Đại Kỷ Nguyên

Tinh hoa nghệ thuật Phục hưng: Chiêm ngưỡng những ‘bảo vật’ vi khắc gỗ hoàng dương

vi khắc gỗ

Ngay khi xuất hiện, các tác phẩm được chạm khắc gỗ hoàng dương siêu nhỏ vô cùng tinh tế đã khiến người xem phải bối rối, sửng sốt với tay nghề đỉnh cao vượt giới hạn người thường cũng như những mô tả về tôn giáo, thiên đường, địa ngục v.v.

Vi khắc (điêu khắc siêu nhỏ) gỗ hoàng dương được coi là loại hình nghệ thuật đỉnh cao bậc nhất được tạo ra ở Hà Lan vào thế kỷ XVI. Hiện nay, trên toàn thế giới chỉ mới phát hiện được khoảng hơn 100 các tác phẩm, đa số là chuỗi hạt cầu nguyện, mặt dây chuyền hoặc là đồ thờ nguyện v.v. Kỹ thuật chế tạo ra những “trân phẩm” này vẫn luôn là “bài toán” khó với các nhà nghệ thuật, cũng như các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này bởi chúng nhỏ đến mức người ta phải dùng kính hiển vi, thậm chí là quét ảnh CT để có thể quan sát được cấu trúc bên trong đó.  

Các bức điêu khắc rất tinh vi nhưng lại chỉ nhỏ bằng bàn tay. (Ảnh: Colossal)

Theo nghiên cứu, các sản phẩm vi khắc gỗ được tạo ra trong khoảng giữa thế kỷ XV và thế kỷ XVI ở vùng Flanders (Bỉ) hoặc ở Hà Lan, phát triển rực rỡ dưới thời kỳ Phục Hưng.

Thời kỳ này, sự trỗi dậy của tầng lớp giàu có và có tiếng nói trong xã hội đã tạo ra một làn sóng xây dựng nên nền văn hóa mới, họ coi trọng các giá trị “chân”, “thiện”, họ có chính tín vào Thần, bởi vậy, các tác phẩm thời kỳ này vừa được chế tác tinh mỹ, lại vừa mang theo những câu chuyện, những bài học trong tôn giáo, liên quan đến Chúa, Đức Mẹ v.v. đều rất được ưa chuộng.

Một trong những cổ vật nổi tiếng nhất hiện nay, đó chính là chuỗi tràng hạt cầu nguyện của vua Henry XIII (Anh) và người vợ đầu tiên của ông, Catherine of Aragon. 

Chuỗi tràng hạt Chatsworth Rosary, kích thước: 47,2 cm x 5,7 cm (chiều dài x đường kính) (Ảnh: Art Gallery of Ontario)
Ảnh chi tiết “cây thánh giá” của chuỗi tràng hạt.

Đây thường là hàng đặt riêng cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu, như giáo sĩ, hoàng gia, thương nhân v.v. nên mỗi món gỗ hoàng dương vi khắc này còn mang ý nghĩa đại biểu cho thân phận và địa vị của người sở hữu trong xã hội.

Tuy nhiên chỉ sau vài chục năm, loại hình nghệ thuật này đã biến mất hoàn toàn, không còn ghi chép gì về nghệ nhân đã tạo ra chúng, cũng như kỹ thuật chế tác đã hoàn toàn trở nên thất truyền. Ngày nay, người ta phải thông qua những kỹ thuật tiên tiến hiện đại mới phát hiện ra kết cấu bên trong đó có bao nhiêu tinh tế.

“Loại hình nghệ thuật này thách thức sự hiểu biết của con người hiện đại”, theo ông Alexandra Suda, phụ trách nghệ thuật châu Âu của Phòng trưng bày nghệ thuật Ontario (AGO) ở Toronto, Canada, “Nhỏ như vậy, vi diệu như vậy, chúng đại diện cho tiềm năng vô hạn cho sự sáng tạo của con người thời bấy giờ”.

“Đại diện cho tiềm năng vô hạn của sự sáng tạo của con người thời bấy giờ”. (Ảnh: Art Gallery of Ontario)

Thời Phục Hưng, Công giáo phát triển rất mạnh mẽ, vì vậy hầu hết các loại hình nghệ thuật, hội hoa, điêu khắc, âm nhạc v.v. đều có ảnh hưởng của tôn giáo, và các chủ đề cũng thường xoay quanh Chúa, các câu chuyện cổ trong “Kinh thánh” v.v.

Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật có “một không hai” này:

Hạt châu khắc họa cảnh “Đức mẹ ôm Chúa Giê-su trong vòng tay”, cao 3cm. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York)
Hạt châu khắc họa cảnh “Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá tự”. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York)
Hạt châu cầu nguyện miêu tả cảnh “Đại thẩm phán cuối cùng”. (Ảnh: Art Gallery of Ontario)
Mặt huy chương miêu tả cảnh “Chúa Giê-su bị Judas phản bội”. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York)
Tranh gập đôi cảnh “ngày Chúa giáng sinh”. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York)
Bức phù điêu cao 15 cm hình bàn thờ ghép 3 hiện đang được bảo tồn ở bảo tàng Cloister, New York. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York)
Ảnh chi tiết phóng to phía trên bức điêu khắc là cảnh “Chúa Giê-su bị đóng đinh”.
Ảnh chi tiết phóng to phần giữa bức điêu khắc là cảnh “Phục sinh của Chúa”.

Theo EpochTimes.com

Trâm Anh biên dịch

Clip hay:

Exit mobile version