Đại Kỷ Nguyên

5 sự thật cuộc sống được nhìn ra khi đối diện với dịch bệnh

Sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến mỗi người chúng ta phải sống chậm lại và có thêm thời gian suy nghĩ về ý nghĩa của đời người. (Ảnh: Apolo)

Năm 2020 được tiên đoán là một năm có nhiều biến động. Sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến mỗi người chúng ta phải sống chậm lại và có thêm thời gian suy nghĩ về ý nghĩa của đời người.

1. Khám phá bản thân

Khi buộc phải cách li tại nhà, chúng ta mới có cơ hội nhìn lại cuộc sống của chính mình. Trước lúc đại dịch bùng phát, mọi hoạt động sinh hoạt được lặp đi lặp lại ngày qua ngày. Nhưng khi dịch bệnh đến, mọi hoạt động đều bị gián đoạn.

Khủng hoảng và bất an đột nhiên xâm lấn tư tưởng của người dân ở mỗi góc phố trên toàn thế giới. Làm thế nào để cân bằng và sống hòa hợp với lo lắng bất an này cũng là một thử thách to lớn trong cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta cũng ý thức được rằng, ý nghĩa chân chính của cuộc sống lại đến từ cảm thụ trong tâm của mỗi người. Nếu như sự bận rộn trước đây khiến ta cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày thì giờ đây chúng ta lại biết chân quý từng giây phút.

2. Học được cách tôn trọng nghề nghiệp

Khi dịch bệnh lan rộng, chúng ta bị buộc phải ở nhà. Đối diện với hàng loạt những lo lắng bất an vì không biết được tương lai tình hình dịch bệnh tiến triển đến đâu và khi nào thì chấm dứt.

Các cơ quan xí nghiệp buộc phải dừng hoạt động vì không được tập trung đông người. Không còn được làm việc mỗi ngày, chúng ta lại thấy nhớ và yêu công việc của mình hơn. Còn những nhân viên chăm sóc y tế, những người đưa thư, tình nguyện viên… bỗng chốc trở thành những chiếc ô che chắn, bảo vệ cho mọi người.

Trong thảm họa, mọi người đều hiểu được rằng trốn chạy không thể đạt được bình an trong nội tâm, chỉ có làm tốt công việc của mình, chúng ta mới biết mình nên làm gì và làm như thế nào. (Ảnh: Apolo)

Trong thảm họa, mọi người đều hiểu được rằng trốn chạy không thể đạt được bình an trong nội tâm, chỉ có làm tốt công việc của mình, chúng ta mới biết mình nên làm gì và làm như thế nào.

3. Tình cảm gắn kết

Khi phải ngồi một chỗ, mặc dù cơ thể không di chuyển nhưng trái tim vẫn không ngừng đập theo những cách khác nhau. Lúc này, nhiều tấm lòng hảo tâm và các đoàn thể cùng nhau phát tâm cứu trợ trong đại nạn. Sự tương thân tương ái này đã giúp con người gần lại với nhau hơn.

Những gia đình bình thường, dù không thể đến thăm nhau vì hoàn cảnh không cho phép nhưng trái tim họ lại có thể kết nối với nhau theo nhiều cách. So với hoàn cảnh trước đó, mọi người trở nên hiểu hơn về sự cảm thông và giúp đỡ.

Nếu như trước khi dịch bệnh xuất hiện, mỗi người chúng ta đều bận rộn với những lo toan về tiền bạc, con cái, nhà cửa và xe cộ thì giờ đây họ lại ngồi cùng nhau chia sẻ nỗi buồn và chịu đựng khổ nạn.

4. Về gia đình hòa thuận

Lúc này, chúng ta mới nhận ra, là người một nhà thì nên sống hòa thuận với nhau hơn, không tranh đúng sai nữa.

Tại thời điểm đặc biệt này, chúng ta không ngừng tự hỏi hạnh phúc lớn nhất trong đời là gì?
Câu trả lời của mỗi người hẳn sẽ là hạnh phúc không phải ở giàu sang phú quý mà là có một gia đình êm ấm hòa thuận, mọi thành viên đều khỏe mạnh.

Mẹ của một cô gái không may nhiễm virus rồi đột ngột qua đời. Điều này khiến cô không khỏi ân hận mãi. Bởi vì, trước khi chết, mẹ cô đã để lại dòng chữ: “Bột làm bánh của con đã hết hạn, mẹ bỏ đi rồi. Thực phẩm luôn có hạn sử dụng con à. Con sống một mình cần biết chăm lo cho bản thân cẩn thận …”

Người mẹ đã chăm lo cho cô từng li từng tí, vậy mà tháng trước đó, chỉ vì mấy việc vụn vặt trong sinh hoạt, cô đã to tiếng với mẹ. Hôm nay nhìn thấy tờ giấy, cô chỉ biết khóc thương mẹ một mình.

Đời người có không ít điều tiếc nuối. Chúng ta luôn nghĩ rằng thời gian dành cho người thân vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian qua đi, khi mọi thứ đã muộn, chúng ta mới nhận ra là đã chậm mất rồi. Lúc này, chúng ta chỉ có thể tự trách bản thân đã không quan tâm tới cha mẹ nhiều hơn.

Gia đình là bến đỗ bình yên và là điểm tựa vững chắc nhất trước sóng gió cuộc đời của mỗi người. Do vậy, đã là người cùng một nhà, chúng ta nên biết quý tiếc những lúc còn có thể ở bên nhau.

5. Suy nghĩ mọi thứ một cách lý tính hơn

Trong quá trình đi tìm sự bình an trong dịch bệnh, chúng ta mới nhận ra rằng, con người không phải đấng toàn năng, khoa học vẫn có mặt hạn chế, y học cũng chưa tìm được câu trả lời. (Ảnh: Apolo)

Giữ đầu óc tỉnh táo, chúng ta đã biết nhìn mọi thứ một cách khách quan với tâm thái học hỏi, từ chối bỏ đến thừa nhận.

Khi thảm họa mới bắt đầu, chúng ta thường có thái độ không chấp nhận, tin rằng điều xấu sẽ không xảy đến với mình.

Lúc đầu, nhiều người trong chúng ta từ chối làm theo hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh và vẫn ngang ngạnh sống như bản thân mong muốn. Họ không để ý đến những cảnh báo nguy hiểm. Phải đến lúc tình hình trở nên căng thẳng, lúc này họ mới ngậm ngùi chấp nhận hiện thực.

Trong quá trình đi tìm sự bình an trong đại dịch, chúng ta mới nhận ra rằng, con người không phải đấng toàn năng, khoa học vẫn có mặt hạn chế, y học cũng chưa tìm được câu trả lời.

Người trên phố ngày một thưa dần đã tạo nên bầu không khí ảm đạm. Trải qua vô vàn đấu tranh tư tưởng, chúng ta mới lý trí soi xét lại mọi sự việc một cách chân thật và đối xử với hiện thực một cách bình tĩnh hơn.

Mặc dù dịch bệnh chưa kết thúc và không biết lúc nào sẽ chấm dứt, chúng ta vẫn tin tưởng vào ánh sáng sẽ xuất hiện ở cuối con đường.

Video xem thêm: Người luôn từ bi có được 9 lợi ích

Exit mobile version