Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức tứ tấu đàn dây ‘String Quartet No. 16’ của Beethoven

String Quartet No. 16 cung Fa trưởng, Op. 135 của Beethoven được viết vào tháng 10 năm 1826 là tác phẩm lớn cuối cùng ông hoàn thành. Chỉ có chương cuối cùng của Bộ tứ Op. 130, được viết như là một thay thế cho Große Fuge, được sáng tác sau đó. Và Op. 135 được nhóm tứ tấu Schuppanzigh công diễn vào tháng 3 năm 1828, một năm sau cái chết của Beethoven.

Tác phẩm ở quy mô nhỏ hơn so với các bộ tứ khác của Beethoven. Theo các hợp âm chậm giới thiệu trong chương cuối cùng.

String Quartet No. 16 gồm 4 chương:

Chương 1: Allegretto (F major)
Chương 2: Vivace (F major)
Chương 3: Lento assai, cantante e tranquillo (D♭ major)
Chương 4: Der schwer gefaßte Entschluß. Grave, ma non troppo tratto (Muss es sein?) – Allegro (Es muss sein!) – Grave, ma non troppo tratto – Allegro (F minor – F major)

Với thời lượng biểu diễn trọn vẹn từ 22 đến 25 phút.

Clip là trọn tác phẩm biểu diễn bởi nhóm tứ tấu Quatuor Mosaïques gồm 4 nghệ sỹ: Erich Höbarth, Andrea Bischof, Anita Mitterer, Christophe Coin.

Chương 1 được chơi với nhịp độ nhanh Allegretto, trên cung giọng Fa trưởng. Và mặc dù là mầu sắc giọng trưởng tươi sáng, nhưng những câu nhạc chủ đề của chương luôn toát lên một vẻ buồn man mát khiến xao xuyến lòng người. Tuy nhiên, phong cách của tác giả vẫn nổi bật chất trí tuệ lãng mạn mạnh mẽ đặc trưng, những nét vui lạc quan được bổ sung vô cùng cân đối và uyển chuyển.

Ảnh minh họa: wallpaperflare.com

Chương 2 được chơi với nhịp độ Vivace nhanh hơn chương 1, cung giọng chủ vẫn là Fa trưởng. Và chương này toát lên sự tương phản trong sáng giữa các mảng âm thanh trầm với cao rất rõ nét, từ đó làm nổi bật sự lạc quan thông thái của nội tâm, điều mà trong chương 1 còn thiếu.

Chương 3 là tiếng lòng chất đầy tình yêu bao la và được bao phủ bởi nỗi buồn chất chứa trong những rung cảm bồi hồi, khiến thính giả như chìm vào chốn vô tận mà cô đơn còn đó. Nhịp độ của tác phẩm là chậm: Lento assai, cantante e tranquillo, và cung nhạc đã hạ thấp xuống thành Rê giáng trưởng.

Ảnh minh họa: Flickr

Chương 4 đã mở đầu bằng câu nhạc chủ đề với nhịp độ chậm, mà kịch tính của nó thì vô cùng bi thương, những tưởng rằng tác giả sẽ vẽ nên những đau đớn quá mức, nhưng thật bất ngờ vì những nét nhạc tươi vui hào phóng bỗng rực sáng thế chỗ cho mọi lối mòn của cảm tưởng tư duy

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương

Exit mobile version