Đại Kỷ Nguyên

10 loại thực phẩm tuyệt đối không hâm nóng

Một số món ăn khi hâm nóng có thể khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Hâm nóng đồ ăn của tiệc buffet

Mặc dù, hầu hết các nhà hàng chuyên nghiệp tuân theo các nguyên tắc an toàn thực phẩm, tuy nhiên những bữa tiệc buffet tại đây không được kiểm soát chặt chẽ. Và việc hâm nóng lại những đồ ăn tại các bữa tiệc này, có thể không giết chết hoàn toàn vi trùng gây bệnh về đường tiêu hóa.

Và một lưu ý, bạn không nên ăn một bữa tiệc buffet kéo dài quá 2 tiếng.

Khoai tây

Theo một báo cáo mới nhất của tờ Independent and the European Food Information Council, khoai tây còn thừa khi đem hâm nóng có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

(Ảnh: Independent)

Khoai tây sau khi chế biến để ngoài môi trường quá lâu sẽ hình thành vi khuẩn gây ngộ độc và việc hâm nóng trong lò vi sóng hoặc lò nướng cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại. Chưa kể, lò nướng và lò vi sóng là môi trường lý tưởng chứa nhiều loại vi sinh vật có hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Vì vậy, nếu không muốn rước bệnh vào thân bạn đừng bao giờ hâm nóng khoai tây còn sót lại để ăn.

Nấm có thể làm bạn đau bụng

Cũng theo tờ Independent, việc hâm nóng nấm là một sai lầm tai hại. Nấm giàu protein và có thể bị hư hỏng bởi các enzym và vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Việc bạn ăn phải những cây nấm kém chất lượng đã bị hỏng sẽ khiến bạn bị đau bụng đi ngoài.

(Ảnh: Independent)

Tuy nhiên, nếu thực sự phải đun lại nấm, bạn nên để nhiệt độ ở khoảng 70 độ C, điều này sẽ giúp món ăn giữ được độ ngon và nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh từ nấm.

Thịt gà

Trên thực tế bạn có thể làm nóng lại thịt gà khi ăn thừa. Tuy nhiên, cần phải bảo đảm rằng thịt được hâm nóng ở nhiệt độ trên 80 độ C, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng một chiếc nhiệt kế nấu ăn để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

(Ảnh: Independent)

Lưu ý, nếu thịt gà đã để đến ngày thứ 3 thì bạn nên vứt bỏ chúng ngay tránh ăn phải đồ hư hỏng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng

Theo FDA, bạn không nên để trứng hoặc các món ăn chứa trứng ra ngoài môi trường quá 2 giờ.

(Ảnh: Independent)

Ngoài ra, bạn không nên hâm nóng những món trứng vì nếu món ăn chứa vi khuẩn salmonella có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Hâm nóng cơm nguội

Theo báo cáo của BBC New, cơm nguội rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus – một loại vi khuẩn tạo ra các bào tử độc hại gây nguy nhiểm cho người sử dụng.

(Ảnh: Independent)

Bạn nên ăn cơm nóng càng sớm càng tốt, nấu đủ cơm cho một bữa và hạn chế để lại cơm thừa.

Sữa mẹ và thức ăn trẻ em

Sữa mẹ và thức ăn trẻ em không nên hâm nóng trong lò vi sóng vì lò vi sóng không làm chín thức ăn một cách đồng đều, khiến chỗ quá nóng, chỗ lại chỉ ấm. Do đó, trẻ có thể bị bỏng khi ăn.

(Ảnh: Independent)

Để an toàn cho bé, bạn nên hâm nóng sữa mẹ hoặc thức ăn trẻ em dưới vòi nước nóng hoặc đun sôi bằng bếp.

Làm nóng hải sản

Theo FDA, hải sản tươi sống khi mới đánh bắt có thể chế biến ngay trên bếp lửa, tuy nhiên khi đã qua chế biến và để ở ngoài môi trường, có thể chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm, mà việc hâm nóng không thể tiêu diệt những vi khuẩn này.

(Ảnh: Independent)

FDA cũng khuyến cáo, không nên sử dụng hải sản khi lấy ra khỏi tủ lạnh trong 2 tiếng ngoài môi trường, trong nền nhiệt độ 40 độ C là điều kiện giúp vi khuẩn phát triển chóng mặt.

Các loại đồ ăn chiên rán

Thực phẩm có nhiều dầu không nên cho vào lò vi sóng vì nhiệt độ cao có thể khiến cho dầu bị cháy và tạo ra các độc tố nguy hiểm. Nếu bạn định hâm nóng lại, tốt nhất là nấu nó ở nhiệt độ thấp và thời gian kéo dài hơn.

(Ảnh: Independent)

Hoài Phương 

Exit mobile version