn tách ra để thành lập một nhà nước phân biệt chủng tộc riêng. Song sự thật là, Miền Bắc đã chiếm đoạt nhiều tài nguyên kinh tế của Miền Nam. Động lực chiến tranh thì giống nhau nhưng xảy ra ở mỗi nơi một khác là do con người chọn cách tiến hành chiến tranh khác nhau.

Điều thứ tư: Phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân lớn nhất của chiến tranh

Đó không chỉ là một “thuyết” trong các bộ phim về thảm họa chiến tranh mà còn được nhắc đến như một quyền cơ bản của nhân quyền quốc tế. Phụ nữ và trẻ em cần được quan tâm đặc biệt trong thời gian chiến tranh. Ai ai cũng đều công nhận rằng phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi có xung đột.

Trong thực tế:

Mọi nỗ lực làm giảm nhẹ ảnh hưởng của chiến tranh đối với phụ nữ và trẻ em đều vô nghĩa, mặc dù phụ nữ và trẻ em thường không phải là mục tiêu đầu tiên của những kẻ gây chiến.

Trong quá trình xâm lược, quân địch thường nhắm đến các đối tượng là đàn ông và nam thiếu niên, bởi vì các đối tượng này là một phần của lực lượng quốc phòng. Điều này mang tính chiến thuật bởi vì chúng muốn tiêu diệt lực lượng mà đối phương có thể dùng để tăng cường quân ngũ. Trong thực tế, người ta thường ưu tiên sơ tán phụ nữ và trẻ em trước, họ đâu nghĩ rằng phụ nữ và trẻ em thường ít gặp đe dọa hơn.

Chính vì vậy mà trong cuộc chiến xâm lược Kosovo năm 1999, việc đầu tiên người Serbia làm là tiêu diệt hết nam giới, với suy nghĩ rằng nam giới chính là người sẽ đứng lên chống lại họ, bất luận là mấy người này có ý định đó hay không. Chúng đã biết đến từ “tuyệt chủng”, nhưng ít ai nghĩ đến từ “tuyệt giới”.

Mọi người ai mà chả nghĩ là đàn ông ở một nước bị xâm lược là lực lượng chống đối mạnh hơn nữ giới, đúng vậy không? Điều này liên quan trực tiếp đến lý do tiếp theo:

Điều thứ năm: Lực lượng nổi dậy chủ yếu là nam giới

Nếu bạn thử dùng Google để tìm hình ảnh “kẻ phiến loạn” hay “kẻ khủng bố,” chúng ta sẽ thấy hàng rừng những khuôn mặt nam giới hung hãn và để râu cằm. Đây là lý do tại sao chúng ta cứ nghĩ đến lực lượng quân đội và phiến loạn là nam giới.

Lực lượng ISIS bắt người đứng sau phải mang mặt nạ nam giới có râu cằm và râu mặt

Trong thực tế:

Phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng chiến đấu của các quân đội nếu họ được tham gia, bởi vì họ rất có khả năng chiến đấu.

Trong cuộc nội chiến tại Sierra Leone, có khoảng 24% lực lượng phiến loạn là phụ nữ, trong đó 9 đến 2% nằm trong lực lượng chỉ huy (con số này là 14.5% trong quân đội hiện đại của Mỹ). Đó là chính là mặt đen tối của tất cả mọi cuộc chiến. Người ta hay nghĩ rằng hiếp dâm là dấu hiệu thường thấy nhất trong văn hóa quân đội thời chiến, và ai cũng cho rằng đó là nam giới hiếp dâm phụ nữ, nhưng thống kê thực tế lại cho thấy rằng các nữ chiến binh cũng tham gia nhiệt tình, nếu như không muốn nói là còn hơn, các nam chiến binh trong hoạt động này.

Và đây là một ví dụ nữa: trong cuộc nội chiến tại Liberia, có tới 22.000 trong tổng số 101.000 người trong lực lượng nổi dậy là phái nữ. Tại Uganda, trên 4.000 trong số 21.000 chiến binh bị tước vũ khí hóa ra lại là nữ giới. Con số này cũng chưa phản ánh đúng thực tế, vì có nhiều nữ phụ không được tính là đứng trong lực lượng chiến đấu khi giải giáp, chỉ vì bên đối kháng không chịu nghĩ rằng phụ nữ có thể tham gia đông đến như vậy.

Năm 2015, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Chính trị Mỹ đã xem xét lại tất cả mọi xung đột vũ trang ở Châu Phi từ năm 1950 đến năm 2011. Kết quả cho thấy các yếu tố về bình đẳng nam nữ và coi thường nữ giới thực ra lại không ảnh hưởng đến việc họ tham gia chính trường hay không. Khi phụ nữ bị phân biệt đối xử, họ thường tìm cách tham gia vào các nhóm đảo chính và khủng bố.

Điều thứ sáu: Luật về Xung đột Quốc tế bảo vệ dân thường

Sau nhiều thế kỷ chiến tranh, thế giới đã hiểu ra rằng tấn công vào dân thường là không thể chấp nhận được. Đã có Công ước Quốc tế Geneva và Tòa án Quốc tế La Hague bảo vệ và bắt buộc các quốc gia tham chiến phải nỗ lực hết sức trong việc bảo về người dân, dân thường khỏi lo mấy kẻ điên khùng kia có thể thả bom vào nhà bởi vì đó là vi phạm luật pháp quốc tế, mà luật này thì nghiêm gấp đôi luật của bất kỳ quốc gia nào.

Trong thực tế:

Mấy thứ gọi là “luật pháp quốc tế” chả là gì hơn so với các “gợi ý ứng xử” của cộng đồng quốc tế, bởi vì chả có cái gì gọi là Nhà nước Quốc tế cả. Điều này trái với cách suy nghĩ của nhiều người, song thực tế Liên Hiệp Quốc chả có tư cách thực thi pháp luật nào cả, nếu một quốc gia ký giấy cam kết không tấn công dân thường trong xung đột vũ trang, thì chẳng qua là họ làm cho có vẻ tôn trọng thể chế một chút thôi.

Một nghiên cứu năm 2006 đã xem xét các cuộc xung đột quốc tế từ năm 1900 đến năm 2003 trên bình diện hiệu lực của luật pháp quốc tế. Kết quả cho thấy việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế thực ra lại phụ thuộc vào việc các nước tham chiến có thực sự muốn chiến thắng hay không. Nếu họ thấy có lợi khi giết hại dân thường, thì ai ở đó mà cấm đoán họ? Siêu nhân thì không có, mà Cảnh sát Quốc tế cũng không.

Xét về mọi góc cạnh, thì việc có ném bom vào dân thường hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ném bom đó có lợi gì cho chính quyền tham chiến hay không. Lấy một ví dụ, cả Mỹ và Đức đều chẳng đếm xỉa gì đến Công ước La Hague khi phát động chiến tranh thế giới thứ 2. Trong cuộc chiến này, không chỉ có Đức ném bom dân thường, mà chiến dịch ném bom mang tên Dresden của liên quân năm 1945 cũng lấy đi sinh mạng của gần 25.000 người Đức, trong đó chỉ có một phần rất nhỏ là phần tử phát xít.

Nếu bạn nghĩ rằng ví dụ này quá lỗi thời, xin mời bạn xem văn bản về phát động Cuộc chiến Chống Khủng bố của chính quyền Bush viết năm 2002 có đoạn viết: “quyết định bỏ qua các quy định ngặt nghèo của Công ước Geneva về thẩm vấn tù nhân của bên đối lập và coi nhẹ một vài quy định khác nữa”. Thực ra, Công ước Geneva thì rõ ràng là tốt rồi, nhưng vì chúng tôi đang lo tìm diệt kẻ xấu ở một đất nước đầy thù hận đối với chúng tôi, thì thời gian đâu mà nghĩ?

Kim Nguyên

Xem thêm:

Exit mobile version