Đại Kỷ Nguyên

Thiên hạ đệ tam hành thư Trung Hoa ‘Hàn thực thiếp’ của Tô Thức: Cuộc sống đầy ắp thăng trầm…

“Hàn thực thiếp” hay còn được gọi là “Hoàng Châu hàn thực thi thiếp”, là một tác phẩm được Tô Thức viết vào năm thứ 2 Tống Thần Tông Nguyên Phong (1069). Tác phẩm thể hiện sự trải đời, cuộc sống đầy ắp thăng trầm, tâm cảnh thê lương ảm đạm của tác giả và có sức cảm hóa mãnh liệt lòng người.

Về Tô Đông Pha

Tô Thức (1037 – 1101), tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ, là người Tứ Xuyên. Ông từng đảm nhiệm chức quan Từ Bộ Viên ngoại lang trong thời Tống Thần Tông. Ông cũng đảm nhiệm chức Hàn Lâm học sĩ trong thời Tống Triết Tông. Ông từng rời bỏ quan trường về Hàng Châu, Dĩnh Châu, Huệ Châu, Đam Châu. Cuối cùng ông bị bệnh và chết ở Thường Châu, lấy thụy là Văn Trung (thụy là tên sau khi chết).

Tô Thức (Nguồn ảnh: zh.wikipedia)

Văn chương của Tô Thức nhiều hình ảnh, trôi chảy, mênh mông hào phóng. Ông cùng với Hàn Dũ nhà Đường, Âu Dương Tu nhà Tống, Tô Tuân, Tô Triệt, Vườn An Thạch, Liễu Tông Nguyên, Tăng Củng hợp xưng là “Đường Tống bát đại gia“. Thơ ca của Tô Thức mạnh mẽ hào hùng, cộng với việc ông lại giỏi thư pháp, khải thư. Ông từng học tập thủ pháp của Lý Ung, Từ Hạo, Nhân Chân Khanh, lại vừa có thể tự sáng tạo ra ý tứ mới, cách dùng chữ dồi dào trầm bổng, lại mang nét hồn nhiên khoáng đạt.

“Hàn thực thiếp” – tác phẩm du dương trầm bổng, khí thế dâng trào

Tác phẩm “Hàn thực thiếp” được viết trong năm thứ 2 Tống Thần Tông Nguyên Phong. Lúc đó bài “Ô thai thi án” của ông bị tân đảng bài xích. Thời bấy giờ có hai đảng phái chính trị; Tô Thức theo cựu đảng của Tư Mã Quang; tân đảng là do Vương An Thạch đứng đầu. Tô Thức là người có tính tình cương trực, muốn trừng trị kẻ xấu nên thường không giữ mồm giữ miệng. Vì thế mà sự nghiệp chính trị của ông hay bị người khác dùi vào sơ hở. Sau khi bị bài xích, ông bị tân đảng hãm hại, cách chức đẩy về Hoàng Châu.

(Nguồn ảnh: new.ifeng)

Tại đây ông đã làm hai bài thơ là “Xích Bích Phú” và “Hàn thực thiếp”. Tuy vậy chỉ có “Hàn thực thiếp” là được người đời biết đến. Bài thơ này thê lương đa tình, mờ mịt như khói sương, thổi phồng một bầu không khí ảm đạm. Nó thể hiện thời kỳ tác giả có nhiều phiền muộn. Bài thơ giàu sức cảm hóa mãnh liệt.

Xuyên suốt bài thơ là thư pháp biểu lộ những thăng trầm, cuồn cuộn như muốn hét lên. Tô Thức đem tình cảm ngụ trong những nét bút biến hóa, như nét nhọn, nét xiên, biến đổi xoay vần. Kết cấu các chữ cũng không cố định, lúc lớn lúc nhỏ, lúc thưa lúc dày, có nhẹ có nặng, có rộng có hẹp, thiên biến vạn hóa.

Bàn về thư pháp, bút mực ở đây, có thể nói là phóng khoáng không câu nệ, tung bay uyển chuyển. Tác giả ở trong thư pháp mà vẽ nên ý cảnh, hòa hợp thành một thể. Bản chính của “Hàn thực thiếp” hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.

“Hàn thực thiếp” – Tô Thức (Nguồn ảnh: blog.xuite)

Sau khi ra đời, bài thơ được chuyển đến tay Lệnh Trương Hạo – huyện lệnh của huyện Vĩnh An, Hà Nam. Bởi Trương Hạo cùng với Tô Thức từng quen biết. Sau đó Trương Hạo đưa bài thơ đến Tứ Xuyên gặp Hoàng Đình Kiên. Khi Hoàng Đình Kiên xem xong bài thơ liền ngã xuống, vì ông cảm nhận được cảm xúc mạnh mẽ của Tô Thức khi viết.

Bài thơ biểu lộ thần phẩm có một không hai

Tất cả những nhà giám định ở các triều đại sau đều ca ngợi “Hàn thực thiếp”, rằng đó là một “thần phẩm” hấp dẫn. Năm đầu thời Nam Tống, cháu trai của Trương Hạo là Trương Diễn đã bình về bài thơ như sau: “Lão Tiên (chỉ Tô Thức) văn bút cao bay, chói sáng trời cao, vân hà chi lệ (đẹp như mây trắng).”

Họa gia Đổng Kỳ Xương thời Minh đã viết lời bình, khen ngợi:

Cuộc đời Tô Thức tiên sinh không có dưới ba mươi cuốn văn thư, nhưng tất cả chỉ làm nền cho bài thơ này“.

Lời đề phía sau “Hàn thực thiếp” của Hoàng Đình Kiên (Nguồn ảnh: yberisland.teldap.tw)

Về sau “Hàn thực thiếp” được thu hồi vào nội phủ nhà Thanh. Năm thứ 13 Càn Long đế, Càn Long tự mình đề bạt đằng sau bài thơ:

Thư pháp của Đông Pha đẹp đẽ phóng khoáng. Bài thơ này được viết ngày ở Hoàng Châu, đây chính là cái gọi là vô ý mà thành giai thoại…

Vì tác phẩm này có rất nhiều lời khen ngợi, nên thế nhân đem “Hàn thực thiếp” cùng với “Lan đình tự” của Vương Hy Chi, và “Tế chất văn tảo” của Nhan Chân Khanh hợp xưng thành “Thiên hạ tam đại hành thư“.

Bài thơ “Hàn thực thiếp”

Phần 1:

Tự ngã lai Hoàng Châu, dĩ quá tam hàn thực,

Niên niên dục tích xuân, xuân khứ bất dung tích.

Kim niên hựu khổ vũ, dữ nguyệt thu tiêu sắt.

Ngọa văn hải đường hoa, nê ô yến chi tuyết.

Ám trung thâu phụ khứ, dạ bán chân hữu lực.

Hà thù bệnh thiểu niên, bệnh khởi đầu dĩ bạch.

 

Dịch nghĩa:

Tôi đến Hoàng Châu, đã qua ba cái tết hàn thực

Hàng năm đều luyến tiếc xuân, xuân đi không cho tiếc.

Năm nay vừa khổ vừa mưa, cùng tháng thu xào xạc.

Nằm ngửi hoa hải đường, chim yến trên tuyết.

Âm thầm lấy trộm, nửa đêm thật có sức lực.

Hà cớ gì bệnh thiếu niên, bệnh ngẩng đầu lên tóc đã trắng.

(Nguồn ảnh: 9610)

Phần 2

Xuân giang dục nhập hộ, vũ thế lai bất dĩ.

Tiểu ốc như ngư chu, mông mông thủy vân lý.

Không bào chử hàn thái, phá táo thiêu thấp vi.

Na tri thị hàn thực, đãn kiến điểu hàm chỉ.

Quân môn thâm cửu trọng, phần mộ tại vạn lý.

Dã nghĩ khốc đồ cùng, tử hôi xuy bất khởi.

Dịch nghĩa:

Nước sống mùa xuân muốn vào cửa nhà, mưa rơi không dứt.

Phòng nhỏ như chiếc thuyền đánh cá, mưa lất phất, nước hồ tràn vào trong.

Vào bếp nấu món ăn hàn thực, bếp vỡ, lau sậy cũng ẩm.

Nào đâu là tết hàn thực, chỉ thấy chim ngậm trang giấy.

Cửa vào quân nhân sâu chín trọng, mộ phần ở vạn dặm.

Cũng khóc cho kẻ nghèo hèn, tro tàn thổi không lên.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

Xem thêm:

Exit mobile version