Đại Kỷ Nguyên

Vén màn lịch sử: Lời nguyền của Pharaon và kết cục buồn cho những người dám “đùa với lửa”

Một sự kiện lịch sử, qua nhiều đời kể đi kể lại, sẽ biến thành truyền thuyết. Nhưng nó lại là lịch sử có thật trong quá khứ. Ngày hôm nay, như một sự lội ngược dòng, Đại Kỷ Nguyên cung cấp tới độc giả những sự thật được hé lộ liên quan đến các truyền thuyết. Một thế giới chân thực, sống động cổ xưa sẽ được mở ra qua Vén Màn Lịch Sử.

Lời nguyền của Pharaon: bí ẩn tâm linh của người Ai Cập cổ đại

Mặt nạ mạ vàng chụp lên mặt vua Tutankhamun.

Khai thác thế giới tâm linh huyền bí Ai Cập cổ đại vào văn học, phim ảnh: Công thức để thành công?
Dường như việc khai thác các câu chuyện về Ai Cập cổ đại đã trở thành công thức thành công: từ các bộ phim về xác ướp cho tới cả bộ truyện tranh StarGate. Trí tưởng tượng của các tác giả được truyền cảm hứng bởi những bí ẩn bên bờ sông Nile.

Nhớ lại thời kỳ đầu thế kỷ 20, thời gian ấy rất nhiều kho báu của người Ai Cập được phát hiện, đồng thời các chữ tượng hình cũng tiết lộ nhiều bí ẩn về thời kỳ Ai Cập cổ đại. Khi giao thông hiện đại thu ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, báo chí khắp nơi trên thế giới đua nhau đăng tin trang nhất về chuyến phiêu lưu tới Ai Cập của nhà Ai Cập học Howard Carter và của người bảo trợ, bá tước Carnavon.

Nhà viết tiểu sử nổi tiếng Herge đã từ câu chuyện mà sáng tác ra bộ truyện “Những cuộc phiêu lưu của Tintin- Bảy quả cầu pha lê” theo phong cách phiêu lưu kỳ thú.

Thung lũng của các vị Vua bị lật tung…

Vào năm 1920, những cồn cát nóng bỏng trong Thung lũng của các vị Vua bị lật tung đào bới trong hơn một thế kỷ. Lăng mộ Tutankhamun, vị Pharaon vĩ đại được nêu trong các tác phẩm văn học vẫn chưa được tìm thấy.

Nhà Ai Cập học Howard Carter kiên trì cho rằng địa điểm này vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn.

Với sự tài trợ của Bá tước Carnarvon đời thứ 5 là George Herbert (người bên phải, bên trái là Howard Carter), một doanh nhân bá tước người Anh, có niềm đam mê bất tận với Ai Cập, đội của Howard có tài chính để thám hiểm thung lũng thêm vài năm nữa.

Howard Carter đã nghiên cứu quan tài của vua Tutankhamun. Khi ông chuẩn bị nản lòng từ bỏ, thì lại đột nhiên có phát hiện mới, đồng thời một số hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Vài ngày trước khi xâm nhập vào lăng mộ Pharaon, con chim bạch yến của ông, một loài chim mang tính biểu tượng cho quyền lực bị một con rắn hổ mang bành nuốt chửng.

Sự xuất hiện của con rắn hổ mang bành vốn được coi là biểu tượng của Pharaon, nuốt chửng con chim tại nơi này đã khiến những người công nhân tham gia đào mộ hoảng sợ, vì đó là điềm không tốt, như một thông điệp đe dọa: đừng tiếp tục bởi vì cái chết sẽ tới.. 

Và thực tế vui và buồn: kho báu và những cái chết bất đắc kỳ tử với lời nguyền Tutankhamun

Howard Carter đã phát hiện ra một cánh cửa bí mật dẫn tới ngôi mộ Tutankhamun và kho báu nổi tiếng vào năm 1922.

Howard Carter (đang quỳ) cùng cộng sự mở cửa căn phòng chứa quan tài Pha-ra-ông Tutankhamun. Ngày 29/11/1922, hai nhà Ai Cập học Howard Carter và bá tước Carnarvon đã tìm thấy lăng mộ Pha-ra-ông Tutankhamun, đằng trước lối vào có chặn một phiến đá khắc lời cảnh báo đầy đe dọa: “Cái chết sẽ giáng xuống bất kỳ kẻ nào dám quấy nhiễu giấc ngủ của Pha-ra-ông”.

Tuy nhiên họ không sợ, dù chú chim bạch yến đã bị nuốt chửng trước đó, hay với tấm đá cảnh báo, với tư tưởng của những nhà khoa học duy vật, vốn không tin vào huyền bí tâm linh.

Truyền thuyết trước đó cũng đã kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh với “tâm hồn đen tối” sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài.

Tìm ra kho báu: Ánh vàng lấp lánh toàn bộ căn phòng

Khi phá bức tường vào lăng mộ Ramses VI, các nhà thám hiểm cuối cùng đã đạt được mục tiêu của mình, tìm ra được kho tàng đầy châu báu.

Theo như Howard Carter ghi lại trong nhật ký của mình thì “ánh vàng lấp lánh” trong toàn bộ căn phòng.  Ông mô tả sự sung sướng như được vào thế giới cổ tích của Aladin. Trong lăng mộ phát hiện ra năm nghìn đồ châu báu. Các cổ vật bắt đầu được đánh số.

 

Những con người vô minh dám đùa với lửa, đùa với tử thần

Quan tài của Pharaon được gỡ bỏ khỏi bệ chôn và đưa ra khỏi lăng mộ.

Ngay sau đó, một loạt sự kiện kỳ bí đã xảy đến. Vào một đêm tháng tư năm 1923, vài tháng sau khi phát hiện ra lăng mộ, nhà tài trợ cho chuyến thám hiểm, bá tước Carnavon bị sốt. Bá tước Carnarvon vật vã trong đau đớn, và bị ám ảnh bởi một tiếng rì rầm không dứt “Tutankhamun”.

Cho đến hơi thở cuối cùng mình, ông thều thào “Mọi thứ đã kết thúc, tôi đã nghe thấy tiếng gọi”. Đúng lúc ông qua đời toàn thành phố bị mất điện. Chú chó cưng của ông cũng chết bất đắc kỳ tử sau khi tru lên một hồi.

Bác sỹ cho rằng cái chết của Bá tước Carnavon là do bị nhiễm trùng bởi một vết xước do ông cạo râu gây ra. Ông bị nhiễm trùng rồi qua đời. Tuy nhiên, vết thương này giống với một vết thương trên mặt của Pharaon.

Những cái chết kỳ bí

Trong vòng 12 năm tiếp theo, gần 32 người trong đoàn thám hiểm, hoặc có thể nói gần như toàn bộ đội đều gặp tai nạn tử vong hoặc bị giết. Nhiều người bị chứng viêm phổi nặng, một số người bị sốt không rõ nguyên nhân hoặc bị mất trí.

Ví dụ như trường hợp tự tử của Giáo sư Hugh Evelyn-White, một cộng sự của Carter, hay Arthur C. Mace, người đầu tiên phá vỡ bức tường tiến vào lăng mộ.

Sau chuyến đi này, những người tham gia đội thám hiểm của giáo sư Howard lần lượt qua đời. Từ y tá, nhà khảo cổ học, giám đốc bảo tàng, tổng cộng đã có tới 32 người chết bất đắc kỳ tử.

Bầu không khí bí ẩn xung quanh các câu chuyện này gây xáo động trong cộng đồng với nhiều ý kiến; báo chí đổ xô vào đưa mọi thông tin bên lề, liên tục cập nhật những chi tiết kỳ lạ khó hiểu. Đối với những người theo thuyết hoài nghi, họ cho rằng lời giải thích nằm ở điều kiện của ngôi mộ.

Tuy nhiên giả thuyết này không nhận được sự đồng tình. Do vi rút ư? Không một loại sinh vật nào có thể sống được trong các tế bào chết. Hay do một loại vi nấm có tính lây nhiễm cao? Thế thì nó phải lây cho nhiều người hơn con số 32 chứ.

Ai được phép đem di vật của Pharaon đi triển lãm?

Trường hợp kỳ lạ nhất là của Mohammed Mehri, giám đốc cơ quan cổ vật Ai Cập, đã chết vài ngày sau khi ký thỏa thuận với các nhà cầm quyền Paris để trưng bày các báu vật của Tutankhamun ở Petit Palais.

Người kế nhiệm ông, người cho phép trưng bày các báu vật ở Luân Đôn cũng chết sau vài ngày ký thỏa thuận.

Những nhà khoa học cố gắng giải thích nhưng không nổi
Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết cho rằng những người thám hiểm đã nhiễm một số vi-rút lạ, hay hít phải hơi độc chết người, hoặc bị dị ứng với một số loài nấm độc trong hầm mộ.

Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có tính thuyết phục. Vì nếu là vi rút thì vi rút không thể sinh tồn trong cơ thể người chết.

Nếu là chất gây dị ứng trong nấm thì nó phải lây nhiễm cho tất cả những ai bước vào hầm mộ, chứ không chỉ mỗi đoàn của Giáo sư Carter. Trong ảnh: Arthur Mace và Alfred Lucas đang làm việc với chiếc xe ngựa lấy ra từ lăng mộ Sethos II.

Và họ cũng không giải thích được về cái chết của những người liên quan nhưng lại chưa bao giờ bước vào hầm mộ.

Thậm chí, vì nhất quyết không muốn tin vào những huyền bí về tâm linh, các nhà khoa học gần đây còn đưa ra giả định về một kẻ giết người hàng loạt tên là Aleister Crowley đã giết một số người trong số họ, tuy nhiên giả thuyết này không có cơ sở vì Aleister Crowley không có mặt ở khắp nơi để thực hiện được những vụ án mạng đó. Và những minh chứng về “bất đắc kỳ tử” rất rõ ràng…

Ngoài ra, thậm chí nếu có một tên giết người giết một số người trong họ đi chăng nữa, thì chẳng phải đều là lời nguyền ứng nghiệm sao? Chết cách nào mà chẳng là chết…?

‘Lời nguyền’ vẫn tiếp diễn sau nhiều thập kỷ

Trong một “phòng thí nghiệm” dã chiến thiết kế trong mộ Sethos II, 2 nhà phục chế Arthur Mace và Alfred Lucas đang vệ sinh một trong những bức tượng lính gác lấy ra từ hầm mộ.

Năm 1972, kho báu trong lăng mộ Tutankhamun đã được chuyển tới London để trưng bày tại Bảo tàng Anh.

Tiến sĩ Gamal Mehrez, giám đốc ban di sản, đã cười nhạo lời nguyền khi nói rằng tất cả những cái chết và bất hạnh trong suốt các thập kỷ qua đều chỉ là kết quả của sự ‘trùng hợp ngẫu nhiên’. Ông đã qua đời vào cái đêm sau khi giám sát việc đóng gói các di vật được chuyển tới bảo tàng.

Những bí ẩn của một nền văn minh cổ đại vẫn nguyên vẹn là một điều khiến chúng ta và các thế hệ sau này phải trăn trở suy ngẫm: Có hay không sự trừng phạt của một đấng tối cao lên những kẻ xâm phạm thánh địa?

Thuật sử dụng bùa chú phép thuật của người Ai Cập cổ đại

Nền văn minh Ai Cập cổ đại rất thâm thúy và phong phú với những thư viện lớn nhất thế giới, cũng như sở hữu rất nhiều học giả, các nhà triết học và khoa học nổi tiếng.

Người Ai Cập cổ đại tôn trọng thế giới tâm linh, đam mê nghiên cứu bùa chú, chế tạo các loại bẫy và đặt lời nguyền.

Nếu con người hiện đại chúng ta coi thường những kiến thức tâm linh và thế giới tâm linh ấy, quả là con người đã quá ngạo mạn.

Nền văn minh Ai Cập bắt nguồn từ Địa Trung Hải, tồn tại trong khoảng ba thiên niên kỷ trước khi triều đại các Pharaon chấm dứt vào năm 630 trước CN.

Phép thuật được coi là minh chứng cho một trí tuệ uyên thâm, cũng như đã được nghiên cứu và học tập với rất nhiều quy định và nguyên tắc nghiêm ngặt.

Porphyry, một nhà văn và triết học sống ở Alexandria vào thế kỷ thứ ba đã viết như sau “Thông qua việc tĩnh tâm tư duy trong trầm lặng, họ đạt được sự kính trọng, và yên ổn trong tâm hồn, cả hai điều ấy phản ánh vào khoa học. Sự thực hành này cũng được trao truyền bí mật, với những kết nối tâm linh thánh khiết, nó đã kiềm chế đam mê, và kích thích sức sống của trí tuệ”.

Một nhà du hành người Anh đã phát hiện ra các ghi chép bằng giấy cói mô tả việc sử dụng pháp thuật qua các truyền thuyết. Đó là các ghi chép bằng giấy cói cổ nhất hé lộ pháp thuật Ai cập.

Trọng tâm của xã hội Ai Cập cổ đại là các lực lượng tâm linh huyền bí


Thần Anubis, vị thần mình người đầu chó rừng cai quản người chết trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia).

Chính Howard Carter đã ghi chép trong cuốn nhật ký của mình một sự kiện “kỳ lạ” xảy ra vào tháng 5/1926, khi ông nhìn thấy bầy chó rừng cùng chủng loại với thần Anubis, vị thần bảo vệ người đã chết và các lăng mộ, lần đầu tiên sau hơn 35 năm công tác tại vùng sa mạc ở Ai Cập.

Đối với người Ai cập, trọng tâm của xã hội là các lực lượng huyền bí. Họ kết nối với tâm linh, nó là một dạng kiến thức và khoa học áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống hàng ngày.

Vạn vật đều bị chi phối bởi các lực lượng siêu thường. 

Người Ai Cập tin rằng vạn vật đều có linh từ thực vật, động vật, cho đến các vật chất khác, chúng đều có khả năng suy nghĩ. Và vạn vật đều bị chi phối bởi các lực lượng siêu thường.

Mục đích của đời người là nâng cao đời sống tâm linh, và cuộc sống là một chuỗi thực hành chuẩn bị cho con đường tiến đến vĩnh hằng.

Đến cuối đời, người đã mất sẽ trình diện trước Vị chúa tể tối cao, thú nhận những việc đã làm, chắc chắn anh ta đã không làm hại tới người khác khi còn sống.
Theo đó, thần Anubis, người gác cổng của địa ngục, sẽ đánh giá các linh hồn của họ.

Nếu tâm tính của người chết lành mạnh, và tinh khiết, người này sẽ lên chốn vĩnh hằng với thần Osiris. Còn nếu đó là một người xấu, anh ta sẽ bị quỷ ở địa ngục nuốt chửng.

Có thể hiểu lăng mộ chính là nơi bảo vệ cho người đã khuất khỏi bị người sống với các ý đồ đen tối quẫy nhiễu. Những ai quấy nhiễu sự an nghỉ của người đã khuất, của các Pharaon thực chất là đã gây can nhiễu tới việc quay trở lại của họ.

Ba ngàn năm nay người Ai Cập đều hết sức tin tưởng vào điều này. Những người nào không tin mà cố tình đến quẫy nhiễu sẽ nhận lãnh hết thảy mọi hậu quả.

Mặc dù có cảnh báo hay không có cảnh báo nào trên lăng mộ, nhưng kết cục bi thảm luôn hay chờ đợi những vị khách không mời, trong vô minh, trong lòng tham vô đáy cùng dục vọng không đáy, đã hủy hoại và xâm phạm chốn linh thiêng.

Tất cả như muốn nói với chúng ta rằng: kiến thức hữu hạn của khoa học hiện đại thật ra chỉ vô cùng nhỏ bé, trong vô minh và ngạo mạn con người với khoa học kỹ thuật tưởng rằng mình có thể “chinh phục”, hay “khảo cổ”…., nhưng đối với thế giới tâm linh bí ẩn và vĩ đại mà họ còn ngây ngô chưa biết, đó có thể chỉ là hành động “trộm mộ” và “xâm phạm” đáng xử lý mà thôi…Tốt hay xấu, thiện hay ác, nếu chúng ta có thể đứng từ giác độ người đã khuất mà nhận thức, chắc chắn sẽ phân biệt được…

Lê Anh – Hà Phương Linh (theo Epoch Times France)

Xem thêm:

Exit mobile version