Đại Kỷ Nguyên

Vũ công Shen Yun đem đến sự giác ngộ sâu sắc cho khán giả

Trong nhiều năm qua đài truyền hình NTD tại New York (Mỹ) đã tổ chức cuộc thi “Múa cổ điển Trung Hoa toàn thế giới”. Đa phần những người đoạt huy chương vàng đều là những vũ công chính của Đoàn nghệ thuật Shen Yun. Cuộc so tài này có tiêu chuẩn rất cao, với các màn biểu diễn của những thí sinh thường cực kì đặc sắc và mang lại những cảm xúc phong phú cho khán giả. Ý nghĩa đằng sau các tiết mục mang lại cho người xem sự giác ngộ sâu sắc.

Trong hơn 60 năm qua, nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa đã bị hủy hoại rất nhiều. Lịch sử Trung Quốc đã nhiều lần bị viết lại và bóp méo một cách cố ý, khiến cho các thế hệ gần đây bị sống trong thật giả lẫn lộn, khó phân biệt đúng sai.

Có đúng thời cổ đại là thời kỳ tối tăm như vẫn được tuyên truyền? Nhiều vở kịch nhỏ được xây dựng và biểu diễn trong cuộc thi múa cổ điển, thông qua việc nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Hoa đã xác minh lại lịch sử. Chúng ta có cơ hội nhìn lại lịch sử và văn hóa Trung Hoa chân thực, qua sự diễn giải bằng nghệ thuật múa đặc sắc này.

“Thiên tử” tuân theo “Thiên đạo” (Vua cũng phải tuân theo đạo trời)

Từ triều đại nhà Hán, hoàng gia luôn bị ràng buộc bởi Nho giáo. Hoàng đế Trung Hoa xưng là “thiên tử” (con trời), vì thế bắt buộc phải bị ràng buộc bởi “thiên đạo” (luật trời). Ngài phải tôn kính Thần Phật và tôn trọng truyền thống văn hóa. Nhà Nho giáo Đổng Trọng Thư dâng lên Hán Vũ đế “Thiên nhân tam sách”, chứng minh tại sao hoàng đế phải tuân theo tư tưởng trị vì quốc gia của nho gia “Nhân chính”.

Kể từ khi nhà Tùy Đường bắt đầu, hệ thống chính trị của Trung Hoa theo chế độ “tam tỉnh lục bộ chế” (3 tỉnh 6 bộ). Tương tự như hệ thống của phương Tây về phân chia quyền lực, mệnh lệnh của hoàng đế cần xem xét dựa trên khảo sát của các tỉnh phía dưới, sau đó chờ kết quả của các tỉnh khảo sát về mới được xuống chiếu lệnh. Tống Thái Tổ thề không giết các quan chức, thực hiện được tới một mức độ đáng kể trong vấn đề “tự do ngôn luận”.

Trong triều đại nhà Thanh, tổng sản phẩm quốc gia của Trung Hoa đã từng vượt qua 50% tổng sản lượng của thế giới. Hoàng đế Khang Hy của triều đại nhà Thanh (1654 – 1722) lên ngôi năm 8 tuổi, tại vị trong 60 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất của Trung Quốc. Lịch sử triều đại nhà Thanh ghi chép trong “Thanh sử cảo” về Khang Hy như sau: “Nhân hiếu tính thành, trí dũng thiên tích. tảo thừa đại nghiệp, cần chính ái dân. kinh văn vĩ vũ, hoàn vũ nhất thống, tuy viết thủ thành, thực đồng khai sang yên.” (Tính cách nhân từ hiếu kính, trí dũng toàn tài, sớm kế thừa nghiệp lớn, làm việc chăm chỉ, thương dân như con, cả thiên hạ nhất thống, giữ được thủ thành). Khang Hy luôn biết rằng trong trị quốc thì lấy việc kính trọng tổ tiên trời đất là việc trọng yếu.

Trần Tuấn Thừa – diễn viên Đoàn nghệ thuật Shen Yun, đã từng dành huy chương bạc trong nhóm Thiếu Niên Nam Tử. Tuấn Thừa tay cầm quạt xếp, biểu diễn những màn nhảy, xoay, chuyển động của múa cổ điển Trung Quốc ở kỹ năng đỉnh cao, thể hiện được một thiếu niên Khang Hy văn võ song toàn, bác học tài nghệ, từ nhỏ hun đúc toàn diện mà thành “thánh học cao thâm, sùng nho nặng đạo”.

Trần Tuấn Thừa – huy chương bạc Cuộc thi vũ múa cổ điển Trung Quốc thế giới lần thứ 5. Tiết mục “Thiếu niên Khang Hy”.

Tiết mục của Tào Vĩnh Hân mang tên “Lệ tinh đồ trì”. Tào Vĩnh Hân cũng là một người đã rất thành thục, trưởng thành trong Đoàn nghệ thuật Shen Yun, chỉ trong 3 phút biểu diễn ngắn ngủi mà có thể mang toàn bộ thân pháp cùng kỹ xảo diễn giải hình tượng Khang Hy từ lúc thanh niên đến tuổi thành niên.

Tào Vĩnh Hân đã sử dụng động tác của tay áo để thể hiện sự tự tin của Khang Hy ngay khi vừa mới lên ngôi từ khi còn trẻ tuổi. Khang Hy ngồi ngay ngắn trong long y, tự tin mà uy nghiêm. Sau đó anh nhảy vút lên, động tác đó thể hiện sự lo lắng về các thế lực ngoại bang. Động tác của anh khi thì căm phẫn, khi thì bi thương, khi thì thư giãn thâm trầm, nghiêm túc. Đem đến cho khán giả một cái nhìn sống động về một vị quân vương luôn lo toan, suy tính trong trị quốc. 

Tào Vĩnh Hân biểu diễn tiết mục “Lệ tinh đồ trì”, trong vai Khang Hy thời thanh niên.

Bài hát, điệu múa cổ điển thể hiện nền văn hóa cổ đại

Từ khi bắt đầu học Khổng Tử, người Trung Quốc đã có quyền bình đẳng trong giáo dục. Bắt đầu từ thời Hán (206 trước CN – 220 CN), Trung Hoa đã có một nghiên cứu có hệ thống về tài năng, đào tạo nhân tài. Kể từ thời nhà Thụy (581-618 CN), Trung Hoa đã có một hệ thống lựa chọn nhân tài hoàn chỉnh và công bằng. Trong năm thứ 25 của hoàng đế Khang Hy, ông đích thân đề “Vạn thế sư biểu” cho đền Khổng Tử. Nhưng mọi quy định truyền thống đó đã bị đốt cháy thành tro trong Cách mạng Văn hóa, tương đương với sự hủy diệt hoàn toàn lịch sử và văn hóa truyền thống dựa trên Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo của Trung Hoa.

Trong cuộc thi năm nay, nhiều thí sinh đã lấy văn hóa truyền thống của Trung Hoa làm nguồn cảm hứng để sáng tác và biểu diễn, phản ánh môi trường xã hội Trung Quốc cổ đại và tâm trạng của người xưa. Các nhịp điệu cơ thể của múa cổ điển đề cập đến sự quyến rũ độc đáo của dân tộc Trung Hoa và những ý nghĩa văn hóa độc đáo được hình thành bởi di sản văn hóa Trung Hoa 5.000 năm. Người biểu diễn nhấn mạnh nội hàm khí vận, hô hấp, ý niệm, thần vận cùng với nội tâm tình cảm, chú trọng lấy thần dẫn hình, lấy hình ảnh để truyền đạt ý niệm.

Vì vậy, múa cổ điển Trung Quốc đã trở thành một hình thức văn hóa cổ xưa độc đáo. Xã hội Trung Quốc cổ đại là một xã hội đa chiều và toàn diện, đặc biệt là ở triều đại nhà Đường, văn hóa đã phát triển cực thịnh. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cực kỳ phồn vinh, các tôn giáo khác cũng được truyền dạy và phát triển tự do ở Trung Hoa vào thời đó.

Hoa gian nhất hồ tửu, độc chước vô tương thân; cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân“. (Giữa không gian có hoa và một bầu rượu, uống một mình không có ai; nâng ly mời trăng sáng, cùng với bóng ảnh thành ba người). Diễn viên Trần Hậu Nhân đến từ Đoàn nghệ thuật Shen Yun, vận dụng múa cổ điển tái hiện lại thi nhân Lý Bạch của thời Đường, tự nhiên cởi mở mà vững vàng, khoan thai tự đắc, phóng khoáng dâng trào.

Trần Hậu Nhân của trường học Phi Thiên đã từng giành huy chương vàng giải Thiếu Niên Nam Tử. Một phút trên sân khấu là kết quả của mười năm tập luyện cực khổ. Một số chuyển động của điệu múa cổ điển Trung Hoa nhìn có vẻ đơn giản, nhưng độ khó lại rất cao. Anh vừa cười vừa nói rằng: “Lúc luyện tập, có những lúc đau đến rơi nước mắt”.

Trần Hậu Nhân biểu diễn tiết mục “Nguyệt hạ độc chước”

“Kiêm Gia thương thương, bạch lộ vi sương.
Sở vị y nhân, tại thủy nhất phương.
Tố hồi tòng chi, đạo trở thả trường.
Tố du tòng chi, uyển tại thủy trung ương”.

(Kiêm Gia với bầu trời nhạt nhòa, sương trắng sương giá.
Tất cả các vị quân nhân, đều chìm bên trong mặt nước
Truy tìm lại từ đó, con đường dài và dài
Ngược dòng tìm lại, uyển chuyển ở giữa dòng xoáy)

Người con gái “Kinh thi” trong “Phong Quốc – Kiêm Gia” đại biểu cho ý nghĩa có thể gặp mà không thể cầu. Trên vũ đài, một người con gái mặc áo trắng, quần vàng và thắt lưng xanh, xinh đẹp rạng ngời, dường như di chuyển nhẹ nhàng như trên mặt nước. Người con gái đó chính là diễn viên Lâm Hiếu Hoành đến từ Trường học nghệ thuật Phi Thiên. Hiếu Hoành đã từng giành được huy chương vàng trong hạng mục Thiếu Niên Nữ Tử với bài biểu diễn “Tại thủy nhất phương” thể hiện người con gái “Kinh thi” mỹ diệu vô cùng.

Lâm Hiếu Hoành với màn biểu diễn “Tại thủy nhất phương”

Tỳ bà cổ khúc “Tầm dương đêm trăng” được Trương Nhược Hư thời Đường đổi tên thành một bài thơ trứ danh “Xuân giang hoa đêm trăng”. Nhịp điệu tao nhã ưu mỹ, uyển chuyển chất phác, lưu loát biến đổi, vào đúng nhịp diệu, tựa như một bức tranh sơn thủy – đêm mùa xuân yên tĩnh, trăng sáng bên đông núi, thuyền nhỏ rạo rực mặt sông, hoa ảnh nhẹ lay động dẫn dắt con người đi vào miền đất diệu kỳ… Diễn viên Tôn Lan Lan đã lựa chọn đoạn này cổ khúc này, lấy múa Trung quốc cổ điển triển hiện ra một vị cung nữ ở Giang Nam trong đêm xuân, trong ý cảnh trống rỗng hư không có một loại trạng thái uyển chuyển phảng phất một nỗi sầu đau đớn. “Xuân giang nguyệt đêm” của Lan Lan đã giành được huy chương đồng trong hạng mục Thiếu Niên Nữ Tử.

“Xuân giang nguyệt đêm” của Tôn Lan Lan

Ngược dòng về thời Đường với khúc tỳ bà truyền thống của tác phẩm “Thập diện mai phục”. Đến từ Trường nghệ thuật Phi Thiên – thí sinh Lý Vũ Hiên đưa mọi người vào một trận chiến khốc liệt của “Thập diện mai phục”, thể hiện ra những tâm trạng phức tạp của nhân vật trong hoàn cảnh lịch sử thời đó. Văn hóa Trung Hoa chú trọng “viên” (tròn), vũ múa cổ điển Trung Hoa cũng lấy sự “Viên hòa” (sự hài hòa của vòng tròn) làm tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp. Tròn trịa trong âm thanh, mắt, tay, cơ thể, bước chân và sự phối hợp khiến mọi người cảm nhận sự mềm mại uyển chuyển, thoải mái. Lý Vũ Hiên không chỉ có động tác di chuyển với những bước đi tròn trịa, mà còn nhảy múa quanh vòng tròn, giống như là một bước đi vĩnh viễn không ra khỏi vòng tròn đó.

Lý Vũ Hiên đưa mọi người vào một trận chiến khốc liệt của “Thập diện mai phục”

Tuân theo các đức tính truyền thống, phẩm hạnh của người cổ xưa

Tư tưởng Đạo giáo giảng về sự hòa hợp giữa âm và dương, Nho giáo khởi đầu về việc quân tử “hòa hợp nhưng không đồng nhất”. Tuân theo những tư tưởng của Trung Quốc cổ đại này với xã hội, làm cho dân tình thuần hậu, bầu không khí chính trị được nới lỏng, cuộc sống dân chúng hạnh phúc. Xã hội của Trung Quốc cổ đại luôn duy trì được truyền thống phẩm đức của con người trong sinh hoạt, có nữ giới ưu nhã an vui, cũng có nam nhân mạnh mẽ, phóng khoáng.

Melody Qin trong trang phục người con gái mặc chiếc váy màu xanh cầm chiếc ô màu xanh lá nhẹ nhàng, tựa như một chiếc lá sen đung đưa trong cơn mưa, duyên dáng và xinh đẹp. Melody Qin từng được xếp hạng 3 trong giải Thanh Niên Nữ Tử với màn biểu diễn “Thu thủy y nhân”. Cô đã cảm thụ được đúng và thể hiện được hình tượng người con gái Giang Nam trong mưa, cô gái có thể bỏ ô chiếc ô ra để dầm mưa và thích thú với cảm giác đó. Đây là một sự hồn nhiên lạ kỳ của người con gái cổ xưa. 

Melody Qin cho rằng muốn giỏi về múa cổ điển Trung Hoa, quan trọng nhất là biểu đạt cảm xúc thông qua thân thể, đầu tiên từ thân pháp, sau đó là việc khắc vẽ tỉ mỉ nhân vật bên trong bằng tình cảm.

“Người diễn tương đối khó, nhưng là múa cổ điển tinh túy, có thể diễn tả  khí chất nội hàm bên trong, từ việc tu dưỡng đạo đức, như phụ nữ phải dịu dàng nhu mỹ, nam giới phải mạnh mẽ cường tráng”.

Trong khi khắc họa nhân vật, ánh mắt của diễn viên là thứ cực kì trọng yếu. “Một cô gái cũng có thể đóng vai một nhân vật nam tính như diễn viên Mục Quế Anh thể hiện, tượng trưng cho khí dương. Chỉ một ánh mắt cũng có thể nhìn ra một vị tướng quân. Nếu như ánh mắt từ từ băng qua, đảo một vòng cung đến một vị trí nhất định thì cảm giác nó đã trở nên sai khác rồi. Có lúc căn bản không cần tay chân động tác, một ánh mắt liền có thể cho thấy sự khác biệt giữa các nhân vật.”

Tiết mục “Thu thủy y nhân” của Melody Qin

Cũng đến từ Trường học Phi Thiên – diễn viên Trần Siêu Tuệ đã từng dự thi với tiết mục “Bách hoa tẩm” và đạt được giải bạc trong hạng mục Thiếu Niên Nữ Tử với những kỹ xảo trên không trung cùng với sự biểu hiện của nhịp điệu cơ thể. Siêu Tuệ đã thực hiện một cách sinh động người con gái trong vườn hoa quyến rũ e lệ với một niềm vui sướng trong lòng khi thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.

Trần Siêu Tuệ biểu diễn tiết mục “Bách hoa tẩm”

Diên viên Trần Giai Linh đến từ đoàn nghệ thuật Thần Vận tham gia với tiết mục “Xuân Ánh Tú”, với một sắc thái dịu nhẹ mà duyên dáng, linh hoạt trong từng động tác và có những kỹ năng rất cao. Phụ nữ thời cổ đại có đức khoan dung, tỉ mỉ và khiêm tốn, Trần Giai Linh đã đưa những đức tính này thể hiện thông qua những điệu múa của mình. Vì để thể hiện nội hàm, Giai Linh đã dùng một chút kỹ xảo để khống chế, buộc động tác vũ điệu phải đạt được thăng bằng, ung dung, tự tin. Nhân vật xuất hiện với chiếc quạt và những màn trình diễn biểu hiện che mưa, hay có những phân đoạn dùng quạt để che nửa mặt cho thấy hình ảnh người phụ nữ e ngại thẹn thùng.

Trong quá trình phân tích và suy nghĩ về tiết mục, Giai Linh đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về nhân vật Trưởng Tôn Hoàng hậu trong lịch sử, là một hoàng hậu đức hạnh, với hy vọng thể hiện được những đức tính và phẩm hạnh như người xưa. Cô cho rằng để diễn một vai diễn tốt, tâm thái diễn viên là điều cực kỳ quan trọng. “Người phụ nữ truyền thống Trung Quốc rất thận trọng trong lời nói và hành động, vì thế mà trong lúc luyện tập tôi thường xuyên phải tự nhắc nhở bản thân phải kiên định, có như vậy thì tâm thái không bị hoảng sợ trong lúc biển diễn các kỹ năng khó”.

Trần Giai Linh đến từ đoàn nghệ thuật Thần Vận tham gia với tiết mục “Xuân Ánh Tú”

Theo Epochtimes.com
Ảnh trong bài: Epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version